CTTĐT - Huyện Mù Cang Chải vừa ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2018, trong đó đề ra mục tiêu chung là đảm bảo cho trẻ em, phụ nữ trong diện tiêm chủng được tiêm chủng đầy đủ, tạo miễn dịch tốt để phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Cán bộ y tế tiêm phòng dịch cho trẻ em.
Theo kế hoạch, huyện đề ra mục tiêu duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, bại liệt, sởi) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98% trở lên; Tăng tỷ lệ tiêm nhắc vắc xin sởi mũi 2 và DPT mũi 4 cho trẻ đủ 18 tháng tuổi đạt 95% trở lên; 97% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin uốn ván; duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đạt trên 90%; duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu cho trên 90% số trẻ sinh ra tại bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực được chọn triển khai tiêm phòng viêm gan B sơ sinh; 100% các ca bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đặc biệt được phát hiện, giám sát; 100% cơ sở tiêm chủng duy trì sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; Đảm bảo tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ cho 100% đối tượng; Duy trì và bảo vệ việc thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh.
Để thực hiện mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải yêu cầu tất cả các cán bộ y tế tham gia tiêm chủng phải có giấy chứng nhận tập huấn an toàn tiêm chủng mới được thực hiện tiêm chủng. Huyện sẽ tăng cường bố trí nhân lực kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tiêm chủng tại các cơ sở y tế trong đó tập trung giám sát về chất lượng và an toàn tiêm chủng; giám sát, phát hiện trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng; giám sát việc quản lý vật tư, vắc xin, dây chuyền lạnh; việc hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Bên cạnh đó huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn tiêm chủng tại cơ sở; tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp đến người dân, hộ gia đinhg trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về công tác tiêm chủng mở rộng; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương để tổ chức các hình thức truyền thông về công tác tiêm chủng tại cộng đồng cũng như các khu dân cư.
1226 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Mù Cang Chải vừa ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2018, trong đó đề ra mục tiêu chung là đảm bảo cho trẻ em, phụ nữ trong diện tiêm chủng được tiêm chủng đầy đủ, tạo miễn dịch tốt để phòng chống các bệnh truyền nhiễm.Theo kế hoạch, huyện đề ra mục tiêu duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, bại liệt, sởi) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 98% trở lên; Tăng tỷ lệ tiêm nhắc vắc xin sởi mũi 2 và DPT mũi 4 cho trẻ đủ 18 tháng tuổi đạt 95% trở lên; 97% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin uốn ván; duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đạt trên 90%; duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu cho trên 90% số trẻ sinh ra tại bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực được chọn triển khai tiêm phòng viêm gan B sơ sinh; 100% các ca bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đặc biệt được phát hiện, giám sát; 100% cơ sở tiêm chủng duy trì sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; Đảm bảo tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ cho 100% đối tượng; Duy trì và bảo vệ việc thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh.
Để thực hiện mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải yêu cầu tất cả các cán bộ y tế tham gia tiêm chủng phải có giấy chứng nhận tập huấn an toàn tiêm chủng mới được thực hiện tiêm chủng. Huyện sẽ tăng cường bố trí nhân lực kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tiêm chủng tại các cơ sở y tế trong đó tập trung giám sát về chất lượng và an toàn tiêm chủng; giám sát, phát hiện trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng; giám sát việc quản lý vật tư, vắc xin, dây chuyền lạnh; việc hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Bên cạnh đó huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn tiêm chủng tại cơ sở; tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp đến người dân, hộ gia đinhg trong cộng đồng để nâng cao nhận thức về công tác tiêm chủng mở rộng; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương để tổ chức các hình thức truyền thông về công tác tiêm chủng tại cộng đồng cũng như các khu dân cư.