CTTĐT – Với mục tiêu triển khai áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản trong các vùng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn GAP cơ bản giai đoạn 2017-2020.
Triển khai áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn
Để triển khai Kế hoạch cần tổ chức xây dựng, biên soạn bộ tài liệu phục vụ công tác đào tạo cho tiểu giáo viên, cán bộ kỹ thuật; Sổ tay hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản cho các hộ nông dân (50 cuốn tài liệu dành cho tiểu giáo viên; 300 cuốn tài liệu cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; 1.200 cuốn Sổ tay hướng dẫn nông hộ; các mẫu biểu kiểm tra, giám sát, báo cáo)
Đào tạo 30 người làm giảng viên: Đối tượng là cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trung tâm khuyến nông; Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Trạm khuyên nông.
Tập huấn phổ biến kiến thức về sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản cho 300 người là cán bộ quản lý cấp xã, phường, cấp huyện và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp xã đến tỉnh. Đối tượng: Cán bộ quản lý, kỹ thuật thuộc các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyên nông); cán bộ quản lý, kỹ thuật phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách nông lâm nghiệp; cán bộ khuyến nông viên cơ sở.
Tập huấn cho 1.000 hộ nông dân thực hành sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản: Đối tương; các hộ sản xuất rau chuyên canh; các hộ sản xuất rau theo mùa vụ; các hộ sản xuất rau theo quy mô hộ gia đình.
Xây dựng 05 mô hình trình diễn về áp dụng thực hành sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí cơ bản của GAP cơ bản.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo và xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng các tiêu chuẩn GAP cơ bản giai đoạn 2017-2020. Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các xã, các đơn vị của địa phương phối hợp với chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch.
Các sở, ngành có liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để thực hiện nội dung của kế hoạch.
878 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Với mục tiêu triển khai áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản trong các vùng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn GAP cơ bản giai đoạn 2017-2020.Để triển khai Kế hoạch cần tổ chức xây dựng, biên soạn bộ tài liệu phục vụ công tác đào tạo cho tiểu giáo viên, cán bộ kỹ thuật; Sổ tay hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản cho các hộ nông dân (50 cuốn tài liệu dành cho tiểu giáo viên; 300 cuốn tài liệu cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; 1.200 cuốn Sổ tay hướng dẫn nông hộ; các mẫu biểu kiểm tra, giám sát, báo cáo)
Đào tạo 30 người làm giảng viên: Đối tượng là cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trung tâm khuyến nông; Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Trạm khuyên nông.
Tập huấn phổ biến kiến thức về sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản cho 300 người là cán bộ quản lý cấp xã, phường, cấp huyện và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp xã đến tỉnh. Đối tượng: Cán bộ quản lý, kỹ thuật thuộc các cơ quan chuyên ngành của tỉnh (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyên nông); cán bộ quản lý, kỹ thuật phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách nông lâm nghiệp; cán bộ khuyến nông viên cơ sở.
Tập huấn cho 1.000 hộ nông dân thực hành sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của GAP cơ bản: Đối tương; các hộ sản xuất rau chuyên canh; các hộ sản xuất rau theo mùa vụ; các hộ sản xuất rau theo quy mô hộ gia đình.
Xây dựng 05 mô hình trình diễn về áp dụng thực hành sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí cơ bản của GAP cơ bản.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo và xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng các tiêu chuẩn GAP cơ bản giai đoạn 2017-2020. Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các xã, các đơn vị của địa phương phối hợp với chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tổ chức thực hiện theo nội dung kế hoạch.
Các sở, ngành có liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để thực hiện nội dung của kế hoạch.