Lục Yên là địa phương có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản như: đá vôi trắng với trữ lượng khoảng 270 triệu mét khối; đá vôi làm vật liệu thông thường trữ lượng khoảng 135 triệu mét khối, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện.
Công nhân làm việc tại mỏ đá Già Khao, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên của Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam
Để bảo đảm các hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản liên quan cho cán bộ, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản được UBND huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, do đó, tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép được ngăn chặn, đẩy lùi, ý thức của nhân dân trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được nâng cao.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khoáng sản. Tuy nhiên, vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Lục Yên xảy ra một số vụ việc liên quan đến việc người dân địa phương phản đối, ngăn chặn hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có giấy phép của các doanh nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: các quy định về trình tự, thủ tục trong thăm dò, khai thác còn nhiều bất cập; một số doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng do các hoạt động khai thác; nhận thức của một bộ phận người dân về Luật Khoáng sản và các văn bản có liên quan còn nhiều hạn chế; một số khu vực thăm dò gần nguồn nước, khu dân cư, khu thờ cúng tâm linh của người dân (khu vực Nà Kèn, xã Lâm Thượng)...
Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền huyện Lục Yên đã triển khai vận động nhân dân, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân liên quan đến hoạt động khoáng sản. Tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, nghe các ý kiến, kiến nghị của nhân dân; đồng thời, tuyên truyền để nhân dân nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
Bà Hoàng Thị Thanh ở thôn Nà Dụ, xã An Phú cho biết: "Những nội dung tuyên truyền rất thiết thực, giúp chúng tôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh, tránh xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật”.
Ông Phạm Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã An Phú, cho biết: "Cùng với việc tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân, huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những điểm mới trong Luật Khoáng sản, Luật Môi trường cho 100% các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn”.
Thời gian tới, Lục Yên tiếp tục làm tốt công tác phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm, bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, khai thác trong phạm vi được cấp phép.
Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, huyện khuyến khích người dân phản ánh những sai phạm của các doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết và xử lý, tạo môi trường an toàn, thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2283 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Lục Yên là địa phương có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản như: đá vôi trắng với trữ lượng khoảng 270 triệu mét khối; đá vôi làm vật liệu thông thường trữ lượng khoảng 135 triệu mét khối, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Để bảo đảm các hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản liên quan cho cán bộ, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản được UBND huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao, do đó, tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép được ngăn chặn, đẩy lùi, ý thức của nhân dân trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được nâng cao.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khoáng sản. Tuy nhiên, vài năm gần đây, trên địa bàn huyện Lục Yên xảy ra một số vụ việc liên quan đến việc người dân địa phương phản đối, ngăn chặn hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có giấy phép của các doanh nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: các quy định về trình tự, thủ tục trong thăm dò, khai thác còn nhiều bất cập; một số doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng do các hoạt động khai thác; nhận thức của một bộ phận người dân về Luật Khoáng sản và các văn bản có liên quan còn nhiều hạn chế; một số khu vực thăm dò gần nguồn nước, khu dân cư, khu thờ cúng tâm linh của người dân (khu vực Nà Kèn, xã Lâm Thượng)...
Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền huyện Lục Yên đã triển khai vận động nhân dân, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân liên quan đến hoạt động khoáng sản. Tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, nghe các ý kiến, kiến nghị của nhân dân; đồng thời, tuyên truyền để nhân dân nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
Bà Hoàng Thị Thanh ở thôn Nà Dụ, xã An Phú cho biết: "Những nội dung tuyên truyền rất thiết thực, giúp chúng tôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh, tránh xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật”.
Ông Phạm Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã An Phú, cho biết: "Cùng với việc tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân, huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những điểm mới trong Luật Khoáng sản, Luật Môi trường cho 100% các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn”.
Thời gian tới, Lục Yên tiếp tục làm tốt công tác phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm, bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, khai thác trong phạm vi được cấp phép.
Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, huyện khuyến khích người dân phản ánh những sai phạm của các doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết và xử lý, tạo môi trường an toàn, thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.