Ngày 21/05/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 536/QĐ-UBND công nhận chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ, UBND phường Yên Ninh đón nhận bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cho chùa và đền Bách Lẫm.
1. Tên gọi Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Chùa Linh Long và đền Đông Cuông vọng.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 21/05/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Chùa và đền Bách Lẫm nằm toạ lạc trên đỉnh Gò Chùa, sát sông Hồng thuộc phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích chùa và đền Bách Lẫm có lịch sử hàng trăm năm nay, được xây dựng cuối thế kỷ XIX. Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Bách Lẫm có thờ Tam Bảo, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại, tương lai và thờ Đức Phật Bà cứu tế chúng sinh. Đặc biệt, chùa còn giữ được bức bia đá "Thần Phật bi hậu ký” niên hiệu Duy Tân nhị niên - 1908. Văn bia trong sáng, chau chuốt ghi lại công đức của một tín nữ đã thành tâm hằng xả công đức cho chùa và đề cao thuyết nhân quả trong đạo Phật. Văn bia còn hàm chứa nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa: "Quê ta có dòng sông Triệu Thủy, có rừng đào Lẫm Sơn, quả là nơi danh thắng của hạt Yên Bái. Cổ tích bấy nay có đền thờ thần, có chùa phụng phật. Song, trải cơn binh hỏa giang sơn đã lắm đổi thay… ”.
Trong đền Đông Cuông vọng, thờ đức Mẫu Thượng ngàn và Thần vệ quốc Hưng Đạo Vương. Việc thờ mẫu bên cạnh thờ thần là đúng với quan niệm dân gian. Mẫu - tức là người mẹ của vũ trụ, là tối thượng thần chi phối tư duy của nhân loại, là hiện thân của sự kính trọng, là linh hồn của vũ trụ.
Do điều kiện địa hình miền núi nên ban đầu, chùa được xây dựng bằng tranh tre và gỗ rừng. Qua thời gian mưa nắng và chiến tranh tàn phá, dáng vẻ nguyên sơ của Bách Lẫm và Đông Cuông vọng đã có nhiều thay đổi. Chùa và đền từng được tu sửa và tôn tạo lại hai lần (1970 và 1980) mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn.
Do ở vị trí thuận lợi nên năm 1721 (niên hiệu Bảo Thái), Bách Lẫm đã được chọn làm trạm thứ mười sáu, dọc tuyến lộ trình Thao Giang lên phía Bắc của các tướng lĩnh triều Lê. Sau này, đây là điểm án ngữ quan trọng cửa ngõ phía Nam của Yên Bái.
Trong lịch sử phát triển chùa, đền Bách Lẫm từng là cơ sở cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ở địa phương. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền vạch trần tội ác của thực dân pháp, cổ vũ các tầng lớp nhân dân nổi dậy đấu tranh chống đế quốc phong kiến góp phần giải phóng tỉnh Yên Bái. Tại đây vào năm 1930, tổ chức thanh niên đoàn đã xây dựng phong trào yêu nước chống Pháp trong thanh niên, học sinh. Thanh niên đoàn thường xuyên họp ở Gò Chùa và chùa Bách Lẫm để đọc sách, báo, tài liệu cách mạng. Đặc biệt, ngày 30/4/1931, học sinh tiêu biểu đã treo cờ đỏ, búa liềm tại cổng trường tiểu học Pháp Việt, rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa và đền Bách Lẫm đã bị hư hỏng nặng. Thể theo nguyện vọng của bà con phật tử địa phương, năm 1994, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho phép tôn tạo, xây dựng lại chùa và đền Bách Lẫm trên nền cũ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thờ Tam Bảo; Đức Phật Bà; Mẫu Thượng ngàn và Thần vệ quốc Hưng Đạo Vương.
7. Các hiện vật trong Di tích
Ngày nay, khu di tích chùa và đền Bách Lẫm còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử thuộc thời kỳ văn hóa sơn vi, khẳng định nơi đây từng là địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Những công cụ bằng đá như: rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi xiên, mảnh tước… được phát hiện ở đây, là những thông điệp lịch sử quý giá về vùng đất Yên Bái xưa.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại chùa và đền Bách Lẫm diễn ra các lễ hội văn hóa tâm linh, truyền thống với ghi thức tế lễ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phục vụ nhân dân và du khách. Chùa và đền Bách Lẫm hiện nay là điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh, thu hút đông đảo bà con phật tử, nhân dân và du khách xa, gần tham gia.
Trước những giá trị về lịch sử, chùa và đền Bách Lẫm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
5104 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 21/05/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 536/QĐ-UBND công nhận chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên gọi Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Chùa Linh Long và đền Đông Cuông vọng.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 21/05/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Chùa và đền Bách Lẫm nằm toạ lạc trên đỉnh Gò Chùa, sát sông Hồng thuộc phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Di tích chùa và đền Bách Lẫm có lịch sử hàng trăm năm nay, được xây dựng cuối thế kỷ XIX. Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Bách Lẫm có thờ Tam Bảo, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại, tương lai và thờ Đức Phật Bà cứu tế chúng sinh. Đặc biệt, chùa còn giữ được bức bia đá "Thần Phật bi hậu ký” niên hiệu Duy Tân nhị niên - 1908. Văn bia trong sáng, chau chuốt ghi lại công đức của một tín nữ đã thành tâm hằng xả công đức cho chùa và đề cao thuyết nhân quả trong đạo Phật. Văn bia còn hàm chứa nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa: "Quê ta có dòng sông Triệu Thủy, có rừng đào Lẫm Sơn, quả là nơi danh thắng của hạt Yên Bái. Cổ tích bấy nay có đền thờ thần, có chùa phụng phật. Song, trải cơn binh hỏa giang sơn đã lắm đổi thay… ”.
Trong đền Đông Cuông vọng, thờ đức Mẫu Thượng ngàn và Thần vệ quốc Hưng Đạo Vương. Việc thờ mẫu bên cạnh thờ thần là đúng với quan niệm dân gian. Mẫu - tức là người mẹ của vũ trụ, là tối thượng thần chi phối tư duy của nhân loại, là hiện thân của sự kính trọng, là linh hồn của vũ trụ.
Do điều kiện địa hình miền núi nên ban đầu, chùa được xây dựng bằng tranh tre và gỗ rừng. Qua thời gian mưa nắng và chiến tranh tàn phá, dáng vẻ nguyên sơ của Bách Lẫm và Đông Cuông vọng đã có nhiều thay đổi. Chùa và đền từng được tu sửa và tôn tạo lại hai lần (1970 và 1980) mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn.
Do ở vị trí thuận lợi nên năm 1721 (niên hiệu Bảo Thái), Bách Lẫm đã được chọn làm trạm thứ mười sáu, dọc tuyến lộ trình Thao Giang lên phía Bắc của các tướng lĩnh triều Lê. Sau này, đây là điểm án ngữ quan trọng cửa ngõ phía Nam của Yên Bái.
Trong lịch sử phát triển chùa, đền Bách Lẫm từng là cơ sở cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ở địa phương. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền vạch trần tội ác của thực dân pháp, cổ vũ các tầng lớp nhân dân nổi dậy đấu tranh chống đế quốc phong kiến góp phần giải phóng tỉnh Yên Bái. Tại đây vào năm 1930, tổ chức thanh niên đoàn đã xây dựng phong trào yêu nước chống Pháp trong thanh niên, học sinh. Thanh niên đoàn thường xuyên họp ở Gò Chùa và chùa Bách Lẫm để đọc sách, báo, tài liệu cách mạng. Đặc biệt, ngày 30/4/1931, học sinh tiêu biểu đã treo cờ đỏ, búa liềm tại cổng trường tiểu học Pháp Việt, rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa và đền Bách Lẫm đã bị hư hỏng nặng. Thể theo nguyện vọng của bà con phật tử địa phương, năm 1994, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho phép tôn tạo, xây dựng lại chùa và đền Bách Lẫm trên nền cũ.
6. Các nhân vật được thờ tự
Thờ Tam Bảo; Đức Phật Bà; Mẫu Thượng ngàn và Thần vệ quốc Hưng Đạo Vương.
7. Các hiện vật trong Di tích
Ngày nay, khu di tích chùa và đền Bách Lẫm còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử thuộc thời kỳ văn hóa sơn vi, khẳng định nơi đây từng là địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Những công cụ bằng đá như: rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi xiên, mảnh tước… được phát hiện ở đây, là những thông điệp lịch sử quý giá về vùng đất Yên Bái xưa.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm tại chùa và đền Bách Lẫm diễn ra các lễ hội văn hóa tâm linh, truyền thống với ghi thức tế lễ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phục vụ nhân dân và du khách. Chùa và đền Bách Lẫm hiện nay là điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh, thu hút đông đảo bà con phật tử, nhân dân và du khách xa, gần tham gia.
Trước những giá trị về lịch sử, chùa và đền Bách Lẫm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.