CTTĐT - Sáng 23/9, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, địa phương để nghe và lấy ý kiến điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND kết luận cuộc họp
Điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012. Quá
trình thực hiện đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu cho chế biến, hình
thành các khu, cụm công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong phát triển kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Yên Bái đã có
bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 đạt trên 26 triệu, tăng 2,1 lần so với năm 2010. Tỷ lệ
hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm 4%.
Tuy nhiên, do những biến động về tình hình thế giới, trong nước và
vùng, căn cứ
tình hình phát triển thực tế của địa phương, kết quả thực hiện các chỉ tiêu
giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh, nhiều nội dung
trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
đến năm 2020 cần phải điều chỉnh. Theo đó, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
được điều chỉnh với mục tiêu huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực
cho phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững; tăng cường,
mở rộng các hoạt động đối ngoại, nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của
nền kinh tế địa phương; đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, tiến bộ và công
bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là
nông dân; Tăng cường xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, xây dựng
Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá trong
vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2016 - 2020 trên 7%, thu ngân sách trên địa bàn
ước đạt 3.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020
là 15,1%.
Kết luận cuộc họp, thay
mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh
giá cao những cố gắng của Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan tham mưu trong xây dựng
đề cương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đồng
chí nhấn mạnh, việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết, vì vậy đề nghị các sở,
ngành phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chỉ tiêu có tính thực tế, rà
soát lại hệ thống số liệu, bám
sát các quan điểm, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và
Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đề ra
để bổ
sung, điều chỉnh vào Quy hoạch sao cho bao quát và đầy đủ nhất sát với tình hình thực tế của địa
phương.
698 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 23/9, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, địa phương để nghe và lấy ý kiến điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012. Quá
trình thực hiện đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu cho chế biến, hình
thành các khu, cụm công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong phát triển kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Yên Bái đã có
bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 đạt trên 26 triệu, tăng 2,1 lần so với năm 2010. Tỷ lệ
hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm 4%.
Tuy nhiên, do những biến động về tình hình thế giới, trong nước và
vùng, căn cứ
tình hình phát triển thực tế của địa phương, kết quả thực hiện các chỉ tiêu
giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh, nhiều nội dung
trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
đến năm 2020 cần phải điều chỉnh. Theo đó, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
được điều chỉnh với mục tiêu huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực
cho phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững; tăng cường,
mở rộng các hoạt động đối ngoại, nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của
nền kinh tế địa phương; đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, tiến bộ và công
bằng xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là
nông dân; Tăng cường xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, xây dựng
Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá trong
vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2016 - 2020 trên 7%, thu ngân sách trên địa bàn
ước đạt 3.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020
là 15,1%.
Kết luận cuộc họp, thay
mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh
giá cao những cố gắng của Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan tham mưu trong xây dựng
đề cương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đồng
chí nhấn mạnh, việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết, vì vậy đề nghị các sở,
ngành phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chỉ tiêu có tính thực tế, rà
soát lại hệ thống số liệu, bám
sát các quan điểm, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và
Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đề ra
để bổ
sung, điều chỉnh vào Quy hoạch sao cho bao quát và đầy đủ nhất sát với tình hình thực tế của địa
phương.