Theo đó, người
được cấp hộ chiếu ngoại giao bao gồm: Bí thư, Phó
Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh; Đại biểu Quốc hội; Người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xét theo đề nghị của Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; Vợ hoặc chồng
của những người thuộc đối tượng nêu trên cùng đi
theo hành trình công tác (nếu có).
Người được cấp hộ
chiếu công vụ, bao gồm: cán bộ, công chức,
viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc
tại Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân; Trong các cơ quan của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cấp huyện; Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh, cấp huyện; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; Hội Cựu Chiến binh Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển
sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là công chức; Người được Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao xét theo đề nghị của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh; Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập: Người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ
chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tỉnh
ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính
trị - xã hội cấp tỉnh; Người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Người giữ
các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp
công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Quy định nêu
rõ cơ quan chủ quản bao gồm: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh. Cơ quan quản lý hộ
chiếu là cơ quan trực tiếp thực hiện quản lý hộ chiếu của cán bộ, công
chức, viên chức quản lý.
Quy định
cũng nêu rõ trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu phải giữ gìn và bảo quản
cẩn thận hộ chiếu; không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong hộ chiếu; không
được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam. Chỉ được sử dụng một loại hộ chiếu còn giá trị sử dụng cho mỗi
chuyến đi công tác nước ngoài phù hợp với Quyết định cử đi công tác và tính chất
công việc thực hiện ở nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ
Ngoại giao; Sau khi kết thúc chuyến công tác, trong thời
gian 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam) phải nộp lại hộ chiếu cho
cơ quan quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Thủ trưởng cơ
quan quản lý hộ chiếu quyết định.
Phải khai báo về việc
mất hộ chiếu theo quy định như sau: Nếu làm mất
hộ chiếu ở trong nước, phải báo
cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý, thông báo bằng văn bản cho Sở Ngoại
vụ để khai báo với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Cục quản lý xuất nhập cảnh -
Bộ Công an và cơ quan quyết định cử ra nước ngoài; Nếu làm mất hộ chiếu ở nước ngoài,
phải khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại và với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất để
có biện pháp giúp đỡ; khi về nước phải báo cáo với cơ quan chủ quản (đồng gửi Sở Ngoại vụ).
Khi thay đổi cơ
quan làm việc, phải báo cáo cơ quan quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến
để các cơ quan này thực hiện việc quản lý hộ chiếu theo Quy định này. Không được sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài với mục đích cá
nhân.
Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.