CTTĐT - Chiều 7/10/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thị thành phố trong tỉnh.
Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Những năm qua, Chính
phủ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung triển
khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Số vụ việc, đơn thư và số công dân đến khiếu nại,
tố cáo giảm, nhất là số lượng vụ việc thuộc thẩm quyền giảm mạnh, nhiều nơi giải
quyết khá tốt và đạt tỷ lệ cao …
Hệ thống pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từng bước được hoàn thiện; mô hình
cơ quan tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân cơ bản được triển khai đồng bộ; Công
tác giải quyết các vụ việc phức tạp, điểm nóng được quan tâm, đặc biệt xử lý kịp
thời, hiệu quả trước tình huống, diễn biến phức tạp; Ý thức trách nhiệm của thủ
trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
được nâng lên; Nhiều vụ việc bức xúc được giải quyết dứt điểm, góp phần đảm bảo
trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giai đoạn 2012 -
2015, cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1,5 triệu lượt người đến khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 4,3% so với giai đoạn 2008 – 2011) với
778.703 vụ việc (giảm 6,3%).
Về xử lý đơn thư khiếu
nại tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 305.847 đơn khiếu
nại, tố cáo (giảm 54,6% so với giai đoạn 2008 – 2011) với 231.186 vụ việc (giảm
53,3%). Về giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết
170.450/200.129 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt trên 85,2%. Qua
giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 373,9 tỷ đồng, 274
ha đất; khôi phục quyền lợi cho 11.618 công dân với số tiền 512 tỷ đồng và trên
418 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.072 người, chuyển cơ quan điều tra 197
vụ với 183 người.
Thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo toàn ngành tiến
hành 8.950 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại,
tố cáo tại 18.441 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện
gần 3 nghìn đơn vị có vi phạm, kiến nghị xử lý trên 4.300 tổ chức cá nhân có
liên quan.
Tham luận tại hội nghị,
lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình khiếu nại tố cáo về đất
đai, lĩnh vực nhà ở, quy hoạch xây dựng, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong quá
trình giải quyết và đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân
Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những cố gắng của các
cấp, các ngành trong thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian vừa qua.
Để làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới, đồng chí đề nghị thủ trưởng
các ngành, các cấp thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt và
triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Thực hiện tốt Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tiếp công dân...; Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật liên
quan đến quyền, lợi ích của người dân; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm
của chính quyền, giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam và các tổ
chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác thanh tra,
kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước; Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định
giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là
những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết
định giải quyết của các Bộ, ngành chức năng của Trung ương.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và nâng
cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện
pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Thường xuyên cập nhật, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo việc thực hiện pháp
luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tăng
cường và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, tập trung chấn
chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, chú trọng công khai, minh
bạch dân chủ, công bằng quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách,
pháp luật nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài
chính, ngân sách…
1418 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 7/10/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Dự hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thị thành phố trong tỉnh.
Những năm qua, Chính
phủ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung triển
khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Số vụ việc, đơn thư và số công dân đến khiếu nại,
tố cáo giảm, nhất là số lượng vụ việc thuộc thẩm quyền giảm mạnh, nhiều nơi giải
quyết khá tốt và đạt tỷ lệ cao …
Hệ thống pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từng bước được hoàn thiện; mô hình
cơ quan tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân cơ bản được triển khai đồng bộ; Công
tác giải quyết các vụ việc phức tạp, điểm nóng được quan tâm, đặc biệt xử lý kịp
thời, hiệu quả trước tình huống, diễn biến phức tạp; Ý thức trách nhiệm của thủ
trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
được nâng lên; Nhiều vụ việc bức xúc được giải quyết dứt điểm, góp phần đảm bảo
trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giai đoạn 2012 -
2015, cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1,5 triệu lượt người đến khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 4,3% so với giai đoạn 2008 – 2011) với
778.703 vụ việc (giảm 6,3%).
Về xử lý đơn thư khiếu
nại tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 305.847 đơn khiếu
nại, tố cáo (giảm 54,6% so với giai đoạn 2008 – 2011) với 231.186 vụ việc (giảm
53,3%). Về giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết
170.450/200.129 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt trên 85,2%. Qua
giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần 373,9 tỷ đồng, 274
ha đất; khôi phục quyền lợi cho 11.618 công dân với số tiền 512 tỷ đồng và trên
418 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.072 người, chuyển cơ quan điều tra 197
vụ với 183 người.
Thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo toàn ngành tiến
hành 8.950 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại,
tố cáo tại 18.441 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện
gần 3 nghìn đơn vị có vi phạm, kiến nghị xử lý trên 4.300 tổ chức cá nhân có
liên quan.
Tham luận tại hội nghị,
lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình khiếu nại tố cáo về đất
đai, lĩnh vực nhà ở, quy hoạch xây dựng, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong quá
trình giải quyết và đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân
Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những cố gắng của các
cấp, các ngành trong thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian vừa qua.
Để làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới, đồng chí đề nghị thủ trưởng
các ngành, các cấp thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt và
triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Thực hiện tốt Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tiếp công dân...; Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật liên
quan đến quyền, lợi ích của người dân; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm
của chính quyền, giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam và các tổ
chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; Coi trọng và nâng cao chất lượng công tác thanh tra,
kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước; Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định
giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là
những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết
định giải quyết của các Bộ, ngành chức năng của Trung ương.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và nâng
cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện
pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Thường xuyên cập nhật, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo việc thực hiện pháp
luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tăng
cường và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, tập trung chấn
chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, chú trọng công khai, minh
bạch dân chủ, công bằng quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách,
pháp luật nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, tài
chính, ngân sách…