Ngày 16/7/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND công nhận chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Toàn cảnh di tích Chùa Nổi
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Chùa Đồng Nếp, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh)
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Chùa Nổi thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình cách trung tâm thành phố Yên Bái 35 km. Để đến được với Di tích, chúng ta có thể đi bằng đường bộ từ ngã ba Cát Lem, Quốc lộ 70 (km30) Yên Bái - Hà Nội, rẽ Quốc lộ 37 Cát Lem - Thác Bà, đi 4km đến trụ sở UBND xã Đại Minh, sau đó rẽ phải vào đường liên thôn khoảng 1km đến di tích chùa Nổi. Đi theo tuyến đường Đông Hồ (Quốc lộ 37) Lục Yên - Yên Bình đến trụ sở UBND xã Đại Minh sau đó theo đường liên thôn 1 km là đến Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo người dân nơi đây lưu truyền lại, tên gọi là Chùa Nổi do Chùa nằm trên vị thế đất cao ở giữa cánh đồng. Vào những mùa mưa, lũ lụt thì ngôi chùa không bị ngập, từ xa nhìn lại có cảm giác ngôi chùa như đang nổi bồng bềnh trên mặt nước. Chùa Nổi còn có tên gọi khác là chùa Đồng Nếp được gắn liền với tên gọi địa danh thôn Đồng Nếp. Theo các cụ cao niên tại địa phương cho biết: Xưa kia những cánh đồng lúa bao quanh ngôi chùa này người dân chỉ trồng lúa nếp. Nên những người dân nơi đây vẫn hay gọi một cách dễ nhớ là chùa Đồng Nếp.
Di tích Chùa Nổi được hình thành gắn liền với sự phát triển Phật giáo dọc theo tuyến sông Chảy và vùng văn hóa Châu Thu Vật. Thời Lý, Trần thế kỷ XI - XIV, Phật giáo phát triển cực thịnh và được coi là Quốc giáo. Nhiều công trình Phật giáo được xây dựng đến từng làng, xã trên khắp đất nước. Từ năm 1225 đến 1258 Trần Cảnh lên ngôi đã xuống chiếu cho các địa phương có đình trạm phải vẽ, tô tượng phật đặt thờ trong đó nhằm đáp ứng sự quảng bá của đạo Phật. Một loạt các đình, chùa, đền được xây dựng và tu bổ trong giai đoạn này: quần thể đền, chùa Hắc Y, Chùa hang Úc thuộc huyện Lục Yên; Chùa Làng Thành, chùa Đồng Do, Chùa Bắp, Chùa Trấu, Chùa Nổi… thuộc huyện Yên Bình.
Năm 1962, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái trong quá trình khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã phát hiện nhiều hiện vật cổ liên quan đến phế tích kiến trúc tôn giáo (chùa) thuộc xã Đại Minh. Trong đó nổi bật có di vật đầu cá chép chất liệu đất nung được phát hiện ở khu phế tích Chùa Nổi thuộc thôn Đồng Nếp. Theo TS. khảo cổ học Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái: “đây là một phần hiện vật của con cá chép với chất liệu đất nung, mang phong cách đặc trưng của mỹ thuật thời Trần thế kỷ XIII-XIV”. Hiện vật đầu Cá chép trong văn hóa thời nhà Trần là một phần của kiến trúc tôn giáo (phật giáo). Có thể nói di tích Chùa Nổi thuộc xã Đại Minh có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm, gắn liền sự phát triển của vùng văn hóa Châu Thu Vật cũng như quá trình hình thành và phát triển phật giáo Châu Thu Vật.
Chùa Nổi xưa kia có kiến trúc hình chữ Đinh [丁], gồm hậu cung nối liền 3 gian, mái lợp ngói cánh sen, cột gỗ. Chùa được thiết kế tuần tự, hài hòa từ: sân chùa, bái đường, chính diện, hành lang đến hậu đường, các hoa văn rồng phượng được trang trí kỳ công trên từng đầu xà, đầu dư... Phía trên phần mái là hình tượng cá chép hóa rồng, phía trước sân chùa rộng thoáng có nhiều cây lớn bao phủ. Những kết hợp đó tạo cho chùa Nổi những dấu ấn riêng, khắc sâu trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Trải qua thời gian chiến tranh kéo dài đã huy hoại toàn bộ công trình kiến trúc tôn giáo này.
Do nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, năm 2008 Chùa Nổi được xây dựng lại dựa trên nền cũ với kiến trúc hình chữ Đinh gồm 1 gian hậu cung nối liền với 3 gian tiền đường. Phần mái lợp ngói cánh sen, tường xây, các hoa văn được trang trí tinh xảo trên phần mái và các đầu xà…. nhà sắp lễ được xây dựng bên cạnh chùa phục vụ cho bà con đến cầu, lễ. Trong chùa gồm đầy đủ các bộ gõ, cờ, các vật dụng dùng trong thờ phụng. Bộ tượng tôn thờ được giữ nguyên trạng so với trước đây.
6. Các nhân vật được thờ tự
Các nhân vật thờ tự trong chùa theo thứ tự 04 lớp:
Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế gồm ba pho tượng, bên trái là Quá khứ thế, ở giữa là Hiện tại thế, bên phải là Vị lai thế. Tên đầy đủ là Tam thế tam thiên phật (ba nghìn vị phật thời quá khứ, hiện tại và tương lai).
Lớp thứ hai: Tượng bộ Di đà tam môn, trong đó phật A Di Đà ở giữa; tượng Đại bi Quan thế âm bồ tát ở bên trái; tượng Đại lực Đại thế chí bồ tát ở bên phải. Bộ này còn gọi là Tây Phương/Hoa nghiêm tam Thánh, trong đó: Phật A di đà thể hiện tính bát đại, tuyên ngôn của đạo Phật là từ tâm và trí tuệ; Quan thế âm bồ tát: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả (bốn tính thuộc từ tâm); Đại thế chí bồ tát: Đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng (bốn tính thuộc trí tuệ). A di đà là vị phật ở Tây phương cực lạc, có chức năng tiếp dẫn linh hồn nhưng vì ít xuống trần gian nên phải nhờ đến hai vị bồ tát của mình.
Lớp thứ 3: gồm tượng Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang... cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này. Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có danh hiệu Bồ tát Chuẩn Đề. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức. Với tư tưởng giải thoát tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả.
Lớp thứ 4: Tượng Cửu Long, tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả” Bởi vậy tượng Cửu Long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giữa có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sinh.
Hai bên ban thờ Phật là tượng Đức Ông và Thánh Hiền: Tượng Đức Ông ở bên phải, ăn mặc lối võ quan. Đức ông tên là Tu đạt Cấp Cô Độc, mua vườn của thái tử Kỳ Đà cho đức Thích Ca Mâu Ni giảng đạo. Thái tử yêu cầu ông về đúc gạch vàng để lát vườn đến đâu đó là đất phật. Kết quả là xây nên vườn Lộc uyển - vườn Nai là nơi Đức Thích Ca giảng đạo và Tăng đoàn học tập. Tượng Thánh Hiền ở bên trái, Thánh hiền là cách gọi dân gian, đây là Ananđà dịch nghĩa là Hoan hỉ (anh họ của Đức Thích Ca Mâu Ni), vừa là đệ tử thứ hai của Đức Thích Ca Mâu Ni vừa được mệnh danh là đệ nhất Đa văn Thánh giáo (Nghe nhiều lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni nhất trong tăng đoàn), là người có công kết tập kinh điển của phật. Trong một lần đi khất thực, ngài gặp một phụ nữ yêu mình say đắm. Ngài gắng gượng vượt qua và hỏi phật Thích Ca, Phật Thích Ca liền nói hãy biến tình yêu đôi lứa thành tình yêu đạo pháp, liền xin cho cô gái đó được xuất gia, từ đó xuất hiện hàng ni trong tu hành.
Phía ngoài cửa chùa là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, một đức Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa: đất. Tạng: trùm chứa Bồ Tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất chở muôn sự muôn vật nên gọi là Địa.
7. Các hiện vật trong Di tích
Những di vật còn lại của di tích đến nay gồm:
Đầu cá chép dài: 24cm, rộng: 15cm, nặng: 3.100g chất liệu bằng đất nung có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV đời nhà Trần. Xác định đây là cá chép hóa rồng. Đầu cá được trang trí đầu máng xối, thường được đặt trên phần góc mái của chùa. Phần bờm có trang trí các họa tiết hình lá, với hai mắt tròn to.
Tảng đá kê chân cột: Với chiều 40cm, rộng 40cm, đường kính bề mặt 25cm. Tảng đá kê chân cột của chùa là phiến đá tự nhiên, đặc trưng loại vật liệu thường thấy ở các kiến trúc cổ vùng miền núi.
Giếng chùa: Giếng chùa nằm cách khu vực chùa khoảng 300m. Đường kính miệng giếng 70cm, sâu khoảng 4 đến 4,5m, tang giếng làm bằng gỗ. Trải qua thời gian lâu ngày không sử dụng, hiện nước giếng đục, không trong như trước. Những người dân quanh vùng kè bê tông xung quanh bảo vệ tránh sụt, lấp miệng giếng.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm chùa Nổi tổ chức những nghi thức phật giáo, kết hợp với các nghi lễ của dân tộc gồm có:
Lễ Thượng Nguyên (tâm nguyện cầu an đầu năm): Lễ Thượng Nguyên được tổ chức ngày Rẳm tháng Giêng. Vào ngày này ai đến chùa đều lễ Phật cầu an cho gia đình, dòng họ, đất nước được thái bình, an lạc. Đây cũng là ngày mà Phật tử về chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu tập mong trọn vẹn năm ấy được phúc lành.
Lễ Phật Đản: Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 14/4-15/4 (âm lịch). Vào ngày chính lễ nhà chùa cùng các phật tử và bà con nhân dân chuẩn bị các đồ cúng chay như: hoa, quả, chè lam, oản, bánh… là những sản phẩm do chính tay người dân làm ra. Những nguyên liệu như gạo, nước dùng làm bánh đều được lựa chọn và cất giữ tại kho riêng. Gạo phải hạt to, tròn; nước phải là được lấy từ giếng chùa để làm bánh và oản. Khâu quan trọng nhất chuẩn bị nước thơm (nước thơm là sự kết hợp từ lá sen, các loại hoa và thảo dược từ thiên nhiên) để “tắm tượng”.
Lễ Phật Đản tại Chùa Nổi diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 giờ. Trong đó nổi bật lên là nghi lễ “tắm tượng”. Các phật tử từ 50 tuổi trở lên tập trung tại gian chính giữa quanh chiếc chậu có nước thơm được đặt trên một giá cao trang trọng. Đến khoảng 10 giờ, nghi thức tắm tượng mới chính thức diễn ra. Tượng phật Thích Ca được các phật tử dội nước lá sen từ vai xuống. Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, tương truyền có 9 vị rồng thần tới phun nước tắm rửa cho ngài. Cùng với nước là hương hoa từ trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật. Khi công tác hoàn tất Đức phật Thích Ca được đưa về đúng vị trí, nhà chùa bắt đầu phát lộc cho từng gia đình.
Lễ Vu Lan-Báo hiếu: Khi nhắc đến hai từ Vu Lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng, bởi lẽ phật tính trong những tấm lòng hiếu hạnh một lần nữa được hâm nóng. Rằm tháng Bảy (15/7), được giới tăng ni Phật tử gọi là lễ Vu Lan, là dịp đặc biệt để con cái báo hiếu bậc sinh thành và tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng, Rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, nhà nhà bày mâm cao cỗ đầy để cúng chúng sinh. Vào ngày này các phật tử cùng bà con dân làng lên chùa với ước vọng cầu siêu mong cho các linh hồn ông, bà, cha, mẹ được siêu thoát. Đây chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và đạo lý tri ân với cha mẹ, ông bà, tổ tiên theo lời đức Phật dạy. Những ngày này là bà con dân làng tới đây cũng để nguyện cầu quốc thái dân an, tri ân công đức của các anh hùng liệt sĩ.
Ngày nay, Chùa Nổi là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa riêng của địa phương. Chùa không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt làng xã hun đúc tinh thần đoàn kết, còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp xuyên suốt quá trình phát triển của địa phương trong đời sống cộng đồng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
2877 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 16/7/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND công nhận chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác của Di tích: Chùa Đồng Nếp, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận chùa Nổi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh)
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Chùa Nổi thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình cách trung tâm thành phố Yên Bái 35 km. Để đến được với Di tích, chúng ta có thể đi bằng đường bộ từ ngã ba Cát Lem, Quốc lộ 70 (km30) Yên Bái - Hà Nội, rẽ Quốc lộ 37 Cát Lem - Thác Bà, đi 4km đến trụ sở UBND xã Đại Minh, sau đó rẽ phải vào đường liên thôn khoảng 1km đến di tích chùa Nổi. Đi theo tuyến đường Đông Hồ (Quốc lộ 37) Lục Yên - Yên Bình đến trụ sở UBND xã Đại Minh sau đó theo đường liên thôn 1 km là đến Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo người dân nơi đây lưu truyền lại, tên gọi là Chùa Nổi do Chùa nằm trên vị thế đất cao ở giữa cánh đồng. Vào những mùa mưa, lũ lụt thì ngôi chùa không bị ngập, từ xa nhìn lại có cảm giác ngôi chùa như đang nổi bồng bềnh trên mặt nước. Chùa Nổi còn có tên gọi khác là chùa Đồng Nếp được gắn liền với tên gọi địa danh thôn Đồng Nếp. Theo các cụ cao niên tại địa phương cho biết: Xưa kia những cánh đồng lúa bao quanh ngôi chùa này người dân chỉ trồng lúa nếp. Nên những người dân nơi đây vẫn hay gọi một cách dễ nhớ là chùa Đồng Nếp.
Di tích Chùa Nổi được hình thành gắn liền với sự phát triển Phật giáo dọc theo tuyến sông Chảy và vùng văn hóa Châu Thu Vật. Thời Lý, Trần thế kỷ XI - XIV, Phật giáo phát triển cực thịnh và được coi là Quốc giáo. Nhiều công trình Phật giáo được xây dựng đến từng làng, xã trên khắp đất nước. Từ năm 1225 đến 1258 Trần Cảnh lên ngôi đã xuống chiếu cho các địa phương có đình trạm phải vẽ, tô tượng phật đặt thờ trong đó nhằm đáp ứng sự quảng bá của đạo Phật. Một loạt các đình, chùa, đền được xây dựng và tu bổ trong giai đoạn này: quần thể đền, chùa Hắc Y, Chùa hang Úc thuộc huyện Lục Yên; Chùa Làng Thành, chùa Đồng Do, Chùa Bắp, Chùa Trấu, Chùa Nổi… thuộc huyện Yên Bình.
Năm 1962, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái trong quá trình khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã phát hiện nhiều hiện vật cổ liên quan đến phế tích kiến trúc tôn giáo (chùa) thuộc xã Đại Minh. Trong đó nổi bật có di vật đầu cá chép chất liệu đất nung được phát hiện ở khu phế tích Chùa Nổi thuộc thôn Đồng Nếp. Theo TS. khảo cổ học Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái: “đây là một phần hiện vật của con cá chép với chất liệu đất nung, mang phong cách đặc trưng của mỹ thuật thời Trần thế kỷ XIII-XIV”. Hiện vật đầu Cá chép trong văn hóa thời nhà Trần là một phần của kiến trúc tôn giáo (phật giáo). Có thể nói di tích Chùa Nổi thuộc xã Đại Minh có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm, gắn liền sự phát triển của vùng văn hóa Châu Thu Vật cũng như quá trình hình thành và phát triển phật giáo Châu Thu Vật.
Chùa Nổi xưa kia có kiến trúc hình chữ Đinh [丁], gồm hậu cung nối liền 3 gian, mái lợp ngói cánh sen, cột gỗ. Chùa được thiết kế tuần tự, hài hòa từ: sân chùa, bái đường, chính diện, hành lang đến hậu đường, các hoa văn rồng phượng được trang trí kỳ công trên từng đầu xà, đầu dư... Phía trên phần mái là hình tượng cá chép hóa rồng, phía trước sân chùa rộng thoáng có nhiều cây lớn bao phủ. Những kết hợp đó tạo cho chùa Nổi những dấu ấn riêng, khắc sâu trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Trải qua thời gian chiến tranh kéo dài đã huy hoại toàn bộ công trình kiến trúc tôn giáo này.
Do nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, năm 2008 Chùa Nổi được xây dựng lại dựa trên nền cũ với kiến trúc hình chữ Đinh gồm 1 gian hậu cung nối liền với 3 gian tiền đường. Phần mái lợp ngói cánh sen, tường xây, các hoa văn được trang trí tinh xảo trên phần mái và các đầu xà…. nhà sắp lễ được xây dựng bên cạnh chùa phục vụ cho bà con đến cầu, lễ. Trong chùa gồm đầy đủ các bộ gõ, cờ, các vật dụng dùng trong thờ phụng. Bộ tượng tôn thờ được giữ nguyên trạng so với trước đây.
6. Các nhân vật được thờ tự
Các nhân vật thờ tự trong chùa theo thứ tự 04 lớp:
Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế gồm ba pho tượng, bên trái là Quá khứ thế, ở giữa là Hiện tại thế, bên phải là Vị lai thế. Tên đầy đủ là Tam thế tam thiên phật (ba nghìn vị phật thời quá khứ, hiện tại và tương lai).
Lớp thứ hai: Tượng bộ Di đà tam môn, trong đó phật A Di Đà ở giữa; tượng Đại bi Quan thế âm bồ tát ở bên trái; tượng Đại lực Đại thế chí bồ tát ở bên phải. Bộ này còn gọi là Tây Phương/Hoa nghiêm tam Thánh, trong đó: Phật A di đà thể hiện tính bát đại, tuyên ngôn của đạo Phật là từ tâm và trí tuệ; Quan thế âm bồ tát: Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả (bốn tính thuộc từ tâm); Đại thế chí bồ tát: Đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng (bốn tính thuộc trí tuệ). A di đà là vị phật ở Tây phương cực lạc, có chức năng tiếp dẫn linh hồn nhưng vì ít xuống trần gian nên phải nhờ đến hai vị bồ tát của mình.
Lớp thứ 3: gồm tượng Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang... cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này. Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có danh hiệu Bồ tát Chuẩn Đề. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức. Với tư tưởng giải thoát tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả.
Lớp thứ 4: Tượng Cửu Long, tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả” Bởi vậy tượng Cửu Long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giữa có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sinh.
Hai bên ban thờ Phật là tượng Đức Ông và Thánh Hiền: Tượng Đức Ông ở bên phải, ăn mặc lối võ quan. Đức ông tên là Tu đạt Cấp Cô Độc, mua vườn của thái tử Kỳ Đà cho đức Thích Ca Mâu Ni giảng đạo. Thái tử yêu cầu ông về đúc gạch vàng để lát vườn đến đâu đó là đất phật. Kết quả là xây nên vườn Lộc uyển - vườn Nai là nơi Đức Thích Ca giảng đạo và Tăng đoàn học tập. Tượng Thánh Hiền ở bên trái, Thánh hiền là cách gọi dân gian, đây là Ananđà dịch nghĩa là Hoan hỉ (anh họ của Đức Thích Ca Mâu Ni), vừa là đệ tử thứ hai của Đức Thích Ca Mâu Ni vừa được mệnh danh là đệ nhất Đa văn Thánh giáo (Nghe nhiều lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni nhất trong tăng đoàn), là người có công kết tập kinh điển của phật. Trong một lần đi khất thực, ngài gặp một phụ nữ yêu mình say đắm. Ngài gắng gượng vượt qua và hỏi phật Thích Ca, Phật Thích Ca liền nói hãy biến tình yêu đôi lứa thành tình yêu đạo pháp, liền xin cho cô gái đó được xuất gia, từ đó xuất hiện hàng ni trong tu hành.
Phía ngoài cửa chùa là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, một đức Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa: đất. Tạng: trùm chứa Bồ Tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất chở muôn sự muôn vật nên gọi là Địa.
7. Các hiện vật trong Di tích
Những di vật còn lại của di tích đến nay gồm:
Đầu cá chép dài: 24cm, rộng: 15cm, nặng: 3.100g chất liệu bằng đất nung có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV đời nhà Trần. Xác định đây là cá chép hóa rồng. Đầu cá được trang trí đầu máng xối, thường được đặt trên phần góc mái của chùa. Phần bờm có trang trí các họa tiết hình lá, với hai mắt tròn to.
Tảng đá kê chân cột: Với chiều 40cm, rộng 40cm, đường kính bề mặt 25cm. Tảng đá kê chân cột của chùa là phiến đá tự nhiên, đặc trưng loại vật liệu thường thấy ở các kiến trúc cổ vùng miền núi.
Giếng chùa: Giếng chùa nằm cách khu vực chùa khoảng 300m. Đường kính miệng giếng 70cm, sâu khoảng 4 đến 4,5m, tang giếng làm bằng gỗ. Trải qua thời gian lâu ngày không sử dụng, hiện nước giếng đục, không trong như trước. Những người dân quanh vùng kè bê tông xung quanh bảo vệ tránh sụt, lấp miệng giếng.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm chùa Nổi tổ chức những nghi thức phật giáo, kết hợp với các nghi lễ của dân tộc gồm có:
Lễ Thượng Nguyên (tâm nguyện cầu an đầu năm): Lễ Thượng Nguyên được tổ chức ngày Rẳm tháng Giêng. Vào ngày này ai đến chùa đều lễ Phật cầu an cho gia đình, dòng họ, đất nước được thái bình, an lạc. Đây cũng là ngày mà Phật tử về chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu tập mong trọn vẹn năm ấy được phúc lành.
Lễ Phật Đản: Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 14/4-15/4 (âm lịch). Vào ngày chính lễ nhà chùa cùng các phật tử và bà con nhân dân chuẩn bị các đồ cúng chay như: hoa, quả, chè lam, oản, bánh… là những sản phẩm do chính tay người dân làm ra. Những nguyên liệu như gạo, nước dùng làm bánh đều được lựa chọn và cất giữ tại kho riêng. Gạo phải hạt to, tròn; nước phải là được lấy từ giếng chùa để làm bánh và oản. Khâu quan trọng nhất chuẩn bị nước thơm (nước thơm là sự kết hợp từ lá sen, các loại hoa và thảo dược từ thiên nhiên) để “tắm tượng”.
Lễ Phật Đản tại Chùa Nổi diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 giờ. Trong đó nổi bật lên là nghi lễ “tắm tượng”. Các phật tử từ 50 tuổi trở lên tập trung tại gian chính giữa quanh chiếc chậu có nước thơm được đặt trên một giá cao trang trọng. Đến khoảng 10 giờ, nghi thức tắm tượng mới chính thức diễn ra. Tượng phật Thích Ca được các phật tử dội nước lá sen từ vai xuống. Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, tương truyền có 9 vị rồng thần tới phun nước tắm rửa cho ngài. Cùng với nước là hương hoa từ trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật. Khi công tác hoàn tất Đức phật Thích Ca được đưa về đúng vị trí, nhà chùa bắt đầu phát lộc cho từng gia đình.
Lễ Vu Lan-Báo hiếu: Khi nhắc đến hai từ Vu Lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng, bởi lẽ phật tính trong những tấm lòng hiếu hạnh một lần nữa được hâm nóng. Rằm tháng Bảy (15/7), được giới tăng ni Phật tử gọi là lễ Vu Lan, là dịp đặc biệt để con cái báo hiếu bậc sinh thành và tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng, Rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, nhà nhà bày mâm cao cỗ đầy để cúng chúng sinh. Vào ngày này các phật tử cùng bà con dân làng lên chùa với ước vọng cầu siêu mong cho các linh hồn ông, bà, cha, mẹ được siêu thoát. Đây chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và đạo lý tri ân với cha mẹ, ông bà, tổ tiên theo lời đức Phật dạy. Những ngày này là bà con dân làng tới đây cũng để nguyện cầu quốc thái dân an, tri ân công đức của các anh hùng liệt sĩ.
Ngày nay, Chùa Nổi là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa riêng của địa phương. Chùa không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt làng xã hun đúc tinh thần đoàn kết, còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp xuyên suốt quá trình phát triển của địa phương trong đời sống cộng đồng.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
Các bài khác
- Di tích “Nậm Tốc Tát”, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích chùa - đền - đình Minh Phú, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình Giới Phiên, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình - đền - chùa Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích Đình Lâm Thượng (22/08/2019)
- Di tích trường Trung cấp Y cũ, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Cửa Ngòi, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đình, đền và chùa Văn Tiến, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
- Di tích đền và chùa Rối xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (22/08/2019)
Xem thêm »