Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2020, kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/6/2019.
Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2020
Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 16/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Chị thị nêu rõ mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 là tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh; quyết liệt thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; phát triển bứt phá thị trường trong nước; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đối khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra 8 định hướng và nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, trong đó dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực trong 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc tiếp tục triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW và việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc.
Tiếp tục chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công đến 31/12/2019
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết nêu rõ, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ đến hết ngày 31/12/2019; việc kéo dài thời hạn giải ngân vốn đã bố trí trong năm 2018 để thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ.
Chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên
Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trong đó, nghị định quy định rõ điều kiện về năng lực chuyên môn đối với tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
Theo quy định, chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc cùng lĩnh vực với quy hoạch cần lập, đã có 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong công việc đảm nhận.
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ ban hành Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Quyết định nêu rõ:
1- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3- Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định.
Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi...
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040.
Mục tiêu nhằm xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng - trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.
Thành lập Trung tâm hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học, môi trường
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường trên cơ sở kiện toàn, tổ chức lại Trung tâm công nghệ xử lý môi trường thuộc Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng.
Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường có nhiệm vụ chủ trì điều hành, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học đối với môi trường và con người sau chiến tranh; xử lý ô nhiễm hóa chất độc, chất nguy hại, khắc phục sự cố hóa chất độc xạ và môi trường trong phạm vi toàn quốc; chủ trì xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin về khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh.
Đồng thời thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh, xử lý ô nhiễm hóa chất độc, chất nguy hại, khắc phục sự cố hóa chất độc xạ và môi trường...
Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
Tại Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Danh mục hàng hóa gồm: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia sản xuất từ malt; xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh nguyên chiếc, có động cơ đốt trong kiểu piston có dung tích xi lanh trên 125cc; máy bay, du thuyền; xăng các loại; điều hòa không khí, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; giấy vàng mã; tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định; hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh do Chính phủ ban hành; hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hàng hóa trong các vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
821 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2020, kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/6/2019.Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2020
Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 16/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Chị thị nêu rõ mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 là tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh; quyết liệt thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; phát triển bứt phá thị trường trong nước; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đối khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra 8 định hướng và nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, trong đó dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực trong 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc tiếp tục triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW và việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc.
Tiếp tục chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công đến 31/12/2019
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết nêu rõ, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ đến hết ngày 31/12/2019; việc kéo dài thời hạn giải ngân vốn đã bố trí trong năm 2018 để thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ.
Chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên
Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trong đó, nghị định quy định rõ điều kiện về năng lực chuyên môn đối với tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
Theo quy định, chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc cùng lĩnh vực với quy hoạch cần lập, đã có 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong công việc đảm nhận.
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính phủ ban hành Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Quyết định nêu rõ:
1- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3- Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định.
Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi...
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040.
Mục tiêu nhằm xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng - trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.
Thành lập Trung tâm hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học, môi trường
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường trên cơ sở kiện toàn, tổ chức lại Trung tâm công nghệ xử lý môi trường thuộc Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng.
Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường có nhiệm vụ chủ trì điều hành, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học đối với môi trường và con người sau chiến tranh; xử lý ô nhiễm hóa chất độc, chất nguy hại, khắc phục sự cố hóa chất độc xạ và môi trường trong phạm vi toàn quốc; chủ trì xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin về khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh.
Đồng thời thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh, xử lý ô nhiễm hóa chất độc, chất nguy hại, khắc phục sự cố hóa chất độc xạ và môi trường...
Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
Tại Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Danh mục hàng hóa gồm: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia sản xuất từ malt; xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh nguyên chiếc, có động cơ đốt trong kiểu piston có dung tích xi lanh trên 125cc; máy bay, du thuyền; xăng các loại; điều hòa không khí, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; giấy vàng mã; tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo Danh mục do Bộ Công Thương quy định; hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh do Chính phủ ban hành; hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hàng hóa trong các vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.