CTTĐT - Năm 2017, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác để triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên.
Hết năm 2017, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh gồm Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Tỉnh đoàn và 36 hội cấp huyện, ký hợp đồng ủy thác với 620 hội cấp xã; hợp đồng ủy nhiệm với trên 2.451 tổ Tiết kiệm vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản. Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp 100% các thôn bản trong toàn tỉnh. Việc thực hiện công tác uỷ thác vốn tín dụng chính sách của các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến với người nghèo, đối tượng chính sách đồng thời quản lý một cách chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Đến 31/12/2017, có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, tăng 25 đơn vị so với năm 2016. Dư nợ uỷ thác trên 2.523.948 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ. Các tổ chức Hội, đoàn thể quản lý 2.451 tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 85.000 hộ vay. Trong đó, 174 xã có Hội Phụ nữ ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 874 tổ TK&VV, trên 30.000 hộ vay, dư nợ gần 900 tỷ đồng. 164 xã có Hội Nông dân ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 685 tổ TK&VV, 23.768 hộ vay, dư nợ trên 700 tỷ đồng. 166 xã có Hội Cựu chiến binh ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 528 tổ TK&VV, gần 18.000 hộ vay, dư nợ trên 533 tỷ đồng; 116 xã có Đoàn TNCSHCM ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH quản lý 364 tổ TK&VV, gần 13.000 hộ vay, dư nợ trên 388 tỷ đồng.
Hoạt động vay vốn thông qua các hội, đoàn thể được thực hiện chặt chẽ, các cấp hội tuân thủ đúng quy định, quy trình cho vay, và luôn quan tâm đến việc hướng dẫn, tư vấn để hộ nghèo vay sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn yên tâm phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và dựng xây cuộc sống mới.
Thời gian tới, NHCSXH tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách, củng cố và nâng cao chất lượng của tổ TK&VV, tổ chức tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn, nâng cao năng lực quản lý vốn của Ban quản lý tổ; tiếp tục tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi, tăng cường giám sát quy trình bình xét cho vay bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng đối tượng; đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn.
Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng. Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…
|
2154 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2017, Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác để triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.Hết năm 2017, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh gồm Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Tỉnh đoàn và 36 hội cấp huyện, ký hợp đồng ủy thác với 620 hội cấp xã; hợp đồng ủy nhiệm với trên 2.451 tổ Tiết kiệm vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản. Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp 100% các thôn bản trong toàn tỉnh. Việc thực hiện công tác uỷ thác vốn tín dụng chính sách của các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến với người nghèo, đối tượng chính sách đồng thời quản lý một cách chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Đến 31/12/2017, có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, tăng 25 đơn vị so với năm 2016. Dư nợ uỷ thác trên 2.523.948 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ. Các tổ chức Hội, đoàn thể quản lý 2.451 tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 85.000 hộ vay. Trong đó, 174 xã có Hội Phụ nữ ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 874 tổ TK&VV, trên 30.000 hộ vay, dư nợ gần 900 tỷ đồng. 164 xã có Hội Nông dân ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 685 tổ TK&VV, 23.768 hộ vay, dư nợ trên 700 tỷ đồng. 166 xã có Hội Cựu chiến binh ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH, quản lý 528 tổ TK&VV, gần 18.000 hộ vay, dư nợ trên 533 tỷ đồng; 116 xã có Đoàn TNCSHCM ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH quản lý 364 tổ TK&VV, gần 13.000 hộ vay, dư nợ trên 388 tỷ đồng.
Hoạt động vay vốn thông qua các hội, đoàn thể được thực hiện chặt chẽ, các cấp hội tuân thủ đúng quy định, quy trình cho vay, và luôn quan tâm đến việc hướng dẫn, tư vấn để hộ nghèo vay sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn yên tâm phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và dựng xây cuộc sống mới.
Thời gian tới, NHCSXH tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội sẽ thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách, củng cố và nâng cao chất lượng của tổ TK&VV, tổ chức tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn, nâng cao năng lực quản lý vốn của Ban quản lý tổ; tiếp tục tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi, tăng cường giám sát quy trình bình xét cho vay bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng đối tượng; đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn.
Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng. Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…