Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 14/6, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (gồm 7 chương với 36 điều) đã được Quốc hội thông qua với 84,3% đại biểu Quốc hội tán thành.
Trước đó, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia và biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia…
Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia được khẳng định trong luật gồm: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, thanh niên. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia tại y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bên cạnh đó, Luật còn có các quy định cụ thể về: Biện pháp giảm mức tiêu rượu, bia; các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia; quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia;…
Về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Luật quy định rõ: “Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu và hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông”.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Kể từ ngày Luật có hiệu lực đến ngày 1/1/2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại Khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí.
879 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. Sáng 14/6, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (gồm 7 chương với 36 điều) đã được Quốc hội thông qua với 84,3% đại biểu Quốc hội tán thành.
Trước đó, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và kết quả xin ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia và biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia…
Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia được khẳng định trong luật gồm: Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, thanh niên. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia tại y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bên cạnh đó, Luật còn có các quy định cụ thể về: Biện pháp giảm mức tiêu rượu, bia; các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia; quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia;…
Về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, Luật quy định rõ: “Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu và hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông”.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Kể từ ngày Luật có hiệu lực đến ngày 1/1/2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại Khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí.