CTTĐT - Nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Yên Bái đang tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.
Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người dân phát triển sản xuất
Thông qua việc rà soát, xác định các cây trồng, vật nuôi, tận dụng tối đa lợi thế về vùng, miền; tìm hiểu sức cạnh tranh, vấn đề đáp ứng nhu cầu thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và ban hành chính sách thực hiện 08 đề án chi tiết bao gồm: Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án phát triển cây ăn quả; Đề án phát triển chè vùng cao; Đề án canh tác ngô vụ Đông trên đất trồng lúa 2 vụ; Đề án phát triển cây Sơn tra tại hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu; Đề án phát triển cây quế; Đề án phát triển măng tre Bát Độ, giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm tỉnh Yên Bái đã bố trí từ ngân sách tỉnh khoảng 60 tỷ đồng để thực hiện các Đề án trên.
Từ những chủ trương chính sách hiện tại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo. Năm 2016, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 309.00 tấn, vượt 8,7% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 29 triệu đồng/người/năm. Toàn tỉnh có 70 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 44,6% số xã. Tỷ lệ hộ nghèo các năm đều giảm vượt kế hoạch đề ra. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo chuẩn đa chiều chiếm 32,2%. Dự kiến đến hết năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 27%, giảm hơn 5% so với năm 2015. Toàn tỉnh có 25 xã (chiếm 15,9% số xã) đạt tiêu chí số 11 về Tỷ lệ hộ nghèo.
Công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn được chú trọng; các hình thức sản xuất được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 3,5%. Hiện nay, toàn tỉnh có 76% số lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên bình quân đạt 85%. Dự kiến đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 100 xã (chiếm 63,6% số xã) đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và đẩy mạnh liên kết sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu, điều kiện cụ thể và lợi thế sản xuất từng nơi.
815 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Yên Bái đang tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.Thông qua việc rà soát, xác định các cây trồng, vật nuôi, tận dụng tối đa lợi thế về vùng, miền; tìm hiểu sức cạnh tranh, vấn đề đáp ứng nhu cầu thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và ban hành chính sách thực hiện 08 đề án chi tiết bao gồm: Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án phát triển cây ăn quả; Đề án phát triển chè vùng cao; Đề án canh tác ngô vụ Đông trên đất trồng lúa 2 vụ; Đề án phát triển cây Sơn tra tại hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu; Đề án phát triển cây quế; Đề án phát triển măng tre Bát Độ, giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm tỉnh Yên Bái đã bố trí từ ngân sách tỉnh khoảng 60 tỷ đồng để thực hiện các Đề án trên.
Từ những chủ trương chính sách hiện tại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo. Năm 2016, sản lượng lương thực có hạt ước đạt 309.00 tấn, vượt 8,7% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 29 triệu đồng/người/năm. Toàn tỉnh có 70 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 44,6% số xã. Tỷ lệ hộ nghèo các năm đều giảm vượt kế hoạch đề ra. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo chuẩn đa chiều chiếm 32,2%. Dự kiến đến hết năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 27%, giảm hơn 5% so với năm 2015. Toàn tỉnh có 25 xã (chiếm 15,9% số xã) đạt tiêu chí số 11 về Tỷ lệ hộ nghèo.
Công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn được chú trọng; các hình thức sản xuất được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm khoảng 3,5%. Hiện nay, toàn tỉnh có 76% số lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm thường xuyên bình quân đạt 85%. Dự kiến đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 100 xã (chiếm 63,6% số xã) đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể và đẩy mạnh liên kết sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu, điều kiện cụ thể và lợi thế sản xuất từng nơi.