CTTĐT - Những năm gần đây, cây quế ở Văn Yên ngày càng khẳng định được vị thế kinh tế chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân vượt qua đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ khi Văn Yên nhận được bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây quế, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của cây quế được nâng cao, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo thương hiệu bền vững cho sản phẩm quế Văn Yên đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Cây quế ở Văn Yên giúp nhiều hộ nông dân vượt qua đói nghèo
Trên địa bàn huyện
Văn Yên có trên 40.000 ha quế, lớn nhất tỉnh Yên Bái. Hàng năm, huyện Văn Yên
trồng mới từ 1.500 đến 1.600 ha Quế. Với diện tích đó, Văn Yên đã trở thành
vùng quế sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, mỗi năm xuất ra thị trường từ 8.000 –
9.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế đạt khoảng 55.000 tấn/năm,
sản lượng tinh dầu quế đạt khoảng 290 tấn/năm, sản lượng gỗ quế đạt 62.000m3/năm,
thu về hàng năm khoảng trên 540 tỷ đồng.
Xác định cây quế là
cây kinh tế mũi nhọn của huyện, thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ
đạo xây dựng công tác “Xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm
quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” và đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên đã được bảo hộ vô thời hạn
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, điều đó đã khẳng định giá trị của sản phẩm, khẳng
định danh tiếng của sản phẩm, đem lại cho địa phương và người dân trồng quế những
lợi ích thiết thực.
Song song với công tác
xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý, công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa
lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện cũng đã được chú trọng với mục tiêu cơ bản
là thiết kế, xây dựng và vận hành trên thực tế hệ thống quản lý, khai thác giá
trị chỉ dẫn địa lý Văn Yên dùng cho sản phẩm quế nhằm nâng cao giá trị kinh tế
cho sản phẩm, phát huy ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra Ủy ban nhân
dân huyện Văn Yên đã xây dựng website
để cập nhật các thông tin cần thiết về cây quế trên mạng internet tại địa chỉ http://quevanyen.com; Đề án
bảo tồn những cây quế lâu năm, những nương quế có giá trị làm nguồn giống và phục
vụ du lịch sinh thái. Mô hình kết hợp du lịch sinh thái rừng quế gắn liền với
các bản sắc văn hóa của dân tộc Dao như lễ cấp sắc, lễ tết nhảy… là cơ sở để nâng cao uy tín của sản phẩm quế
Văn Yên trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên, góp phần thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện cũng như của Tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Lê Minh Đức –
Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Để cây quế có sức cạnh tranh trên thị trường, trước mắt chính quyền địa
phương tập trung chỉ đạo duy trì diện tích trồng quế đặc biệt là các vùng quế
đã được chứng minh và cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quan tâm phát triển diện tích
quế trồng trong vùng có thổ nhưỡng, khí hậu địa hình phù hợp, bảo đảm thực hiện
trồng cây có nguồn giống tốt. Huyện đã đề nghị tỉnh cho phép và chỉ đạo thành lập
Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên để thống nhất quản lý các hợp
tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh quế trên địa bàn. Tính chất
hoạt động của Hội là tự nguyện nên sẵn sàng là bạn và công tác cùng tất cả các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thiện chí đầu tư kinh doanh và bảo vệ thương hiệu
Quế Văn Yên. Huyện Văn Yên đã và đang phối hợp chặt chẽ với Sở khoa học
và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan, tổ chức có liên
quan để thực hiện các hồ sơ nhằm bảo hộ chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên ra nước
ngoài, qua đó các vấn đề quản lý về chất lượng, phân phối hàng hóa, quảng bá và
tiếp thị được nâng cao và xây dựng thành hệ thống chuyên nghiệp hơn.
1139 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây, cây quế ở Văn Yên ngày càng khẳng định được vị thế kinh tế chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân vượt qua đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ khi Văn Yên nhận được bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây quế, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của cây quế được nâng cao, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo thương hiệu bền vững cho sản phẩm quế Văn Yên đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Trên địa bàn huyện
Văn Yên có trên 40.000 ha quế, lớn nhất tỉnh Yên Bái. Hàng năm, huyện Văn Yên
trồng mới từ 1.500 đến 1.600 ha Quế. Với diện tích đó, Văn Yên đã trở thành
vùng quế sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, mỗi năm xuất ra thị trường từ 8.000 –
9.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế đạt khoảng 55.000 tấn/năm,
sản lượng tinh dầu quế đạt khoảng 290 tấn/năm, sản lượng gỗ quế đạt 62.000m3/năm,
thu về hàng năm khoảng trên 540 tỷ đồng.
Xác định cây quế là
cây kinh tế mũi nhọn của huyện, thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ
đạo xây dựng công tác “Xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm
quế của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” và đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên đã được bảo hộ vô thời hạn
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, điều đó đã khẳng định giá trị của sản phẩm, khẳng
định danh tiếng của sản phẩm, đem lại cho địa phương và người dân trồng quế những
lợi ích thiết thực.
Song song với công tác
xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý, công tác quản lý và phát triển chỉ dẫn địa
lý Văn Yên cho sản phẩm quế của huyện cũng đã được chú trọng với mục tiêu cơ bản
là thiết kế, xây dựng và vận hành trên thực tế hệ thống quản lý, khai thác giá
trị chỉ dẫn địa lý Văn Yên dùng cho sản phẩm quế nhằm nâng cao giá trị kinh tế
cho sản phẩm, phát huy ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra Ủy ban nhân
dân huyện Văn Yên đã xây dựng website
để cập nhật các thông tin cần thiết về cây quế trên mạng internet tại địa chỉ http://quevanyen.com; Đề án
bảo tồn những cây quế lâu năm, những nương quế có giá trị làm nguồn giống và phục
vụ du lịch sinh thái. Mô hình kết hợp du lịch sinh thái rừng quế gắn liền với
các bản sắc văn hóa của dân tộc Dao như lễ cấp sắc, lễ tết nhảy… là cơ sở để nâng cao uy tín của sản phẩm quế
Văn Yên trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên, góp phần thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện cũng như của Tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Lê Minh Đức –
Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Để cây quế có sức cạnh tranh trên thị trường, trước mắt chính quyền địa
phương tập trung chỉ đạo duy trì diện tích trồng quế đặc biệt là các vùng quế
đã được chứng minh và cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quan tâm phát triển diện tích
quế trồng trong vùng có thổ nhưỡng, khí hậu địa hình phù hợp, bảo đảm thực hiện
trồng cây có nguồn giống tốt. Huyện đã đề nghị tỉnh cho phép và chỉ đạo thành lập
Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh quế Văn Yên để thống nhất quản lý các hợp
tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh quế trên địa bàn. Tính chất
hoạt động của Hội là tự nguyện nên sẵn sàng là bạn và công tác cùng tất cả các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thiện chí đầu tư kinh doanh và bảo vệ thương hiệu
Quế Văn Yên. Huyện Văn Yên đã và đang phối hợp chặt chẽ với Sở khoa học
và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan, tổ chức có liên
quan để thực hiện các hồ sơ nhằm bảo hộ chỉ dẫn địa lý Quế Văn Yên ra nước
ngoài, qua đó các vấn đề quản lý về chất lượng, phân phối hàng hóa, quảng bá và
tiếp thị được nâng cao và xây dựng thành hệ thống chuyên nghiệp hơn.