Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, số người nộp đơn xin hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng với cả 2 nhóm đối tượng nam và nữ từ 25 đến trên 40 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty, doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu ngành nghề, dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Cán bộ TTDVVL tỉnh hướng dẫn người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Ngày nào cũng vậy, ít thì 10 đến 15 người, đông có khi tới trên 30 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN với hàng trăm nguyên nhân khác nhau như: doanh nghiệp giải thể, phá sản, hết hạn hợp đồng hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và mất việc làm do nhiều nguyên nhân khác. Trong số này, chiếm số đông là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, thậm chí có cả người có bằng đại học và trên đại học làm việc ở văn phòng, bàn giấy.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm, năm 2014, toàn tỉnh có 1.110 người nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN với tổng số tiền chi trợ cấp 10 tỷ 079 triệu đồng; năm 2015 là 1.270 người, số tiền chi trợ cấp 10 tỷ 277 triệu đồng và 10 tháng năm 2016 là 1.541 người, nâng mức chi trả lên 14 tỷ 903 triệu đồng. Mất việc làm chiếm tỷ lệ cao trong năm 2016 thuộc về ngành: điện, điện tử, điện lạnh, lắp ráp điện tử, chiếm 37,3%; xây dựng, kiến trúc, gỗ, trang trí nội thất, chiếm 14,05%; may, giày da, dệt, nhuộm, thiết kế thời trang, 10,81%; nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ thực vật, khoáng sản, 8,11%...
Ông Lưu Mạnh Dũng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Người thất nghiệp là người đóng bảo hiểm bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Đối với Trung tâm, chúng tôi tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thực hiện các thủ tục theo đúng các quy định. Ngoài ra, tổ chức thông tin tuyên truyền các chính sách pháp luật về Luật BHTN đến các công ty, doanh nghiệp và người lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp cho người hưởng chế độ BHTN. Những năm gần đây, người hưởng BHTN được Trung tâm giúp cho khoảng 45% người có việc làm mới. Để tạo điều kiện cho người nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, Trung tâm còn mở 2 văn phòng tiếp nhận hồ sơ BHTN tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên, nhằm cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về BHTN theo yêu cầu của người lao động. Năm 2016, địa phương có người xin hưởng BHTN nhiều nhất là: thành phố Yên Bái 600 người; huyện Lục Yên 454 người; Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ 201 người…”.
Tại TTDVVL, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hạnh, trú tại tổ 3 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, khi hỏi về việc làm hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, chị cho biết: “Tôi làm công nhân đóng gói sản phẩm của Công ty Lắp ráp điện tử Panasonic có trụ sở tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội. Từ ngày 14/5/2009 đến ngày 17/4/2016 với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, tôi sinh cháu thứ hai nên bản thân tự viết đơn xin nghỉ việc. Hiện nay, tôi đang được hưởng chế độ BHTN 3 triệu đồng/tháng và thời gian được hưởng là 6 tháng. Thời gian tới, tôi mong muốn được Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức cho học nghề và giới thiệu việc làm để đảm bảo cuộc sống gia đình…”.
Trường hợp khác, anh Lê Hồng Quân, trú tại thôn 7, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, là công nhân hàn kiêm lái xe của Công ty Quản lý Xây dựng đường bộ II, có trụ sở tại phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Làm việc tại Công ty từ tháng 5/2000 đến tháng 3/2016, vừa qua do Công ty cổ phần hóa ít việc nên anh Quân đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc. Hiện nay, anh Quân đang hưởng chế độ BHTT 1,7 triệu đồng/tháng và được hưởng 7 tháng.
Anh Quân cho biết: “Thời gian tới tôi dự định xin việc ở Công ty Thép Việt Trung tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đến Trung tâm Dịch vụ việc làm làm hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, tôi được các cán bộ ở đây hướng dẫn nhiệt tình chu đáo, bản thân mong Trung tâm giới thiệu cho việc làm để ổn định cuộc sống”.
Hiện nay, chính sách BHTN theo Nghị định số 28/2015/NĐ – CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Việc làm và BHTN về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách BHTN. Tại Nghị định này, có những quy định như: đối tượng tham gia BHTN; các chế độ BHTN; quyền và trách nhiệm của người lao động và đơn vị sử dụng lao động; điều kiện được hỗ trợ phương thức đóng BHTN của người lao động; việc chi phí quản lý BHTN; quyền và trách nhiệm của Trung tâm Dịch vụ việc làm… Đây là những tài liệu văn bản mới được ban hành, giúp cho người lao động hiểu rõ các chế độ về BHTN, để mọi người tiếp tục tham gia học nghề, hòa nhập thị trường lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp như hiện nay.
880 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, số người nộp đơn xin hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng với cả 2 nhóm đối tượng nam và nữ từ 25 đến trên 40 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty, doanh nghiệp giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu ngành nghề, dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng với người lao động. Ngày nào cũng vậy, ít thì 10 đến 15 người, đông có khi tới trên 30 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN với hàng trăm nguyên nhân khác nhau như: doanh nghiệp giải thể, phá sản, hết hạn hợp đồng hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và mất việc làm do nhiều nguyên nhân khác. Trong số này, chiếm số đông là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, thậm chí có cả người có bằng đại học và trên đại học làm việc ở văn phòng, bàn giấy.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm, năm 2014, toàn tỉnh có 1.110 người nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN với tổng số tiền chi trợ cấp 10 tỷ 079 triệu đồng; năm 2015 là 1.270 người, số tiền chi trợ cấp 10 tỷ 277 triệu đồng và 10 tháng năm 2016 là 1.541 người, nâng mức chi trả lên 14 tỷ 903 triệu đồng. Mất việc làm chiếm tỷ lệ cao trong năm 2016 thuộc về ngành: điện, điện tử, điện lạnh, lắp ráp điện tử, chiếm 37,3%; xây dựng, kiến trúc, gỗ, trang trí nội thất, chiếm 14,05%; may, giày da, dệt, nhuộm, thiết kế thời trang, 10,81%; nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ thực vật, khoáng sản, 8,11%...
Ông Lưu Mạnh Dũng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: “Người thất nghiệp là người đóng bảo hiểm bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Đối với Trung tâm, chúng tôi tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thực hiện các thủ tục theo đúng các quy định. Ngoài ra, tổ chức thông tin tuyên truyền các chính sách pháp luật về Luật BHTN đến các công ty, doanh nghiệp và người lao động; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp cho người hưởng chế độ BHTN. Những năm gần đây, người hưởng BHTN được Trung tâm giúp cho khoảng 45% người có việc làm mới. Để tạo điều kiện cho người nộp hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, Trung tâm còn mở 2 văn phòng tiếp nhận hồ sơ BHTN tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên, nhằm cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về BHTN theo yêu cầu của người lao động. Năm 2016, địa phương có người xin hưởng BHTN nhiều nhất là: thành phố Yên Bái 600 người; huyện Lục Yên 454 người; Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ 201 người…”.
Tại TTDVVL, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hạnh, trú tại tổ 3 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, khi hỏi về việc làm hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, chị cho biết: “Tôi làm công nhân đóng gói sản phẩm của Công ty Lắp ráp điện tử Panasonic có trụ sở tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội. Từ ngày 14/5/2009 đến ngày 17/4/2016 với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, tôi sinh cháu thứ hai nên bản thân tự viết đơn xin nghỉ việc. Hiện nay, tôi đang được hưởng chế độ BHTN 3 triệu đồng/tháng và thời gian được hưởng là 6 tháng. Thời gian tới, tôi mong muốn được Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức cho học nghề và giới thiệu việc làm để đảm bảo cuộc sống gia đình…”.
Trường hợp khác, anh Lê Hồng Quân, trú tại thôn 7, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, là công nhân hàn kiêm lái xe của Công ty Quản lý Xây dựng đường bộ II, có trụ sở tại phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái. Làm việc tại Công ty từ tháng 5/2000 đến tháng 3/2016, vừa qua do Công ty cổ phần hóa ít việc nên anh Quân đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc. Hiện nay, anh Quân đang hưởng chế độ BHTT 1,7 triệu đồng/tháng và được hưởng 7 tháng.
Anh Quân cho biết: “Thời gian tới tôi dự định xin việc ở Công ty Thép Việt Trung tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đến Trung tâm Dịch vụ việc làm làm hồ sơ xin hưởng chế độ BHTN, tôi được các cán bộ ở đây hướng dẫn nhiệt tình chu đáo, bản thân mong Trung tâm giới thiệu cho việc làm để ổn định cuộc sống”.
Hiện nay, chính sách BHTN theo Nghị định số 28/2015/NĐ – CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Việc làm và BHTN về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách BHTN. Tại Nghị định này, có những quy định như: đối tượng tham gia BHTN; các chế độ BHTN; quyền và trách nhiệm của người lao động và đơn vị sử dụng lao động; điều kiện được hỗ trợ phương thức đóng BHTN của người lao động; việc chi phí quản lý BHTN; quyền và trách nhiệm của Trung tâm Dịch vụ việc làm… Đây là những tài liệu văn bản mới được ban hành, giúp cho người lao động hiểu rõ các chế độ về BHTN, để mọi người tiếp tục tham gia học nghề, hòa nhập thị trường lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp như hiện nay.