CTTĐT – Vừa qua, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Triệu Thị Bình làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên.
Đoàn giám sát đã có các buổi làm việc trực tiếp với xã Động Quan, xã Minh Tiến và UBND huyện Lục Yên
Lục
Yên là huyện miền núi, có 24 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã vùng III và 11 xã
vùng II với 54 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện có 10.390 người,
gồm 18 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Triển khai
thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương rà soát, điều tra, tổng hợp các
đối tượng thuộc diện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Theo đó, từ năm 2013 đến 30/9/2016, UBND huyện
đã phê duyệt 2.491 hộ thuộc diện đối
tượng thụ hưởng chính sách. Đến 30/9/2016, có 1.101 hộ thuộc 23 xã trong huyện
đủ điều kiện được vay vốn với tổng kinh phí 8.808 triệu đồng. Riêng 9 tháng đầu
năm 2016, có 133 hộ được vay vốn với kinh phí 1.064 triệu đồng. Tổng nợ đã thu
2.516 triệu đồng; trong đó, thu theo Quyết định 32/QĐ-TTg là 2.061 triệu đồng,
thu theo Quyết định 54/QĐ-TTg là 455 triệu đồng; tỷ lệ thu nợ đạt 77,3%; gia
hạn nợ 605 triệu đồng do hộ vay vốn còn gặp nhiều khó khăn trong tăng gia sản
xuất, thu nhập thấp chưa có khả năng trả nợ vốn vay.
Qua
giám sát, Đoàn giám sát nhận định các cấp, các ngành, địa phương đã quan tâm
thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ gia đình
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn, như việc tuyên truyền chính
sách, tổ chức việc điều tra, rà soát các đối tượng; bình xét đối tượng cho vay
vốn và thường xuyên có sự phối kết hợp giữa chính quyền với Ngân hàng Chính
sách xã hội trong việc kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra để bảo đảm cho vay đúng đối
tượng, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả. Chính sách đã góp phần xóa
đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện...
Tuy
nhiên, việc triển khai chính sách cũng còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
của huyện còn cao, số đối tượng thuộc diện chính sách nhiều, nhưng nguồn vốn
cho vay hạn hẹp; việc hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất có nhiều
chính sách khác nhau, dễ gây nhầm lẫn, nhất là ở chính quyền cấp cơ sở; mức cho
vay như hiện nay là 8 triệu đồng/hộ là thấp, những hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn không có nguồn đối ứng để thực hiện phương án sản xuất. Mặt khác, năng
lực, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ
trợ của nhà nước, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo; công tác tuyên truyền ở một
số nơi chưa hiệu quả...
Đoàn
giám sát đã kiến nghị UBND huyện trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm hơn
đến công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến chính sách và thường xuyên rà
soát các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách; triển khai chính sách bảo đảm tính
công bằng, công khai và tiếp tục hướng dẫn nhân dân sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả nguồn vốn vay. Chỉ đạo UBND cấp xã duy trì chế độ báo cáo thường xuyên
theo quy định bảo đảm công tác quản lý nhà nước được thường xuyên, liên tục.
Đoàn giám sát tiếp thu một số kiến nghị của UBND huyện để phản ánh với các cơ
quan chức năng theo thẩm quyền.
524 lượt xem
Minh Tuấn (Trang TTĐT huyện Lục Yên)
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Vừa qua, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Triệu Thị Bình làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên.
Lục
Yên là huyện miền núi, có 24 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã vùng III và 11 xã
vùng II với 54 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện có 10.390 người,
gồm 18 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Triển khai
thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
UBND huyện Lục Yên đã chỉ đạo các địa phương rà soát, điều tra, tổng hợp các
đối tượng thuộc diện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Theo đó, từ năm 2013 đến 30/9/2016, UBND huyện
đã phê duyệt 2.491 hộ thuộc diện đối
tượng thụ hưởng chính sách. Đến 30/9/2016, có 1.101 hộ thuộc 23 xã trong huyện
đủ điều kiện được vay vốn với tổng kinh phí 8.808 triệu đồng. Riêng 9 tháng đầu
năm 2016, có 133 hộ được vay vốn với kinh phí 1.064 triệu đồng. Tổng nợ đã thu
2.516 triệu đồng; trong đó, thu theo Quyết định 32/QĐ-TTg là 2.061 triệu đồng,
thu theo Quyết định 54/QĐ-TTg là 455 triệu đồng; tỷ lệ thu nợ đạt 77,3%; gia
hạn nợ 605 triệu đồng do hộ vay vốn còn gặp nhiều khó khăn trong tăng gia sản
xuất, thu nhập thấp chưa có khả năng trả nợ vốn vay.
Qua
giám sát, Đoàn giám sát nhận định các cấp, các ngành, địa phương đã quan tâm
thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ gia đình
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn, như việc tuyên truyền chính
sách, tổ chức việc điều tra, rà soát các đối tượng; bình xét đối tượng cho vay
vốn và thường xuyên có sự phối kết hợp giữa chính quyền với Ngân hàng Chính
sách xã hội trong việc kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra để bảo đảm cho vay đúng đối
tượng, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả. Chính sách đã góp phần xóa
đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện...
Tuy
nhiên, việc triển khai chính sách cũng còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
của huyện còn cao, số đối tượng thuộc diện chính sách nhiều, nhưng nguồn vốn
cho vay hạn hẹp; việc hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất có nhiều
chính sách khác nhau, dễ gây nhầm lẫn, nhất là ở chính quyền cấp cơ sở; mức cho
vay như hiện nay là 8 triệu đồng/hộ là thấp, những hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn không có nguồn đối ứng để thực hiện phương án sản xuất. Mặt khác, năng
lực, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ
trợ của nhà nước, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo; công tác tuyên truyền ở một
số nơi chưa hiệu quả...
Đoàn
giám sát đã kiến nghị UBND huyện trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm hơn
đến công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến chính sách và thường xuyên rà
soát các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách; triển khai chính sách bảo đảm tính
công bằng, công khai và tiếp tục hướng dẫn nhân dân sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả nguồn vốn vay. Chỉ đạo UBND cấp xã duy trì chế độ báo cáo thường xuyên
theo quy định bảo đảm công tác quản lý nhà nước được thường xuyên, liên tục.
Đoàn giám sát tiếp thu một số kiến nghị của UBND huyện để phản ánh với các cơ
quan chức năng theo thẩm quyền.