CTTĐT - Qua gần chục năm sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, thị xã Nghĩa Lộ đã hình thành được vùng lúa sản xuất lúa hàng hóa trên 500 ha/1 vụ tập trung, phân bổ tại 7/7 xã, phường. Với năng suất và chất lượng vượt trội, từng bước hình thành được thương hiệu gạo Mường Lò.
Lúa gạo Mường Lò đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường
Thực hiện Quyết
định 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/5/2008 của UBND tỉnh Yên Bái về ban hành chính
sách đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2008
- 2010. Vụ mùa năm 2008, thị xã Nghĩa Lộ
đã triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa, với diện tích 500 ha, tại 7
xã, phường, với cơ cấu gồm các giống lúa chất lượng cao như: Nghi Hương 305, Hương
Chiêm, Séng Cù. Đây là những giống lúa có năng
suất cao, chất lượng tốt; Sau khi thu
hoạch, sản phẩm có giá bán cao, người dân rất phấn khởi.
Gia
đình ông Điêu Văn Sai - Thôn Đêu 4, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ là gia đình đi
tiên phong trong dự án sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, năm 2008 gia đình
ông áp dụng trên toàn bộ diện tích 2.000m2 ruộng. Ông Điêu Văn Sai cho biết:
“Sau nhiều vụ trồng tại ruộng, gia đình nhận thấy đây là một mô hình sản xuất
lúa rất có hiệu quả, năng suất và giá trị kinh tế cao từ 2 - 3 lần so với cấy
lúa thuần bằng phương pháp truyền thống.
Cả xã
Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ vụ nào cũng có hơn 50% số hộ tham gia trồng lúa hàng
hóa, tương ứng với hơn 50% tổng diện tích đất 2 vụ lúa của xã. Ông Vì Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An
cho biết: Việc sản xuất lúa hàng hóa không chỉ phải tuân thủ sử dụng giống lúa
có chất lượng cao, mà người dân còn phải tuân thủ các kỹ thuật từ làm đất, kỹ
thuật ngâm ủ giống đến kỹ thuật cấy. Tuy nhiên, hiệu quả thì cao hơn rất rõ
rệt. Điển hình như vụ Đông Xuân 2016 vừa qua, năng suất lúa của xã ước đạt 65 -
70 tạ/ha, giá trị cao gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần.
Bà Lê Thị Kim
Hoa - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ cho biết:: Qua
8 năm thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hóa, thị
xã Nghĩa Lộ vẫn phát triển và duy trì bền vững vùng sản xuất lúa hàng hóa với
cơ cấu giống chủ lực là giống Hương chiêm và Séng cù; Diện tích bình quân hàng
năm đạt 1.050 ha/năm, sản lượng bình quân đạt trên 5.500 tấn; với sản lượng đạt
được đã góp phần nâng cao giá trị nhu nhập trên ha đất canh tác (năm 2015 đạt
128 triệu đồng/ha); Giống lúa thuần năng suất không cao nhưng chất lượng rất
tốt, giá bán cao và được người tiêu dùng ưu chuộng; 2 giống Hương chiêm và Séng
cù đã được nhân dân sản xuất lâu đời trên địa bàn thị xã; thị xã chọn 2 giống
lúa này vì là giống lúa thuần có tiếng lâu đời tại địa phương và không phụ
thuộc vào nguồn cung ứng giống từ nước ngoài.
Chưa kể thông
qua sản xuất lúa hàng hóa người dân trong vùng dự án còn được tiếp cận với tiến
bộ kỹ thuật mới trong sản xuất như: Sử dụng các giống mới cho năng suất chất
lượng cao, kỹ thuật canh tác từ khâu gieo hạt đến khâu thu hoạch (cấy mạ non, bón phân cân đối hợp lý, sử dụng
phân viên nén dúi sâu, tưới tiêu khoa học...). Từ đó, bước đầu đã làm
thay đổi tư duy sản xuất của người dân, từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hóa. Việc sản xuất lúa hàng hóa cũng thúc đẩy tăng sản lượng và tăng
nhanh giá trị sản xuất trên 01 ha đất
canh tác góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia
đình, từ đó góp phần đẩy nhanh giảm nghèo trên địa bàn thị xã.
Để có
kết quả như vậy, hàng năm ngoài đề ra mục tiêu sản xuất lúa hàng hóa cụ thể,
với cơ cấu giống lúa chất lượng cao. Thị xã Nghĩa Lộ còn chú trọng xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: đầu tư mạnh mẽ, các tuyến kênh mương phục
vụ công tác tưới tiêu, sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa. Hệ thống giao thông
nội đồng được đầu tư mới và sửa chữa thuận tiện cho sản xuất. Công tác chỉ đạo
sản xuất mùa vụ luôn duy trì tập trung và có kế hoạch về thời vụ, lịch gieo
cấy, cơ cấu giống.
Với mục tiêu, duy trì bền vững vùng
sản xuất hàng hóa đạt từ 500 ha/vụ trở lên. Năng suất bình quân phấn đấu đạt từ
58 tạ/ha/năm, sản lượng đạt 5.800 tấn/ năm, thu nhập/ ha sản xuất lúa hàng hóa
2 vụ đạt 150 triệu đồng trở lên. Thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục tăng cường công tác
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ
ỷ lại trong nhân dân nhằm thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất tập
trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, bền vững. Chỉ đạo mùa vụ tập trung, quy hoạch ổn định vùng sản xuất
lúa hàng hóa với cơ cấu chỉ từ 1 - 2 loại giống chất lượng cao để có vùng nguyên
liệu ổn định tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò. Tăng cường công tác
khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học,kỹ thuật mới cho nông dân, đẩy
mạnh ứng dụng bón phân viên nén dúi sâu cho lúa; làm tốt công tác dự tính, dự
báo, bảo vệ thực vật cho lúa. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan
chuyên môn, các ban ngành đoàn thể từ thị xã đến cơ sở, UBND các xã, phường
trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất lúa hàng hóa. Năm 2016 thị xã
Nghĩa Lộ sẽ chỉ dẫn địa lý cho gạo vùng xánh đồng Mường Lò, với 2 giống lúa đưa
vào chỉ dẫn đó là Hương chiêm và Séng cù; thông qua chỉ dẫn địa lý nâng cao vị
thế gạo Mường Lò, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, được gắn nhãn mác và
được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi cả nước.
908 lượt xem
Thùy Hương – Xuân Tỉnh (Đài TT – TH Thị xã Nghĩa Lộ)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Qua gần chục năm sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, thị xã Nghĩa Lộ đã hình thành được vùng lúa sản xuất lúa hàng hóa trên 500 ha/1 vụ tập trung, phân bổ tại 7/7 xã, phường. Với năng suất và chất lượng vượt trội, từng bước hình thành được thương hiệu gạo Mường Lò.
Thực hiện Quyết
định 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/5/2008 của UBND tỉnh Yên Bái về ban hành chính
sách đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2008
- 2010. Vụ mùa năm 2008, thị xã Nghĩa Lộ
đã triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa, với diện tích 500 ha, tại 7
xã, phường, với cơ cấu gồm các giống lúa chất lượng cao như: Nghi Hương 305, Hương
Chiêm, Séng Cù. Đây là những giống lúa có năng
suất cao, chất lượng tốt; Sau khi thu
hoạch, sản phẩm có giá bán cao, người dân rất phấn khởi.
Gia
đình ông Điêu Văn Sai - Thôn Đêu 4, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ là gia đình đi
tiên phong trong dự án sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, năm 2008 gia đình
ông áp dụng trên toàn bộ diện tích 2.000m2 ruộng. Ông Điêu Văn Sai cho biết:
“Sau nhiều vụ trồng tại ruộng, gia đình nhận thấy đây là một mô hình sản xuất
lúa rất có hiệu quả, năng suất và giá trị kinh tế cao từ 2 - 3 lần so với cấy
lúa thuần bằng phương pháp truyền thống.
Cả xã
Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ vụ nào cũng có hơn 50% số hộ tham gia trồng lúa hàng
hóa, tương ứng với hơn 50% tổng diện tích đất 2 vụ lúa của xã. Ông Vì Ngọc Chình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An
cho biết: Việc sản xuất lúa hàng hóa không chỉ phải tuân thủ sử dụng giống lúa
có chất lượng cao, mà người dân còn phải tuân thủ các kỹ thuật từ làm đất, kỹ
thuật ngâm ủ giống đến kỹ thuật cấy. Tuy nhiên, hiệu quả thì cao hơn rất rõ
rệt. Điển hình như vụ Đông Xuân 2016 vừa qua, năng suất lúa của xã ước đạt 65 -
70 tạ/ha, giá trị cao gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần.
Bà Lê Thị Kim
Hoa - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ cho biết:: Qua
8 năm thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hóa, thị
xã Nghĩa Lộ vẫn phát triển và duy trì bền vững vùng sản xuất lúa hàng hóa với
cơ cấu giống chủ lực là giống Hương chiêm và Séng cù; Diện tích bình quân hàng
năm đạt 1.050 ha/năm, sản lượng bình quân đạt trên 5.500 tấn; với sản lượng đạt
được đã góp phần nâng cao giá trị nhu nhập trên ha đất canh tác (năm 2015 đạt
128 triệu đồng/ha); Giống lúa thuần năng suất không cao nhưng chất lượng rất
tốt, giá bán cao và được người tiêu dùng ưu chuộng; 2 giống Hương chiêm và Séng
cù đã được nhân dân sản xuất lâu đời trên địa bàn thị xã; thị xã chọn 2 giống
lúa này vì là giống lúa thuần có tiếng lâu đời tại địa phương và không phụ
thuộc vào nguồn cung ứng giống từ nước ngoài.
Chưa kể thông
qua sản xuất lúa hàng hóa người dân trong vùng dự án còn được tiếp cận với tiến
bộ kỹ thuật mới trong sản xuất như: Sử dụng các giống mới cho năng suất chất
lượng cao, kỹ thuật canh tác từ khâu gieo hạt đến khâu thu hoạch (cấy mạ non, bón phân cân đối hợp lý, sử dụng
phân viên nén dúi sâu, tưới tiêu khoa học...). Từ đó, bước đầu đã làm
thay đổi tư duy sản xuất của người dân, từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hóa. Việc sản xuất lúa hàng hóa cũng thúc đẩy tăng sản lượng và tăng
nhanh giá trị sản xuất trên 01 ha đất
canh tác góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia
đình, từ đó góp phần đẩy nhanh giảm nghèo trên địa bàn thị xã.
Để có
kết quả như vậy, hàng năm ngoài đề ra mục tiêu sản xuất lúa hàng hóa cụ thể,
với cơ cấu giống lúa chất lượng cao. Thị xã Nghĩa Lộ còn chú trọng xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: đầu tư mạnh mẽ, các tuyến kênh mương phục
vụ công tác tưới tiêu, sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa. Hệ thống giao thông
nội đồng được đầu tư mới và sửa chữa thuận tiện cho sản xuất. Công tác chỉ đạo
sản xuất mùa vụ luôn duy trì tập trung và có kế hoạch về thời vụ, lịch gieo
cấy, cơ cấu giống.
Với mục tiêu, duy trì bền vững vùng
sản xuất hàng hóa đạt từ 500 ha/vụ trở lên. Năng suất bình quân phấn đấu đạt từ
58 tạ/ha/năm, sản lượng đạt 5.800 tấn/ năm, thu nhập/ ha sản xuất lúa hàng hóa
2 vụ đạt 150 triệu đồng trở lên. Thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục tăng cường công tác
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ
ỷ lại trong nhân dân nhằm thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất tập
trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, bền vững. Chỉ đạo mùa vụ tập trung, quy hoạch ổn định vùng sản xuất
lúa hàng hóa với cơ cấu chỉ từ 1 - 2 loại giống chất lượng cao để có vùng nguyên
liệu ổn định tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Mường Lò. Tăng cường công tác
khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học,kỹ thuật mới cho nông dân, đẩy
mạnh ứng dụng bón phân viên nén dúi sâu cho lúa; làm tốt công tác dự tính, dự
báo, bảo vệ thực vật cho lúa. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan
chuyên môn, các ban ngành đoàn thể từ thị xã đến cơ sở, UBND các xã, phường
trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất lúa hàng hóa. Năm 2016 thị xã
Nghĩa Lộ sẽ chỉ dẫn địa lý cho gạo vùng xánh đồng Mường Lò, với 2 giống lúa đưa
vào chỉ dẫn đó là Hương chiêm và Séng cù; thông qua chỉ dẫn địa lý nâng cao vị
thế gạo Mường Lò, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, được gắn nhãn mác và
được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi cả nước.