Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy Yên Bái về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai vùng cao ra đời đã giúp nhiều người dân vùng cao trước đó thiếu đất sản xuất đã được nhường đất, cho đất. Trên địa bàn huyện Trạm Tấu, qua triển khai thực hiện, đến nay, đời sống của nhiều người dân đã thay đổi rõ rệt nhờ có đất sản xuất.
Anh Mùa A Chu (phải) cảm ơn ông Sùng A Chu vì đã nhường đất cho mình.
Năm 2010, gia đình anh Giàng A Nủ chuyển từ thôn Tấu Dưới xuống thôn Km 14+17. Ở nơi ở mới, gia đình anh không có đất sản xuất, nằm trong diện hộ nghèo. Giữa lúc chưa biết phải tính toán thế nào cho cuộc sống thì anh được anh họ là Sùng A Lù nhường cho 4.000 m2 đất nương. Có đất, mỗi năm gia đình anh Nủ trồng 2 vụ ngô. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến năm 2013, gia đình anh Nủ đã thoát nghèo. Chắt chiu từng chút một, anh mua thêm ít đất nương và cả ít đất ruộng để sản xuất. Dần có vốn, anh còn mua thêm bò để nuôi, cuộc sống gia đình ngày một ổn định. Anh Nủ chia sẻ: "Bây giờ cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. May mà, khi khó khăn nhất được cho đất để sản xuất".
Cũng chuyển từ thôn Tấu Giữa xuống thôn Km 14+17 cách đây nhiều năm, gia đình anh Mùa A Chu là một trong những hộ khó khăn về đất sản xuất. Gia đình anh Mùa A Chu đã được ông Sùng A Chu chia sẻ cho 4.000 m2 nương để sản xuất. Có đất, gia đình anh trồng ngô, mỗi vụ thu được 7 - 8 triệu đồng, nhờ đó dần thoát nghèo. Anh Mùa A Chu nhắc lại: "Lúc đó mừng lắm! Vậy là có đất để trồng trọt, không bị đói nữa. Cám ơn bác Sùng A Chu nhiều lắm!".
Trong thực hiện Nghị quyết 06, xã Trạm Tấu là một trong hai xã đầu tiên của huyện Trạm Tấu triển khai. Ở vùng cao, đất sản xuất là vô cùng quý hiếm, nhưng nhờ được tuyên truyền, vận động, hiểu được ý nghĩa của việc nhường đất nên nhiều hộ dân ở vùng cao Trạm Tấu đã không ngại chia sẻ với những hộ còn khó khăn về đất sản xuất.
Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu Giàng A Hành cho biết: "Ban đầu tuyên truyền, vận động bà con cũng khó. Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền người có uy tín, cán bộ xã hay trưởng dòng họ thực hiện trước để làm gương cho bà con làm theo. Trước khi thực hiện Nghị quyết 06 thì chỉ có người trong gia đình là cho nhau đất sản xuất, nhưng sau khi triển khai Nghị quyết 06 thì có cả việc nhường đất cho người không phải là người trong gia đình".
Bản thân ông Giàng A Hành cũng là người gương mẫu thực hiện việc nhường đất. Gia đình ông đã nhường đất cho 2 hộ khác với tổng diện tích là 1,7 ha. Ở xã Trạm Tấu, hộ nhường nhiều nhất đã nhường tới 3 ha. Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu cho biết thêm: toàn xã đã có 86 hộ nhường đất cho 63 hộ với tổng diện tích được san sẻ là hơn 40 ha. Có hộ nhường đất nương, có hộ nhường đất lúa, có hộ nhường cả đất nương và đất lúa. Đến nay, toàn xã không còn hộ nào không có đất sản xuất. Hơn nữa, có đất sản xuất, nhiều hộ đã chăm chỉ làm ăn, vươn lên thoát nghèo.
Trên phạm vi toàn huyện Trạm Tấu, tính đến nay, có 279 hộ cho đất với tổng diện dích gần 156 ha. Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu - Giàng A Thào cho biết: "Sau khi được san sẻ đất, đến nay các hộ thiếu đất cơ bản đã ổn định sản xuất nông nghiệp, không di dân tự do, không di chuyển về các nơi khác, ổn định cuộc sống tại địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ có nhiều đất san sẻ cho các hộ không có đất, đặc biệt là các hộ mới xây dựng gia đình".
Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy Yên Bái ra đời trong bối cảnh ở các huyện vùng cao, đặc biệt là ở Trạm Tấu người dân thiếu đất sản xuất dẫn đến đói nghèo. Thực tế thực hiện trong những năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, nhân văn của Nghị quyết, góp phần ổn định đời sống đồng bào vùng cao; đồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng ở vùng cao.
757 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy Yên Bái về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai vùng cao ra đời đã giúp nhiều người dân vùng cao trước đó thiếu đất sản xuất đã được nhường đất, cho đất. Trên địa bàn huyện Trạm Tấu, qua triển khai thực hiện, đến nay, đời sống của nhiều người dân đã thay đổi rõ rệt nhờ có đất sản xuất.Năm 2010, gia đình anh Giàng A Nủ chuyển từ thôn Tấu Dưới xuống thôn Km 14+17. Ở nơi ở mới, gia đình anh không có đất sản xuất, nằm trong diện hộ nghèo. Giữa lúc chưa biết phải tính toán thế nào cho cuộc sống thì anh được anh họ là Sùng A Lù nhường cho 4.000 m2 đất nương. Có đất, mỗi năm gia đình anh Nủ trồng 2 vụ ngô. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến năm 2013, gia đình anh Nủ đã thoát nghèo. Chắt chiu từng chút một, anh mua thêm ít đất nương và cả ít đất ruộng để sản xuất. Dần có vốn, anh còn mua thêm bò để nuôi, cuộc sống gia đình ngày một ổn định. Anh Nủ chia sẻ: "Bây giờ cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. May mà, khi khó khăn nhất được cho đất để sản xuất".
Cũng chuyển từ thôn Tấu Giữa xuống thôn Km 14+17 cách đây nhiều năm, gia đình anh Mùa A Chu là một trong những hộ khó khăn về đất sản xuất. Gia đình anh Mùa A Chu đã được ông Sùng A Chu chia sẻ cho 4.000 m2 nương để sản xuất. Có đất, gia đình anh trồng ngô, mỗi vụ thu được 7 - 8 triệu đồng, nhờ đó dần thoát nghèo. Anh Mùa A Chu nhắc lại: "Lúc đó mừng lắm! Vậy là có đất để trồng trọt, không bị đói nữa. Cám ơn bác Sùng A Chu nhiều lắm!".
Trong thực hiện Nghị quyết 06, xã Trạm Tấu là một trong hai xã đầu tiên của huyện Trạm Tấu triển khai. Ở vùng cao, đất sản xuất là vô cùng quý hiếm, nhưng nhờ được tuyên truyền, vận động, hiểu được ý nghĩa của việc nhường đất nên nhiều hộ dân ở vùng cao Trạm Tấu đã không ngại chia sẻ với những hộ còn khó khăn về đất sản xuất.
Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu Giàng A Hành cho biết: "Ban đầu tuyên truyền, vận động bà con cũng khó. Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền người có uy tín, cán bộ xã hay trưởng dòng họ thực hiện trước để làm gương cho bà con làm theo. Trước khi thực hiện Nghị quyết 06 thì chỉ có người trong gia đình là cho nhau đất sản xuất, nhưng sau khi triển khai Nghị quyết 06 thì có cả việc nhường đất cho người không phải là người trong gia đình".
Bản thân ông Giàng A Hành cũng là người gương mẫu thực hiện việc nhường đất. Gia đình ông đã nhường đất cho 2 hộ khác với tổng diện tích là 1,7 ha. Ở xã Trạm Tấu, hộ nhường nhiều nhất đã nhường tới 3 ha. Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu cho biết thêm: toàn xã đã có 86 hộ nhường đất cho 63 hộ với tổng diện tích được san sẻ là hơn 40 ha. Có hộ nhường đất nương, có hộ nhường đất lúa, có hộ nhường cả đất nương và đất lúa. Đến nay, toàn xã không còn hộ nào không có đất sản xuất. Hơn nữa, có đất sản xuất, nhiều hộ đã chăm chỉ làm ăn, vươn lên thoát nghèo.
Trên phạm vi toàn huyện Trạm Tấu, tính đến nay, có 279 hộ cho đất với tổng diện dích gần 156 ha. Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu - Giàng A Thào cho biết: "Sau khi được san sẻ đất, đến nay các hộ thiếu đất cơ bản đã ổn định sản xuất nông nghiệp, không di dân tự do, không di chuyển về các nơi khác, ổn định cuộc sống tại địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các hộ có nhiều đất san sẻ cho các hộ không có đất, đặc biệt là các hộ mới xây dựng gia đình".
Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy Yên Bái ra đời trong bối cảnh ở các huyện vùng cao, đặc biệt là ở Trạm Tấu người dân thiếu đất sản xuất dẫn đến đói nghèo. Thực tế thực hiện trong những năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, nhân văn của Nghị quyết, góp phần ổn định đời sống đồng bào vùng cao; đồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng ở vùng cao.