Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 791/QĐ-UBND công nhận đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Phúc Linh
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố di tích
Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Đền Phúc Linh nằm ở thôn Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, đã được xây dựng khang trang với 5 gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng, nhìn sang đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ cũng thuộc huyện Văn Yên.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sử sách ghi lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285, võ tướng Hà Chương cùng anh trai là Hà Đặc đã khởi binh, lãnh đạo nhân dân địa phương chặn đánh giặc, khi giặc thua chạy, ông cùng quân lính truy đuổi giặc theo đường sông Hồng tới phủ Quy Hóa, vùng Châu Quế Thổ (nay là xã Châu Quế Hạ), tại đây, ông chiêu mộ thêm dân binh người địa phương, đóng bè mảng vượt sông tiếp tục truy đuổi và đánh tan quân giặc. Trong lúc quyết chiến, võ tướng Hà Chương đã bị trúng tên độc của giặc và đã hy sinh tại Ngòi Phúc Linh (nay thuộc địa phận xã Lâm Giang). Khi võ tướng Hà Chương bị thương, hy sinh tại cửa ngòi Phúc Linh được quân sĩ và nhân dân đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ ngày nay.
Để tưởng nhớ công ơn Võ tướng Hà Chương, nhân dân xã Lâm Giang đã thờ phụng ông tại đền Phúc Linh (nơi ông đã hy sinh). Do chiến tranh tàn phá, đền bị phá hủy và di chuyển đến nhiều địa điểm. Năm 2012, do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, đồng thời phù hợp với cảnh quan, phong thủy và gần nơi Võ tướng Hà Chương hy sinh, đền được di chuyển lên đỉnh núi Phúc Linh, vừa có cảnh quan, vừa đối diện với Ngòi Nhược (Đền Nhược Sơn), nơi an táng ông.
Đền Phúc Linh là loại hình thiết chế tín ngưỡng độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Yên Bái, do điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với sông nước, rừng núi, hang động nên đã biết dựa vào tự nhiên để làm đền thờ cúng trời-đất-thần-thánh. Trải qua nhiều năm, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng-tâm linh, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa phương. Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng-tâm linh phong phú, hấp dẫn, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền Phúc Linh thờ võ tướng Hà Chương, một võ tướng tài ba thời Trần đã có công đánh giặc Nguyên Mông bảo vệ đất nước.
7. Phong tục lễ hội
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, đền Phúc Linh không còn nguyên vẹn về kiến trúc, nhưng vẫn là di sản văn hóa tiêu biểu, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang nói riêng và người dân trong vùng nói chung. Hàng năm đền Phúc Linh có nhiều lễ hội vào rằm Tháng Giêng, lễ Thờ Mẫu vào tháng ba âm lịch, lễ giết sâu bọ vào mùng 5/5, tết hạ điền vào mùng 1/6, lễ xá tội vong nhân vào rằm tháng bẩy, lễ Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào 20/8 âm lịch, ngày giỗ võ tướng Hà Chương vào 20/9, lễ mừng cơm mới vào 10/10 âm lịch và lễ đóng cửa rừng vào ngày 25 tháng Chạp.
Đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang, thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới chân thiện mỹ, tôn vinh, tri ân người có công khai phá lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước. Đây cũng là nơi bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh và giàu đẹp.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, đền Phúc Linh xã Lâm Giang đã được UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
13379 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 791/QĐ-UBND công nhận đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố di tích
Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Đền Phúc Linh nằm ở thôn Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, đã được xây dựng khang trang với 5 gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng, nhìn sang đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ cũng thuộc huyện Văn Yên.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sử sách ghi lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285, võ tướng Hà Chương cùng anh trai là Hà Đặc đã khởi binh, lãnh đạo nhân dân địa phương chặn đánh giặc, khi giặc thua chạy, ông cùng quân lính truy đuổi giặc theo đường sông Hồng tới phủ Quy Hóa, vùng Châu Quế Thổ (nay là xã Châu Quế Hạ), tại đây, ông chiêu mộ thêm dân binh người địa phương, đóng bè mảng vượt sông tiếp tục truy đuổi và đánh tan quân giặc. Trong lúc quyết chiến, võ tướng Hà Chương đã bị trúng tên độc của giặc và đã hy sinh tại Ngòi Phúc Linh (nay thuộc địa phận xã Lâm Giang). Khi võ tướng Hà Chương bị thương, hy sinh tại cửa ngòi Phúc Linh được quân sĩ và nhân dân đưa sang sông chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ ngày nay.
Để tưởng nhớ công ơn Võ tướng Hà Chương, nhân dân xã Lâm Giang đã thờ phụng ông tại đền Phúc Linh (nơi ông đã hy sinh). Do chiến tranh tàn phá, đền bị phá hủy và di chuyển đến nhiều địa điểm. Năm 2012, do nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, đồng thời phù hợp với cảnh quan, phong thủy và gần nơi Võ tướng Hà Chương hy sinh, đền được di chuyển lên đỉnh núi Phúc Linh, vừa có cảnh quan, vừa đối diện với Ngòi Nhược (Đền Nhược Sơn), nơi an táng ông.
Đền Phúc Linh là loại hình thiết chế tín ngưỡng độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Yên Bái, do điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với sông nước, rừng núi, hang động nên đã biết dựa vào tự nhiên để làm đền thờ cúng trời-đất-thần-thánh. Trải qua nhiều năm, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng-tâm linh, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa phương. Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng-tâm linh phong phú, hấp dẫn, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền Phúc Linh thờ võ tướng Hà Chương, một võ tướng tài ba thời Trần đã có công đánh giặc Nguyên Mông bảo vệ đất nước.
7. Phong tục lễ hội
Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, đền Phúc Linh không còn nguyên vẹn về kiến trúc, nhưng vẫn là di sản văn hóa tiêu biểu, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang nói riêng và người dân trong vùng nói chung. Hàng năm đền Phúc Linh có nhiều lễ hội vào rằm Tháng Giêng, lễ Thờ Mẫu vào tháng ba âm lịch, lễ giết sâu bọ vào mùng 5/5, tết hạ điền vào mùng 1/6, lễ xá tội vong nhân vào rằm tháng bẩy, lễ Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào 20/8 âm lịch, ngày giỗ võ tướng Hà Chương vào 20/9, lễ mừng cơm mới vào 10/10 âm lịch và lễ đóng cửa rừng vào ngày 25 tháng Chạp.
Đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang, thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới chân thiện mỹ, tôn vinh, tri ân người có công khai phá lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất nước. Đây cũng là nơi bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh và giàu đẹp.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, đền Phúc Linh xã Lâm Giang đã được UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di Tích đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích Cổng Đục - Đồn Cao, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích chùa Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích lịch sử văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
Xem thêm »