Trong hai năm 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn đạt trên 92 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào tu sửa, nâng cấp các di tích trên 47 tỷ đồng; đầu tư dịch vụ 45 tỷ đồng.
Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 35-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020, phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, huyện Văn Yên đã triển thực hiện nhiều biện pháp để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Để phát triển ngành công nghiệp không khói, huyện Văn Yên đã làm tốt công tác quy hoạch du lịch. Hiện, trên địa bàn có 14 di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đó là đền Đông Cuông và Nhược Sơn; rừng nguyên sinh Nà Hẩu đang trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) xem xét công nhận là danh thắng cấp quốc gia.
Riêng năm 2017, huyện phối hợp với Sở VH-TT&DL đề nghị UBND tỉnh công nhận 6 di tích lịch sử cấp tỉnh là: đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng; đền Trái Đó, xã Yên Hợp; đình, đền xã Tân Hợp; đình Làng Vải, xã Mậu Đông; đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ; đền Đôi Cô, xã Đông An.
Đồng thời, huyện xây dựng quy hoạch tổng thể 6 khu di tích là: đền Đông Cuông, xã Đông Cuông 30 ha; đền Trạng Lường Lương Thế Vinh, xã Yên Thái 1,48 ha; đình Yên Dũng, xã Yên Hợp 2,92 ha; đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông 0,41 ha; đền Gò Chùa, xã An Thịnh 0,69 ha; đình Mường A, xã Ngòi A 0,33 ha.
Để phát triển du lịch, cùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch qua nhiều hình thức đa dạng phong phú, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm. Huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của tỉnh; cử cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VH-TT&DL, cán bộ quản lý khách sạn, nhà nghỉ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch tại tỉnh và khu vực.
Đồng thời, phối hợp với Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa Việt Nam tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 20 hộ dân xã Nà Hẩu về phát triển du lịch cộng đồng. Dù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác tu sửa, tôn tạo, nâng cấp, phát triển hạ tầng du lịch được quan tâm qua nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn đạt trên 92 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào tu sửa, nâng cấp các di tích trên 47 tỷ đồng; đầu tư dịch vụ 45 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 10 nhà nghỉ cộng đồng, 19 nhà nghỉ tư nhân, 3 khách sạn với tổng số 224 phòng, 343 giường. Trong đó, có 10 nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn và xếp hạng với 134 phòng, 197 giường tiêu chuẩn.
Phục vụ phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo, xây dựng phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch như: đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế tại thị trấn Mậu A và xã Viễn Sơn; đồ thủ công mỹ nghệ gỗ rừng trồng; gia công cơ khí các mặt hàng nông cụ sản xuất, dụng cụ gia đình tại thị trấn Mậu A; tinh dầu quế, rượu quế sơn, công nghệ làm giấy dó, gạo Chiêm hương Đại - Phú - An…
Tổ chức ra mắt làng du lịch cộng đồng như: du lịch cộng đồng thôn Khe Tát, xã Nà Hẩu, gắn với việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống người dân tộc Mông và phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu; duy trì, phát triển làng du lịch cộng đồng thôn Cầu Có, xã Đông Cuông, gắn liền với du lịch tâm linh đền Đông Cuông; tập trung phát triển các đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm...; phát triển 267 đội văn nghệ ở cơ sở gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Cùng phối hợp với Hội Văn học dân gian Việt Nam xây dựng Đề án phát triển di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đông Cuông thành khu du lịch tâm linh, huyện đã chỉ đạo tổ chức thành công các lễ, hội như: đền Đông Cuông, Nhược Sơn; đình Mường A; lễ hội Lồng tồng các xã Phong Dụ Thượng, xã Tân Hợp; tết nhảy xã Đại Sơn; tết Rừng xã Nà Hẩu; lễ cấp sắc 12 đèn xã Viễn Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Xuân Tầm.
Đặc biệt, huyện phối hợp với các ban, ngành của tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ hai năm 2016 và Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm quế năm 2017. Các lễ hội đã quảng bá được tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, du lịch trên địa bàn huyện, để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân khi đến tham gia.
Du khách tham quan Hội chợ giới thiệu sản phẩm quế Văn Yên.
Phát huy kết quả đạt được, tiếp tục phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động giữa các cấp, các ngành và nhân dân trong phát triển du lịch ở địa phương, tập trung cao cho việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên ở mỗi địa phương, đơn vị.
Huyện tiếp tục xây dựng cơ chế đầu tư, thu hút đầu tư phát triển du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá về du lịch, dịch vụ du lịch, huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch qua đẩy mạnh xã hội hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch với nhiều hình thức như: đầu tư cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch; nâng cấp quy mô và chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian; phát triển các làng nghề truyền thống gắn với các tour du lịch cộng đồng...
Đặc biệt, quan tâm gắn phát triển du lịch với bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên để các điểm du lịch, khu du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến với địa phương.
Năm 2016, tổng số khách đến các điểm du lịch và lễ hội huyện Văn Yên là 525.000 lượt người, doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 78,75 tỷ đồng; năm 2017, tổng số khách đến các điểm du lịch và lễ hội là 572.000 lượt người, doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 85,8 tỷ đồng. Kinh tế du lịch đã tạo việc làm ổn định cho 1.700 lao động địa phương.
|
896 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong hai năm 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn đạt trên 92 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào tu sửa, nâng cấp các di tích trên 47 tỷ đồng; đầu tư dịch vụ 45 tỷ đồng.Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 35-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020, phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, huyện Văn Yên đã triển thực hiện nhiều biện pháp để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Để phát triển ngành công nghiệp không khói, huyện Văn Yên đã làm tốt công tác quy hoạch du lịch. Hiện, trên địa bàn có 14 di tích lịch sử, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đó là đền Đông Cuông và Nhược Sơn; rừng nguyên sinh Nà Hẩu đang trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) xem xét công nhận là danh thắng cấp quốc gia.
Riêng năm 2017, huyện phối hợp với Sở VH-TT&DL đề nghị UBND tỉnh công nhận 6 di tích lịch sử cấp tỉnh là: đình Chạng, xã Phong Dụ Thượng; đền Trái Đó, xã Yên Hợp; đình, đền xã Tân Hợp; đình Làng Vải, xã Mậu Đông; đình Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ; đền Đôi Cô, xã Đông An.
Đồng thời, huyện xây dựng quy hoạch tổng thể 6 khu di tích là: đền Đông Cuông, xã Đông Cuông 30 ha; đền Trạng Lường Lương Thế Vinh, xã Yên Thái 1,48 ha; đình Yên Dũng, xã Yên Hợp 2,92 ha; đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông 0,41 ha; đền Gò Chùa, xã An Thịnh 0,69 ha; đình Mường A, xã Ngòi A 0,33 ha.
Để phát triển du lịch, cùng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch qua nhiều hình thức đa dạng phong phú, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm. Huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của tỉnh; cử cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VH-TT&DL, cán bộ quản lý khách sạn, nhà nghỉ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch tại tỉnh và khu vực.
Đồng thời, phối hợp với Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa Việt Nam tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 20 hộ dân xã Nà Hẩu về phát triển du lịch cộng đồng. Dù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác tu sửa, tôn tạo, nâng cấp, phát triển hạ tầng du lịch được quan tâm qua nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn đạt trên 92 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào tu sửa, nâng cấp các di tích trên 47 tỷ đồng; đầu tư dịch vụ 45 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 10 nhà nghỉ cộng đồng, 19 nhà nghỉ tư nhân, 3 khách sạn với tổng số 224 phòng, 343 giường. Trong đó, có 10 nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn và xếp hạng với 134 phòng, 197 giường tiêu chuẩn.
Phục vụ phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo, xây dựng phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch như: đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế tại thị trấn Mậu A và xã Viễn Sơn; đồ thủ công mỹ nghệ gỗ rừng trồng; gia công cơ khí các mặt hàng nông cụ sản xuất, dụng cụ gia đình tại thị trấn Mậu A; tinh dầu quế, rượu quế sơn, công nghệ làm giấy dó, gạo Chiêm hương Đại - Phú - An…
Tổ chức ra mắt làng du lịch cộng đồng như: du lịch cộng đồng thôn Khe Tát, xã Nà Hẩu, gắn với việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống người dân tộc Mông và phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh xã Nà Hẩu; duy trì, phát triển làng du lịch cộng đồng thôn Cầu Có, xã Đông Cuông, gắn liền với du lịch tâm linh đền Đông Cuông; tập trung phát triển các đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm...; phát triển 267 đội văn nghệ ở cơ sở gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Cùng phối hợp với Hội Văn học dân gian Việt Nam xây dựng Đề án phát triển di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đông Cuông thành khu du lịch tâm linh, huyện đã chỉ đạo tổ chức thành công các lễ, hội như: đền Đông Cuông, Nhược Sơn; đình Mường A; lễ hội Lồng tồng các xã Phong Dụ Thượng, xã Tân Hợp; tết nhảy xã Đại Sơn; tết Rừng xã Nà Hẩu; lễ cấp sắc 12 đèn xã Viễn Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Xuân Tầm.
Đặc biệt, huyện phối hợp với các ban, ngành của tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ hai năm 2016 và Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn và Hội chợ giới thiệu các sản phẩm quế năm 2017. Các lễ hội đã quảng bá được tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, du lịch trên địa bàn huyện, để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và nhân dân khi đến tham gia.
Du khách tham quan Hội chợ giới thiệu sản phẩm quế Văn Yên.
Phát huy kết quả đạt được, tiếp tục phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động giữa các cấp, các ngành và nhân dân trong phát triển du lịch ở địa phương, tập trung cao cho việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên ở mỗi địa phương, đơn vị.
Huyện tiếp tục xây dựng cơ chế đầu tư, thu hút đầu tư phát triển du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá về du lịch, dịch vụ du lịch, huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch qua đẩy mạnh xã hội hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch với nhiều hình thức như: đầu tư cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch; nâng cấp quy mô và chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian; phát triển các làng nghề truyền thống gắn với các tour du lịch cộng đồng...
Đặc biệt, quan tâm gắn phát triển du lịch với bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên để các điểm du lịch, khu du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến với địa phương.
Năm 2016, tổng số khách đến các điểm du lịch và lễ hội huyện Văn Yên là 525.000 lượt người, doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 78,75 tỷ đồng; năm 2017, tổng số khách đến các điểm du lịch và lễ hội là 572.000 lượt người, doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 85,8 tỷ đồng. Kinh tế du lịch đã tạo việc làm ổn định cho 1.700 lao động địa phương.