Ngày 16/8/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 275/QĐ-UBND công nhận đình, đền, chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Di tích Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Chùa Vạn Thắng; Đền Mẫu Nghi Thiên Hạ.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 16/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích lịch sử Đình, Đền, Chùa Nam Cường tọa lạc tại xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đình Nam Cường
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Xã Nam Cường ở thành phố Yên Bái được hình thành bởi những người dân ở tỉnh Nam Định lên mở đất định cư tại xã Cường Nỗ xưa. Theo những cụ cao niên trong xã, vùng đất Nam Cường xưa kia vốn là nơi rừng thiêng nước độc, để cầu phúc an dân, năm 1923, đền Mẫu được xây dựng thờ Thánh Mẫu Linh Từ. Năm 1933, Hội đồng các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương rước chân nhang Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang Công chúa Liễu Hạnh ở Đền Phủ Dầy - Nam Định về thờ tại đền Mẫu Nam Cường. Ngôi đền này được các bậc tiền bối chiêu dân lập xã Nam Cường xây dựng để tôn thờ Thánh Mẫu, tỏ lòng tôn kính đối với đất mẹ hiền từ.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đền Mẫu - Đình - Chùa không những là nơi cầu tế cho quốc thái - dân an, nơi hội họp sinh hoạt làng xã mà trong kháng chiến còn là nơi cán bộ Việt Minh phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền về tay cách mạng (tháng 8/1945), là trụ sở làm việc của chính quyền xã từ buổi ban đầu, là kho dự trữ lương thực, là điểm dừng chân của một số đơn vị khi vào giải phóng Điện Biên Phủ, là lớp học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi tiễn đưa bao lớp thanh niên trong xã lên đường tòng quân.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, các công trình bị bom đạn giặc tàn phá nặng nề. Năm 1998, theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, đền Thánh Mẫu được tôn tạo. Tiếp đó, đình làng, chùa Vạn Thắng cũng được nhân dân đóng góp xây dựng, tôn tạo lại kiên cố và vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của Đền - Đình xưa kia.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đình, đền, chùa Nam Cường thờ Thánh Mẫu Linh Từ; Thánh Hưng Đạo Đại Vương.
7. Phong tục lễ hội
Hàng năm, lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường được tổ chức vào rằm tháng giêng, với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công lập xã.
Người dân đi lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường (ảnh: Hoàng Đô)
Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong xã chọn để làm lễ phải đủ điều kiện: khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hóa đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên.
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú như: hội đua thuyền dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Lễ hội kéo dài đến tối ngày rằm tháng Giêng, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Và đặc biệt là lễ thả hoa đăng cầu an được tổ chức ngay tại hồ phía trước của Đình - Đền - Chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân.
Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hóa của xã Nam Cường. Do đó, Ủy Ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4918 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 16/8/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 275/QĐ-UBND công nhận đình, đền, chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Chùa Vạn Thắng; Đền Mẫu Nghi Thiên Hạ.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 16/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Đình, Đền, Chùa Nam Cường, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích lịch sử Đình, Đền, Chùa Nam Cường tọa lạc tại xã Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đình Nam Cường
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Xã Nam Cường ở thành phố Yên Bái được hình thành bởi những người dân ở tỉnh Nam Định lên mở đất định cư tại xã Cường Nỗ xưa. Theo những cụ cao niên trong xã, vùng đất Nam Cường xưa kia vốn là nơi rừng thiêng nước độc, để cầu phúc an dân, năm 1923, đền Mẫu được xây dựng thờ Thánh Mẫu Linh Từ. Năm 1933, Hội đồng các cụ cao niên trong xã đã về Đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương rước chân nhang Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương và chân nhang Công chúa Liễu Hạnh ở Đền Phủ Dầy - Nam Định về thờ tại đền Mẫu Nam Cường. Ngôi đền này được các bậc tiền bối chiêu dân lập xã Nam Cường xây dựng để tôn thờ Thánh Mẫu, tỏ lòng tôn kính đối với đất mẹ hiền từ.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đền Mẫu - Đình - Chùa không những là nơi cầu tế cho quốc thái - dân an, nơi hội họp sinh hoạt làng xã mà trong kháng chiến còn là nơi cán bộ Việt Minh phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền về tay cách mạng (tháng 8/1945), là trụ sở làm việc của chính quyền xã từ buổi ban đầu, là kho dự trữ lương thực, là điểm dừng chân của một số đơn vị khi vào giải phóng Điện Biên Phủ, là lớp học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi tiễn đưa bao lớp thanh niên trong xã lên đường tòng quân.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, các công trình bị bom đạn giặc tàn phá nặng nề. Năm 1998, theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, đền Thánh Mẫu được tôn tạo. Tiếp đó, đình làng, chùa Vạn Thắng cũng được nhân dân đóng góp xây dựng, tôn tạo lại kiên cố và vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của Đền - Đình xưa kia.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đình, đền, chùa Nam Cường thờ Thánh Mẫu Linh Từ; Thánh Hưng Đạo Đại Vương.
7. Phong tục lễ hội
Hàng năm, lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường được tổ chức vào rằm tháng giêng, với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, tránh được thiên tai, cầu được sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau là dâng hương tỏ lòng biết ơn các thủ chiêu và bậc tiền bối đã có công lập xã.
Người dân đi lễ hội đền Mẫu xã Nam Cường (ảnh: Hoàng Đô)
Tiếp đến là lễ thả chim cầu an. Một gia đình được các cụ cao niên trong xã chọn để làm lễ phải đủ điều kiện: khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, con cháu ngoan hiền, học hành đỗ đạt. 12 con chim bồ câu được thả với mong ước 12 tháng trong năm dân làng được bình an hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hóa đầy ý nghĩa tinh thần của bà con nhân dân, thể hiện nguyện ước giữa con người và thế giới tự nhiên.
Sau lễ thả chim cầu an là lễ mừng thọ cho các vị cao niên trong xã thể hiện đạo lý kính già yêu trẻ truyền thống của người Việt Nam.
Trong lễ hội còn tổ chức trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi là con em trong xã với mong ước con cháu trong làng trong xã ngày càng học rộng tài cao, đời đời phúc đức sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả người dân trong làng, nhất là các nam nữ thanh niên sẽ tham gia vào phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú như: hội đua thuyền dâng hương, kéo co, cầu lông, cờ tướng, chọi gà… Lễ hội kéo dài đến tối ngày rằm tháng Giêng, với các tiết mục văn nghệ của chính những người con xã Nam Cường. Và đặc biệt là lễ thả hoa đăng cầu an được tổ chức ngay tại hồ phía trước của Đình - Đền - Chùa Nam Cường với sự tham gia của đông đảo nhân dân.
Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cũng như những trò chơi dân gian giúp cho mọi người trong làng gần gũi với nhau hơn. Không những thế những hoạt động mang đậm những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức, tính hướng thiện được người dân truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó tạo dựng thêm bề dày lịch sử văn hóa của xã Nam Cường. Do đó, Ủy Ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích “Nậm Tốc Tát”, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích chùa - đền - đình Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình - đền - chùa Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình Lâm Thượng (22/08/2019)
- Di tích trường Trung cấp Y cũ, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Cửa Ngòi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền và chùa Rối xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
Xem thêm »