CTTĐT - Sáng 4/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia dự và chủ trì hội nghị.
Điểm cầu Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có lãnh đạo các ngành thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; trưởng các phòng vận tải, quản lý phương tiện và người lái, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh; Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Năm 2016, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục giảm. Tai nạn giao thông tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm 2016, toàn quốc xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 1.261 vụ, giảm 43 người chết, giảm 1.935 người bị thương. Trong năm 2016, cả nước có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó có 13 địa phương giảm trên 10% số người chết là Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu, Bắc Giang, Long An, Bạc Liêu, Gia Lai, Yên Bái, Quảng Trị, An Giang, Lào Cai, Đắk Nông. Đặc biệt, các tỉnh Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu giảm trên 20% số người chết do tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân được các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương đẩy mạnh. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm được tăng cường. Công tác cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu y tế và chăm sóc điều trị nạn nhân tai nạn giao thông được quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 20 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó có 9 tỉnh tăng trên 10%. Tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô có xu hướng gia tăng. Tình trạng phương tiện kinh doanh vận tải hoạt động không có giấy phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn còn tồn tại. Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn diễn biến phức tạp trở lại, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm…
Đối với tỉnh Yên Bái, tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2016 đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể: số vụ xảy ra là 221 vụ, giảm 1,4% (221/224); số người chết 57 người, giảm 12,3% (57/65); số người bị thương 263 người, giảm 2,2% (263/269). Yên Bái là một trong 13 địa phương giảm trên 10% số người chết do tai nạn giao thông. Có được những kết quả đó là do tỉnh đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chủ động xây dựng các văn bản, kế hoạch chỉ đạo điều hành về công tác bảo đảm TTATGT sát với thực tế tại địa phương; Tổ chức ký cam kết cho lãnh đạo chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo TTATGT; Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng và phát huy các mô hình tự quản về trật tự ATGT, xây dựng kế hoạch đảm bảo TTATGT nông thôn trên địa bàn tỉnh; Tổ chức có hiệu quả các đợt thanh, kiểm tra tải trọng, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách; Tổ chức thanh, kiểm tra đường thủy nội địa trước mùa mưa bão, không để xảy ra mất an toàn đường thủy. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng của tỉnh thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tích cực triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Để thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong năm 2017, phát biểu tham luận tại hội nghị, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và các bộ, ngành chức năng như: đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ tỉnh Yên Bái đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương như tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 32; đường tỉnh 166; Đường tỉnh 165; Chỉ đạo ngành đường sắt xây dựng hệ thống gác chắn tự động tại các điểm giao cắt đường sắt với đường dân sinh công cộng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường gom tiến tới xóa bỏ các đường giao cắt dân sinh bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Hỗ trợ tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ghi nhận và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí đã làm tốt công tác đảm bảo TTATGT trong năm 2016 và 13 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông giảm trên 10% là Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu, Bắc Giang, Long An, Bạc Liêu, Gia Lai, Yên Bái, Quảng Trị, An Giang, Lào Cai, Đắk Nông.
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện Năm An toàn giao thông năm 2017 “xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”; Kéo giãn ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn và các tuyến đường quốc lộ; Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 của Chính phủ; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe…; Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; Đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và giảm giá cưới vận tải đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không, giả mức độ phụ thuộc của hàng hóa, hành khách vào vận tải đường bộ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT tới mọi đối tượng, nhất là cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng, chống ùn tắc tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Ủy ban ATGT quốc gia đã tặng cờ thi đua của cho 10 tập thể; tặng bằng khen cho 31 tập thể và 56 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2016.
1468 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 4/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia dự và chủ trì hội nghị.Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có lãnh đạo các ngành thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; trưởng các phòng vận tải, quản lý phương tiện và người lái, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh; Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Năm 2016, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục giảm. Tai nạn giao thông tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm 2016, toàn quốc xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 1.261 vụ, giảm 43 người chết, giảm 1.935 người bị thương. Trong năm 2016, cả nước có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giảm số người chết vì tai nạn giao thông, trong đó có 13 địa phương giảm trên 10% số người chết là Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu, Bắc Giang, Long An, Bạc Liêu, Gia Lai, Yên Bái, Quảng Trị, An Giang, Lào Cai, Đắk Nông. Đặc biệt, các tỉnh Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu giảm trên 20% số người chết do tai nạn giao thông. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân được các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương đẩy mạnh. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm được tăng cường. Công tác cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu y tế và chăm sóc điều trị nạn nhân tai nạn giao thông được quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 20 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó có 9 tỉnh tăng trên 10%. Tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô có xu hướng gia tăng. Tình trạng phương tiện kinh doanh vận tải hoạt động không có giấy phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn còn tồn tại. Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn diễn biến phức tạp trở lại, đặc biệt là trong các khung giờ cao điểm…
Đối với tỉnh Yên Bái, tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2016 đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể: số vụ xảy ra là 221 vụ, giảm 1,4% (221/224); số người chết 57 người, giảm 12,3% (57/65); số người bị thương 263 người, giảm 2,2% (263/269). Yên Bái là một trong 13 địa phương giảm trên 10% số người chết do tai nạn giao thông. Có được những kết quả đó là do tỉnh đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chủ động xây dựng các văn bản, kế hoạch chỉ đạo điều hành về công tác bảo đảm TTATGT sát với thực tế tại địa phương; Tổ chức ký cam kết cho lãnh đạo chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo TTATGT; Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng và phát huy các mô hình tự quản về trật tự ATGT, xây dựng kế hoạch đảm bảo TTATGT nông thôn trên địa bàn tỉnh; Tổ chức có hiệu quả các đợt thanh, kiểm tra tải trọng, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách; Tổ chức thanh, kiểm tra đường thủy nội địa trước mùa mưa bão, không để xảy ra mất an toàn đường thủy. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng của tỉnh thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tích cực triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Để thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trong năm 2017, phát biểu tham luận tại hội nghị, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và các bộ, ngành chức năng như: đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ tỉnh Yên Bái đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương như tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 32; đường tỉnh 166; Đường tỉnh 165; Chỉ đạo ngành đường sắt xây dựng hệ thống gác chắn tự động tại các điểm giao cắt đường sắt với đường dân sinh công cộng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường gom tiến tới xóa bỏ các đường giao cắt dân sinh bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Hỗ trợ tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ghi nhận và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí đã làm tốt công tác đảm bảo TTATGT trong năm 2016 và 13 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông giảm trên 10% là Tây Ninh, Tuyên Quang, Trà Vinh, Lai Châu, Bắc Giang, Long An, Bạc Liêu, Gia Lai, Yên Bái, Quảng Trị, An Giang, Lào Cai, Đắk Nông.
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện Năm An toàn giao thông năm 2017 “xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”; Kéo giãn ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn và các tuyến đường quốc lộ; Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 của Chính phủ; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe…; Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; Đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và giảm giá cưới vận tải đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không, giả mức độ phụ thuộc của hàng hóa, hành khách vào vận tải đường bộ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT tới mọi đối tượng, nhất là cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường thực hiện các giải pháp đồng bộ phòng, chống ùn tắc tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Ủy ban ATGT quốc gia đã tặng cờ thi đua của cho 10 tập thể; tặng bằng khen cho 31 tập thể và 56 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2016.