Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra một số vụ bạo lực học đường ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa ra Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị thuộc Bộ khẩn trương triển khai một số công việc nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ bạo lực học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.
Chỉ thị nêu rõ, tại các cơ sở giáo dục, thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
Các nhà trường cần xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ; đồng thời, cần phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; đồng thời lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực, trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp.
Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường; bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học…
Nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục; xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội.
Các trường tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục…
Các trường sư phạm cần nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường…
823 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra một số vụ bạo lực học đường ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa ra Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị thuộc Bộ khẩn trương triển khai một số công việc nhằm tăng cường các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ bạo lực học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.
Chỉ thị nêu rõ, tại các cơ sở giáo dục, thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
Các nhà trường cần xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ; đồng thời, cần phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; đồng thời lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực, trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp.
Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường; bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học…
Nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục; xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội.
Các trường tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục…
Các trường sư phạm cần nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường…
Các bài khác
- Tăng cường giám sát xây dựng, tu bổ công trình di tích văn hóa, tôn giáo (18/04/2019)
- Quy định mới về giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công (14/04/2019)
- Quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Luật Tố cáo (13/04/2019)
- Thí điểm không gửi bản giấy 21 loại văn bản điện tử đã ký số (11/04/2019)
- Tăng cường phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em (11/04/2019)
- Tạo thuận lợi cho thanh niên phát triển năng lực (10/04/2019)
- Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả (09/04/2019)
- Tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng - Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái lần thứ XV, năm 2019 vào trung tuần tháng 6/2019 (08/04/2019)
- Phân bổ 404.760 kg gạo cứu đói giáp hạt năm 2019 cho 7 địa phương trong tỉnh (08/04/2019)
- Tăng cường chỉ đạo, ngăn ngừa, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo (06/04/2019)
Xem thêm »