CTTĐT - Thực hiện chương trình làm đường giao thôn nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Năm 2016 thành phố Yên Bái tiếp tục huy động nguồn lực triển khai kiên cố hoá và mở mới nhiều tuyến đường giao thông nông thôn. Từ đó tạo tiền đề quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông vùng nông thôn và tạo nên diện mạo nông thôn mới trên địa bàn.
Thi công tuyến đường giao thông nông thôn thôn Bảo Thịnh xã Minh Bảo
Là một
xã vùng ven thành phố, xã Văn Tiến vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông nông
thôn chưa được kiên cố hóa. Trong đó có tuyến đường đi Đầm Khuân ở thôn Bình
Lục với tổng chiều dài 400m. Tuyến đường này trước đây rất nhỏ hẹp, lầy lội,
người dân đi lại làm ruộng và khai thác đồi rừng rất khó khăn. Chính vì vậy, để
con đường được mở tạo điều kiện cho người dân đi lại, phát triển kinh tế. Các
thành viên Ban giám sát cộng đồng xây dựng đường giao thông nông thôn của thôn,
của xã đã đến vận động bà con nông dân tự nguyện hiến đất mở rộng mặt đường.
Qua đó đã có nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, phá bỏ vườn cây để làm đường.
Điển hình như gia đình bà Trịnh Thị Động ở thôn Bình Lục, đã hiến trên 100m
đất, tự nguyện chặt cây lấy gỗ, cây ăn quả để con đường được mở một cách thuận
tiện. Bà Trịnh Thị
Động, thôn Bình Lục nói: “Gia đình chúng tôi được xã vận động nên đã
đồng tình hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Với mong muốn tạo
điều kiện cho bà con nhân dân đi lại cũng như khai thác cây cối, vận
chuyển thuận lợi. Nên gia đình tôi tự nguyện hiến đất để làm dường
Gia đình tôi đã chặt cây cối như xoan, nhãn, bồ kết, me, sấu đã trồng
lâu năm. Góp phần mở rộng tuyến đường giao thông đi Đầm Khuân. Việc mở
đường không những chúng tôi mà con cháu chúng tôi cũng được hưởng
lợi. ”
Xác định kiên cố hóa và mở mới
các tuyến đường giao thông nông thôn là một trong những điều kiện quan trọng
giúp cho người dân địa phương giao thông đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế
dễ dàng. Năm 2016, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái đã đăng ký làm 9 tuyến đường
giao thông nông thôn. Trong đó mở mới
4 công trình tổng chiều dài là 1.340 mét ở các thôn Ngòi Sen, Bình Lục, Văn
Quỳ; kiên cố hóa 5 tuyến tổng chiều dài là 1.760 mét; tại các thôn Ngòi
Sen, Lưỡng Sơn, Bình Lục, Văn Quỳ. Việc huy động đóng góp
của nhân dân tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được xã
triển khai một cách minh bạch và phân công cụ thể cho thành viên trong ban giám
sát phụ trách từng thôn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi triển
khai làm đường. Nhờ đó đến nay, các tuyến đường mở mới đã hoàn thiện phần giải
phóng mặt bằng, san tạo nền đường. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để xã
hoàn thiện tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng
nông thôn mới. Ông
Nguyễn Hữu Thiêm - Chủ tịch UBND xã Văn Tiến cho hay: “Sau khi có chủ trương
của thành phố, xã Văn Tiến triển khai đến các thôn và mở mới và kiên cố hóa
những tuyến đường trước đây nhân dân đi lại khó khăn, nhân dân rất đồng tình và
phấn khởi. Có thể nói, việc xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn được
xã Văn Tiến quan tâm. Đây cũng chính là một nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu hoàn
thành để xã xây dựng nông thôn mới.”
Còn tại xã Minh Bảo, năm 2016
xã đăng ký mở mới và kiên cố hóa 14 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng
chiều dài trên 4 km. Điều đáng nói đây đều là những tuyến đường khó, ít hộ dân
sinh sống. Điển hình như tuyến đường giao thông mở mới tại thôn Bảo Thịnh có
chiều dài 400m. Toàn tuyến đường chỉ có 3 hộ dân sinh sống, nhưng đây lại là
tuyến đường có nhiều hộ dân đi qua để khai thác đồi rừng. Thực hiện chủ trương
làm đường giao thông nông thôn năm 2016 theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Trong đó Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật liệu làm mặt đường, nhân dân đóng
góp công và tự san tạo nền đường. Nhận thấy đây chính là điều kiện thuận lợi để
mở đường tạo điều kiện đi lại thuận lợi cũng như khai thác rừng trồng một các
hiệu quả người dân nơi đây đã đồng thuận cùng chung sức làm đường giao thông
nông thôn. Đến thời điểm này con đường đang tiến hành đổ bê tông, theo đúng
tiêu chuẩn quy định. Bà Nguyễn Thị Lá - Thành viên Ban giám sát cộng đồng, thôn
Bảo Thịnh, xã Minh Bảo cho biết: Để triển khai làm dường giao thông nông
thôn, chúng tôi đã triển khai họp với nhân dân theo đúng quy định. Những
hộ được hưởng lợi trên tuyến đường này. Các hộ đã nhất trí hiến
đất và giải phóng mặt bằng để làm đường. Đến nay tuyến đường đã
được thi công hết sức thuận lợi. Chúng tôi thường xuyên theo dõi đội
dổ bê tông đảm bảo theo đúng quy trình, kỹ thuật theo yêu cầu.”
Theo kế
hoạch, thành phố Yên Bái triển khai làm đường giao thông nông thôn đợt 1 năm
2016 tại 8 xã, phường với số lượng đăng ký ban đầu là 62 tuyến có chiều dài
22,7km. Tính đến thời điểm này các xã, phường đã làm hồ sơ và được thành phố
phê duyệt 55 tuyến với chiều dài 20,1km. Trong đó kiên cố hóa 34 tuyến, chiều
dài 10,1km với tổng số tiền là 5,99 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 3,6 tỷ đồng, nhân
dân đóng góp 2,39 tỷ đồng. Mở mới 21 tuyến, chiều dài 10 km với số tiền 4,5 tỷ
đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 758 triệu đồng và nhân dân đóng góp 4,5 tỷ đồng.
Để triển khai làm đường giao thông nông thôn hiệu quả, các xã, phường đã làm
tốt công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ
làm đường đến người dân. Vận động nhân dân tích cực góp công, góp của, hiến đất
làm đường. Tuy nhiên, việc triển khai làm đường giao thông nông thôn năm 2016,
trên địa bàn thành phố cũng có những khó khăn nhất định. Ông Phạm Công Hưởng -
Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị cho biết: “Năm nay tiến hành mở mới và
kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn chủ yếu là các tuyến
đường nằm ở vùng sâu vùng xa. Ít hộ dân sinh sống nên việc đóng góp
của nhân dân cao. Một số hộ dân vẫn còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà
nước. Định mức nhân công theo quy định của Nhà nước thấp. Đối với
các tuyến đường, nhân dân không tự làm được mà phải thuê làm khó
khăn. Song với chủ trương đúng đắn, theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” việc triển khai mở mới và kiên cố hóa các tuyến đường
giao thông nông thôn năm 2016 đang được các địa phương triển khai
tích cực.”
Trước khó
khăn đang gặp phải, hiện nay, thành phố đang tích cực chỉ đạo các địa phương
tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương xây dựng đường GTNT tới người dân,
tạo sự đồng thuận cùng chung tay góp sức hoàn thành kế hoạch xây dựng đường
GTNT năm 2016. Đồng thời giao cho phòng quản lý đô thị trực tiếp xuống các địa
phương giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Với sự
chỉ đạo đồng bộ từ thành phố đến cơ sở và sự chung tay góp sức của nhân dân
trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Thành phố Yên Bái sẽ sớm hoàn thành
các chỉ tiêu kế hoạch về làm đường giao thông nông thôn năm 2016. Qua đó làm thay đổi hệ thống giao
thông nông thôn, đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho vùng nông thôn và là
động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thắng lợi vào mục tiêu
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
723 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chương trình làm đường giao thôn nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Năm 2016 thành phố Yên Bái tiếp tục huy động nguồn lực triển khai kiên cố hoá và mở mới nhiều tuyến đường giao thông nông thôn. Từ đó tạo tiền đề quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông vùng nông thôn và tạo nên diện mạo nông thôn mới trên địa bàn.
Là một
xã vùng ven thành phố, xã Văn Tiến vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông nông
thôn chưa được kiên cố hóa. Trong đó có tuyến đường đi Đầm Khuân ở thôn Bình
Lục với tổng chiều dài 400m. Tuyến đường này trước đây rất nhỏ hẹp, lầy lội,
người dân đi lại làm ruộng và khai thác đồi rừng rất khó khăn. Chính vì vậy, để
con đường được mở tạo điều kiện cho người dân đi lại, phát triển kinh tế. Các
thành viên Ban giám sát cộng đồng xây dựng đường giao thông nông thôn của thôn,
của xã đã đến vận động bà con nông dân tự nguyện hiến đất mở rộng mặt đường.
Qua đó đã có nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, phá bỏ vườn cây để làm đường.
Điển hình như gia đình bà Trịnh Thị Động ở thôn Bình Lục, đã hiến trên 100m
đất, tự nguyện chặt cây lấy gỗ, cây ăn quả để con đường được mở một cách thuận
tiện. Bà Trịnh Thị
Động, thôn Bình Lục nói: “Gia đình chúng tôi được xã vận động nên đã
đồng tình hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Với mong muốn tạo
điều kiện cho bà con nhân dân đi lại cũng như khai thác cây cối, vận
chuyển thuận lợi. Nên gia đình tôi tự nguyện hiến đất để làm dường
Gia đình tôi đã chặt cây cối như xoan, nhãn, bồ kết, me, sấu đã trồng
lâu năm. Góp phần mở rộng tuyến đường giao thông đi Đầm Khuân. Việc mở
đường không những chúng tôi mà con cháu chúng tôi cũng được hưởng
lợi. ”
Xác định kiên cố hóa và mở mới
các tuyến đường giao thông nông thôn là một trong những điều kiện quan trọng
giúp cho người dân địa phương giao thông đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế
dễ dàng. Năm 2016, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái đã đăng ký làm 9 tuyến đường
giao thông nông thôn. Trong đó mở mới
4 công trình tổng chiều dài là 1.340 mét ở các thôn Ngòi Sen, Bình Lục, Văn
Quỳ; kiên cố hóa 5 tuyến tổng chiều dài là 1.760 mét; tại các thôn Ngòi
Sen, Lưỡng Sơn, Bình Lục, Văn Quỳ. Việc huy động đóng góp
của nhân dân tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn đã được xã
triển khai một cách minh bạch và phân công cụ thể cho thành viên trong ban giám
sát phụ trách từng thôn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi triển
khai làm đường. Nhờ đó đến nay, các tuyến đường mở mới đã hoàn thiện phần giải
phóng mặt bằng, san tạo nền đường. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để xã
hoàn thiện tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng
nông thôn mới. Ông
Nguyễn Hữu Thiêm - Chủ tịch UBND xã Văn Tiến cho hay: “Sau khi có chủ trương
của thành phố, xã Văn Tiến triển khai đến các thôn và mở mới và kiên cố hóa
những tuyến đường trước đây nhân dân đi lại khó khăn, nhân dân rất đồng tình và
phấn khởi. Có thể nói, việc xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn được
xã Văn Tiến quan tâm. Đây cũng chính là một nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu hoàn
thành để xã xây dựng nông thôn mới.”
Còn tại xã Minh Bảo, năm 2016
xã đăng ký mở mới và kiên cố hóa 14 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng
chiều dài trên 4 km. Điều đáng nói đây đều là những tuyến đường khó, ít hộ dân
sinh sống. Điển hình như tuyến đường giao thông mở mới tại thôn Bảo Thịnh có
chiều dài 400m. Toàn tuyến đường chỉ có 3 hộ dân sinh sống, nhưng đây lại là
tuyến đường có nhiều hộ dân đi qua để khai thác đồi rừng. Thực hiện chủ trương
làm đường giao thông nông thôn năm 2016 theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Trong đó Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật liệu làm mặt đường, nhân dân đóng
góp công và tự san tạo nền đường. Nhận thấy đây chính là điều kiện thuận lợi để
mở đường tạo điều kiện đi lại thuận lợi cũng như khai thác rừng trồng một các
hiệu quả người dân nơi đây đã đồng thuận cùng chung sức làm đường giao thông
nông thôn. Đến thời điểm này con đường đang tiến hành đổ bê tông, theo đúng
tiêu chuẩn quy định. Bà Nguyễn Thị Lá - Thành viên Ban giám sát cộng đồng, thôn
Bảo Thịnh, xã Minh Bảo cho biết: Để triển khai làm dường giao thông nông
thôn, chúng tôi đã triển khai họp với nhân dân theo đúng quy định. Những
hộ được hưởng lợi trên tuyến đường này. Các hộ đã nhất trí hiến
đất và giải phóng mặt bằng để làm đường. Đến nay tuyến đường đã
được thi công hết sức thuận lợi. Chúng tôi thường xuyên theo dõi đội
dổ bê tông đảm bảo theo đúng quy trình, kỹ thuật theo yêu cầu.”
Theo kế
hoạch, thành phố Yên Bái triển khai làm đường giao thông nông thôn đợt 1 năm
2016 tại 8 xã, phường với số lượng đăng ký ban đầu là 62 tuyến có chiều dài
22,7km. Tính đến thời điểm này các xã, phường đã làm hồ sơ và được thành phố
phê duyệt 55 tuyến với chiều dài 20,1km. Trong đó kiên cố hóa 34 tuyến, chiều
dài 10,1km với tổng số tiền là 5,99 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 3,6 tỷ đồng, nhân
dân đóng góp 2,39 tỷ đồng. Mở mới 21 tuyến, chiều dài 10 km với số tiền 4,5 tỷ
đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 758 triệu đồng và nhân dân đóng góp 4,5 tỷ đồng.
Để triển khai làm đường giao thông nông thôn hiệu quả, các xã, phường đã làm
tốt công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ
làm đường đến người dân. Vận động nhân dân tích cực góp công, góp của, hiến đất
làm đường. Tuy nhiên, việc triển khai làm đường giao thông nông thôn năm 2016,
trên địa bàn thành phố cũng có những khó khăn nhất định. Ông Phạm Công Hưởng -
Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị cho biết: “Năm nay tiến hành mở mới và
kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn chủ yếu là các tuyến
đường nằm ở vùng sâu vùng xa. Ít hộ dân sinh sống nên việc đóng góp
của nhân dân cao. Một số hộ dân vẫn còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà
nước. Định mức nhân công theo quy định của Nhà nước thấp. Đối với
các tuyến đường, nhân dân không tự làm được mà phải thuê làm khó
khăn. Song với chủ trương đúng đắn, theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” việc triển khai mở mới và kiên cố hóa các tuyến đường
giao thông nông thôn năm 2016 đang được các địa phương triển khai
tích cực.”
Trước khó
khăn đang gặp phải, hiện nay, thành phố đang tích cực chỉ đạo các địa phương
tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương xây dựng đường GTNT tới người dân,
tạo sự đồng thuận cùng chung tay góp sức hoàn thành kế hoạch xây dựng đường
GTNT năm 2016. Đồng thời giao cho phòng quản lý đô thị trực tiếp xuống các địa
phương giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Với sự
chỉ đạo đồng bộ từ thành phố đến cơ sở và sự chung tay góp sức của nhân dân
trong xây dựng đường giao thông nông thôn. Thành phố Yên Bái sẽ sớm hoàn thành
các chỉ tiêu kế hoạch về làm đường giao thông nông thôn năm 2016. Qua đó làm thay đổi hệ thống giao
thông nông thôn, đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho vùng nông thôn và là
động lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thắng lợi vào mục tiêu
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.