CTTĐT - Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội các cấp trong việc tham gia đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân tiến tới 100% hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn.
Cán bộ Trạm khuyến nông huyện Trạm Tấu hướng dẫn nông dân xã Xà Hồ nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại lúa
Theo đó sẽ tăng cường tuyên truyền,
vận động hội viên nông dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách và các
quy định pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến
nông lâm thủy sản an toàn. Quán triệt các nội dung, giải pháp của Chỉ thị số
08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày
09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về
an toàn thực phẩm; Nghị quyết số 27-NQ/HNDTW ngày
29/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tăng cường tuyên truyền, vận động
nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn.
Tuyên truyền, phổ biến những quy định xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
như Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; các nội dung tại Điều 317 Bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13 quy định về tội vi phạm quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đa dạng hóa các hình thức, nâng cao
chất lượng thông tin tuyên truyền, vận động hội viên,
nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn như: Tổ chức hội nghị
chuyên đề; thông qua hội nghị triển khai công tác Hội; các buổi sinh hoạt chi,
tổ Hội; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; các lớp chuyển giao
KHKT, tư vấn học nghề; thông qua các hội thi thể thao - văn nghệ; qua Bản tin
nội bộ và trang thông tin điện tử tỉnh Hội và các phương tiện thông tin đại
chúng như Báo, đài PTTH, hệ thống loa phát thanh ở cơ sở ...;Phối
hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn
cho nông dân sử dụng đúng quy định, kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn
nuôi và phân bón trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; Phát động phong
trào rộng khắp trong nông dân về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông sản thực
phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; Tổ chức cho hội viên, nông dân đăng ký, cam
kết thực hiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến nông sản an toàn thực
phẩm; Các cấp Hội tăng cường sâu sát cơ sở, nắm bắt và phản ảnh kịp thời tình
hình nông nghiệp, nông thôn; những khó khăn, vướng mắc của hội viên nông dân về
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an
toàn.
Trong công tác xây dựng và nhân rộng
các mô hình nông nghiệp, thủy sản an toàn; quảng bá, hỗ trợ nông dân tiêu thụ
nông sản an toàn: Các cấp hội sẽ tổ chức triển khai phong trào nông dân thi sản
xuất kinh doanh giỏi phải gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. Các chương trình,
mô hình, dự án về trồng trọt, chăn nuôi do các cấp Hội triển khai phải đảm bảo
đúng quy trình, kỹ thuật an toàn thực phẩm; Duy trì, nhân rộng các mô hình sản
xuất nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình, kỹ thuật an toàn thực phẩm, ứng
dụng chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học công
nghệ tiên tiến; mô hình tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản an
toàn. Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài
nước tạo điều kiện về kỹ thuật, chuyên môn, nguồn lực để xây dựng các mô hình
sản xuất, chế biến kinh doanh nông sản an toàn; chủ động phối hợp, hỗ trợ chứng
nhận các hộ nông dân, tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản an
toàn; Phối hợp tổ chức
các sự kiện, hội chợ, bình chọn, quảng bá, tôn vinh nông dân có thành tích xuất
sắc, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp chất lượng an toàn; hỗ trợ nông dân xây dựng
chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Đối với tham gia giám sát việc chấp
hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở nông thôn: Các cấp Hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ
trì, phối hợp giám sát công tác quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật. Giám sát hộ nông dân trong quá trình
chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản chế biến bảo đảm an toàn nông sản thực phẩm. Vận động nông dân tích cực đấu
tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt là
các hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực
phẩm. Tham gia phản
biện, xây dựng chính sách bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nông dân, đề
xuất biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân thông tin sai sự thật gây thiệt hại
đến sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:
- 100% huyện, thị, thành Hội và cơ sở Hội trong tỉnh phát
động và tổ chức triển khai phong trào “Nông
dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn” có hiệu
quả, thiết thực.
- Hàng năm, 100% các chi, tổ Hội tổ chức tuyên truyền,
phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm cho
hội viên, nông dân.
- 100% hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký,
cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm và có từ 60% hộ đăng ký được công nhận.
- 100% các dự án, mô hình, tổ, nhóm nông dân do các cấp
Hội xây dựng, tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm
và duy trì phát triển bền vững.
|
1641 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội các cấp trong việc tham gia đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân tiến tới 100% hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn.
Theo đó sẽ tăng cường tuyên truyền,
vận động hội viên nông dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách và các
quy định pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến
nông lâm thủy sản an toàn. Quán triệt các nội dung, giải pháp của Chỉ thị số
08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày
09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về
an toàn thực phẩm; Nghị quyết số 27-NQ/HNDTW ngày
29/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tăng cường tuyên truyền, vận động
nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn.
Tuyên truyền, phổ biến những quy định xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
như Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; các nội dung tại Điều 317 Bộ
luật hình sự số 100/2015/QH13 quy định về tội vi phạm quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đa dạng hóa các hình thức, nâng cao
chất lượng thông tin tuyên truyền, vận động hội viên,
nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn như: Tổ chức hội nghị
chuyên đề; thông qua hội nghị triển khai công tác Hội; các buổi sinh hoạt chi,
tổ Hội; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; các lớp chuyển giao
KHKT, tư vấn học nghề; thông qua các hội thi thể thao - văn nghệ; qua Bản tin
nội bộ và trang thông tin điện tử tỉnh Hội và các phương tiện thông tin đại
chúng như Báo, đài PTTH, hệ thống loa phát thanh ở cơ sở ...;Phối
hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn
cho nông dân sử dụng đúng quy định, kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn
nuôi và phân bón trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; Phát động phong
trào rộng khắp trong nông dân về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông sản thực
phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; Tổ chức cho hội viên, nông dân đăng ký, cam
kết thực hiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến nông sản an toàn thực
phẩm; Các cấp Hội tăng cường sâu sát cơ sở, nắm bắt và phản ảnh kịp thời tình
hình nông nghiệp, nông thôn; những khó khăn, vướng mắc của hội viên nông dân về
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an
toàn.
Trong công tác xây dựng và nhân rộng
các mô hình nông nghiệp, thủy sản an toàn; quảng bá, hỗ trợ nông dân tiêu thụ
nông sản an toàn: Các cấp hội sẽ tổ chức triển khai phong trào nông dân thi sản
xuất kinh doanh giỏi phải gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. Các chương trình,
mô hình, dự án về trồng trọt, chăn nuôi do các cấp Hội triển khai phải đảm bảo
đúng quy trình, kỹ thuật an toàn thực phẩm; Duy trì, nhân rộng các mô hình sản
xuất nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình, kỹ thuật an toàn thực phẩm, ứng
dụng chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học công
nghệ tiên tiến; mô hình tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản an
toàn. Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài
nước tạo điều kiện về kỹ thuật, chuyên môn, nguồn lực để xây dựng các mô hình
sản xuất, chế biến kinh doanh nông sản an toàn; chủ động phối hợp, hỗ trợ chứng
nhận các hộ nông dân, tổ, nhóm, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản an
toàn; Phối hợp tổ chức
các sự kiện, hội chợ, bình chọn, quảng bá, tôn vinh nông dân có thành tích xuất
sắc, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp chất lượng an toàn; hỗ trợ nông dân xây dựng
chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Đối với tham gia giám sát việc chấp
hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở nông thôn: Các cấp Hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ
trì, phối hợp giám sát công tác quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật. Giám sát hộ nông dân trong quá trình
chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản chế biến bảo đảm an toàn nông sản thực phẩm. Vận động nông dân tích cực đấu
tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt là
các hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực
phẩm. Tham gia phản
biện, xây dựng chính sách bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nông dân, đề
xuất biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân thông tin sai sự thật gây thiệt hại
đến sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:
- 100% huyện, thị, thành Hội và cơ sở Hội trong tỉnh phát
động và tổ chức triển khai phong trào “Nông
dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn” có hiệu
quả, thiết thực.
- Hàng năm, 100% các chi, tổ Hội tổ chức tuyên truyền,
phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm cho
hội viên, nông dân.
- 100% hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký,
cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm và có từ 60% hộ đăng ký được công nhận.
- 100% các dự án, mô hình, tổ, nhóm nông dân do các cấp
Hội xây dựng, tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm
và duy trì phát triển bền vững.