CTTĐT - Trên địa bàn huyện Văn Chấn có trên 1.600 ha cây cam, quýt với sản lượng hàng năm đạt trên 8.000 tấn. Hiện nay, huyện Văn Chấn đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi.
Nông dân Văn Chấn thu hoạch cam
Thực hiện Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đã tập trung triển khai thực hiện tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài. Với chính sách hỗ trợ 100% cây giống, huyện đã định hướng cho các hộ tham gia thực hiện đề án tiếp cận với các giống cam tiến bộ kỹ thuật, có kỹ thuật, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng như cam V2, cam chanh Vinh, cam xã Đoài… để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài việc định hướng cho các hộ trồng cam sản xuất theo quy mô tập trung và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tăng cường sử dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ…, huyện Văn Chấn đã phối hợp với các đơn vị, các hộ sản xuất để xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn VietGAP.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn có trên 1.600 ha cây cam quýt với sản lượng hàng năm đạt trên 8.000 tấn. Để có thị trường tiêu thụ ổn định và tiến tới hình thành liên kết chuỗi giá trị, huyện Văn Chấn đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn với 491 hộ tham gia thực hiện sử dụng tem, nhãn để dán cho sản phẩm cam quả vào năm 2016. Cùng với đó, huyện đã định hướng, khuyến khích thành lập các hợp tác xã ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Trong năm 2017, đã thành lập mới 4 hợp tác xã chuyên về dịch vụ và sản xuất xây ăn quả. Đây là các đầu mối để liên kết các hộ sản xuất cây cam quýt trong quá trình sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, ổn định trên thị trường trong tiêu thụ sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển vùng cây ăn quả để hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng đồng bộ các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, thời vụ chín, mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, mời gọi và tăng cường liên kết trong sản xuất để hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn để tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý.
1227 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trên địa bàn huyện Văn Chấn có trên 1.600 ha cây cam, quýt với sản lượng hàng năm đạt trên 8.000 tấn. Hiện nay, huyện Văn Chấn đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi.Thực hiện Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đã tập trung triển khai thực hiện tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài. Với chính sách hỗ trợ 100% cây giống, huyện đã định hướng cho các hộ tham gia thực hiện đề án tiếp cận với các giống cam tiến bộ kỹ thuật, có kỹ thuật, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng như cam V2, cam chanh Vinh, cam xã Đoài… để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài việc định hướng cho các hộ trồng cam sản xuất theo quy mô tập trung và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tăng cường sử dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ…, huyện Văn Chấn đã phối hợp với các đơn vị, các hộ sản xuất để xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn VietGAP.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn có trên 1.600 ha cây cam quýt với sản lượng hàng năm đạt trên 8.000 tấn. Để có thị trường tiêu thụ ổn định và tiến tới hình thành liên kết chuỗi giá trị, huyện Văn Chấn đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn với 491 hộ tham gia thực hiện sử dụng tem, nhãn để dán cho sản phẩm cam quả vào năm 2016. Cùng với đó, huyện đã định hướng, khuyến khích thành lập các hợp tác xã ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Trong năm 2017, đã thành lập mới 4 hợp tác xã chuyên về dịch vụ và sản xuất xây ăn quả. Đây là các đầu mối để liên kết các hộ sản xuất cây cam quýt trong quá trình sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, ổn định trên thị trường trong tiêu thụ sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển vùng cây ăn quả để hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng đồng bộ các biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, thời vụ chín, mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, mời gọi và tăng cường liên kết trong sản xuất để hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể cam Văn Chấn để tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý.