Thực hiện mục tiêu cải cách hành chính (CCHC), Văn Yên là một trong những địa phương của tỉnh đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT). Toàn huyện đã có 26/27 xã, thị trấn kết nối mạng Internet, đáp ứng điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT của Đề án xây dựng CQĐT.
Tra cứu thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện.
Về việc xây dựng CQĐT của địa phương, ông Nguyễn Anh Tiến - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: "Sau khi có Nghị quyết số 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2016 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Kế hoạch hành động số 170/KH-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, UBND huyện Văn Yên đã nghiên cứu, xây dựng và trình HĐND huyện Văn Yên phê duyệt Đề án xây dựng CQĐT huyện Văn Yên giai đoạn 2016 - 2020; thành lập Ban Chỉ đạo Đề án và xây dựng Kế hoạch lộ trình triển khai Đề án từng năm. Qua hai năm triển khai, Đề án đã đạt được những kết quả hết sức khả quan”.
Tìm hiểu được biết, để xây dựng CQĐT, trên cơ sở Đề án và Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016-2020, Ban Chỉ đạo của huyện đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai từng hạng mục về triển khai ứng dụng phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp; triển khai phần mềm một cửa điện tử tại UBND huyện; triển khai phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông tỉnh Yên Bái mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn duy trì thực hiện hạng mục CNTT đã ứng dụng và chuẩn bị tốt điều kiện để triển khai hạng mục mới. Cùng tiến hành củng cố cơ sở vật chất bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện, huyện cũng phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông tỉnh khảo sát quy trình giải quyết 238 TTHC của 10 phòng chuyên môn, Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất, từ đó cấu hình 238 TTHC trên phần mềm một cửa điện tử của huyện...
Sau 2 năm thực hiện Đề án xây dựng CQĐT huyện Văn Yên giai đoạn 2016-2020, với sự quan tâm của UBND tỉnh, ngành dọc cấp trên và sự nỗ lực của huyện Văn Yên, đến nay, hạ tầng CNTT từ huyện đến cơ sở đã được củng cố đáng kể, cơ bản đáp ứng các yêu cầu cần thiết của việc xây dựng CQĐT cấp huyện và yêu cầu của việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Toàn huyện đã có 26/27 xã, thị trấn kết nối mạng Internet, đáp ứng điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT của Đề án xây dựng CQĐT. Nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phát hành văn bản trên phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp được đầu tư.
100% các cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và cán bộ, công chức của UBND 26 xã, thị trấn đều đã có tài khoản trên hệ thống phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp. Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp huyện đạt 0,88 máy (không kể máy tính laptop); tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức cấp xã đạt 0,71 máy (kể cả máy tính laptop).
Từ xây dựng CQĐT, hiện nay, 100% hệ thống văn bản đã được liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hầu hết các văn bản chỉ đạo điều hành giữa UBND huyện và các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn được chuyển đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn bằng văn bản điện tử thông qua phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp (trừ các văn bản mang tính bảo mật và những cơ quan không kết nối phầm mềm tác nghiệp với UBND huyện); 100% hồ sơ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã đã được số hóa trên hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm và quản lý cán bộ được dễ dàng hơn.
Đặc biệt, Ban Tiếp công dân của huyện, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên hệ thống phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo. Những điều này có nghĩa, không chỉ chi phí cho in ấn giấy tờ của cơ quan hành chính giảm mà hiệu quả công việc được nâng lên.
Chỉ ví dụ, đối với UBND huyện, nếu như trước kia, toàn bộ văn bản đến, văn bản đi, văn thư phải phân loại, in sao ra nhiều bộ khác và gửi tới từng địa chỉ cần thiết thì nay đã khác, chỉ với 1 máy scan, 1 máy tính có nối mạng Internet và các địa chỉ email có sẵn, mọi công việc đều được thực hiện với vài cú click chuột. Không chỉ nhanh hơn rất nhiều và không khó khăn cho việc bảo quản và tìm kiếm mà hàng năm còn tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền giấy in và các vật tư khác nếu gửi qua bưu điện hoặc chi phí đi lại.
Hiệu quả với hoạt động bộ máy thì vậy, việc thực hiện CQĐT có tác dụng rất hiệu quả trong CCHC. 100% các TTHC thuộc cấp huyện đã được công khai trên Trang thông tin điện tử huyện và triển khai dịch vụ công trực tiếp mức độ 3 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Yên Bái (http://dvc.yenbai.gov.vn/Pages/trang-ch%E1%BB%A7.aspx); các hồ sơ TTHC đều có thể thực hiện việc kê khai và nộp trực tuyến trên mạng Internet thông qua phần mềm một cửa điện tử của huyện. Anh Lê Chí Công - cán bộ trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả bộ phận một cửa của huyện cho biết: "Việc đầu tư cơ sở vật chất, nhất là việc ứng dụng CNTT đã giúp việc giải quyết công cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, thuận lợi.
Hơn thế, từ áp dụng công nghệ, giúp kiểm soát được hồ sơ, hồ sơ được công khai minh bạch, không qua khâu trung gian, hạn chế nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp”. Đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng CQĐT, anh Nguyễn Hoàng Long - người dân xã Hoàng Thắng cho biết: "Việc xây dựng CQĐT là hết sức tốt. Chúng tôi gửi hồ sơ và nhận kết quả một lần rất thuận tiện, giảm chi phí về thời gian, tiền bạc cho người dân”.
Hiệu quả của thực hiện CQĐT ở huyện Văn Yên là hết sức rõ ràng, là minh chứng tiêu biểu CCHC tại địa phương. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là có CQĐT rồi cần có đối tượng sử dụng để phát huy hiệu quả. Trên thực tế, vì nhiều lý do mà nhiều người dân, doanh nghiệp chưa sử dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến qua mạng để tiết kiệm chi phí và thời gian mà vẫn sử dụng hình thức giao dịch thông thường. Do đó, để nâng cao hiệu quả, cũng như khai thác triệt để những ích lợi từ xây dựng CQĐT mang lại, cùng tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm đã được triển khai như: quản lý điều hành tác nghiệp, quản lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo thực hiện chữ ký số và liên thông văn bản đi, đến từ UBND huyện tới các xã, thị trấn, từ huyện lên tỉnh để từng bước giảm tải việc phát hành văn bản giấy (trừ những văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước); tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của phần mềm quản lý bảo hiểm y tế để đưa vào triển khai thực hiện; giải quyết có hiệu quả các TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông qua phần mềm "Một cửa điện tử" của UBND huyện, làm cơ sở vững chắc để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với một số TTHC; tiếp tục quan tâm đầu tư về con người và cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn theo lộ trình Đề án đã được phê duyệt... Văn Yên cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp từng bước làm quen với việc thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên mạng; đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến. Chỉ khi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết công việc thì việc xây dựng CQĐT mới thực sự đạt mục đích đề ra trong cải cách TTHC.
935 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện mục tiêu cải cách hành chính (CCHC), Văn Yên là một trong những địa phương của tỉnh đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT). Toàn huyện đã có 26/27 xã, thị trấn kết nối mạng Internet, đáp ứng điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT của Đề án xây dựng CQĐT. Về việc xây dựng CQĐT của địa phương, ông Nguyễn Anh Tiến - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: "Sau khi có Nghị quyết số 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2016 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Kế hoạch hành động số 170/KH-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, UBND huyện Văn Yên đã nghiên cứu, xây dựng và trình HĐND huyện Văn Yên phê duyệt Đề án xây dựng CQĐT huyện Văn Yên giai đoạn 2016 - 2020; thành lập Ban Chỉ đạo Đề án và xây dựng Kế hoạch lộ trình triển khai Đề án từng năm. Qua hai năm triển khai, Đề án đã đạt được những kết quả hết sức khả quan”.
Tìm hiểu được biết, để xây dựng CQĐT, trên cơ sở Đề án và Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016-2020, Ban Chỉ đạo của huyện đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai từng hạng mục về triển khai ứng dụng phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp; triển khai phần mềm một cửa điện tử tại UBND huyện; triển khai phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông tỉnh Yên Bái mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn duy trì thực hiện hạng mục CNTT đã ứng dụng và chuẩn bị tốt điều kiện để triển khai hạng mục mới. Cùng tiến hành củng cố cơ sở vật chất bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện, huyện cũng phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông tỉnh khảo sát quy trình giải quyết 238 TTHC của 10 phòng chuyên môn, Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất, từ đó cấu hình 238 TTHC trên phần mềm một cửa điện tử của huyện...
Sau 2 năm thực hiện Đề án xây dựng CQĐT huyện Văn Yên giai đoạn 2016-2020, với sự quan tâm của UBND tỉnh, ngành dọc cấp trên và sự nỗ lực của huyện Văn Yên, đến nay, hạ tầng CNTT từ huyện đến cơ sở đã được củng cố đáng kể, cơ bản đáp ứng các yêu cầu cần thiết của việc xây dựng CQĐT cấp huyện và yêu cầu của việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Toàn huyện đã có 26/27 xã, thị trấn kết nối mạng Internet, đáp ứng điều kiện để triển khai các ứng dụng CNTT của Đề án xây dựng CQĐT. Nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phát hành văn bản trên phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp được đầu tư.
100% các cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và cán bộ, công chức của UBND 26 xã, thị trấn đều đã có tài khoản trên hệ thống phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp. Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp huyện đạt 0,88 máy (không kể máy tính laptop); tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức cấp xã đạt 0,71 máy (kể cả máy tính laptop).
Từ xây dựng CQĐT, hiện nay, 100% hệ thống văn bản đã được liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hầu hết các văn bản chỉ đạo điều hành giữa UBND huyện và các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn được chuyển đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn bằng văn bản điện tử thông qua phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp (trừ các văn bản mang tính bảo mật và những cơ quan không kết nối phầm mềm tác nghiệp với UBND huyện); 100% hồ sơ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã đã được số hóa trên hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm và quản lý cán bộ được dễ dàng hơn.
Đặc biệt, Ban Tiếp công dân của huyện, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên hệ thống phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo. Những điều này có nghĩa, không chỉ chi phí cho in ấn giấy tờ của cơ quan hành chính giảm mà hiệu quả công việc được nâng lên.
Chỉ ví dụ, đối với UBND huyện, nếu như trước kia, toàn bộ văn bản đến, văn bản đi, văn thư phải phân loại, in sao ra nhiều bộ khác và gửi tới từng địa chỉ cần thiết thì nay đã khác, chỉ với 1 máy scan, 1 máy tính có nối mạng Internet và các địa chỉ email có sẵn, mọi công việc đều được thực hiện với vài cú click chuột. Không chỉ nhanh hơn rất nhiều và không khó khăn cho việc bảo quản và tìm kiếm mà hàng năm còn tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền giấy in và các vật tư khác nếu gửi qua bưu điện hoặc chi phí đi lại.
Hiệu quả với hoạt động bộ máy thì vậy, việc thực hiện CQĐT có tác dụng rất hiệu quả trong CCHC. 100% các TTHC thuộc cấp huyện đã được công khai trên Trang thông tin điện tử huyện và triển khai dịch vụ công trực tiếp mức độ 3 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Yên Bái (http://dvc.yenbai.gov.vn/Pages/trang-ch%E1%BB%A7.aspx); các hồ sơ TTHC đều có thể thực hiện việc kê khai và nộp trực tuyến trên mạng Internet thông qua phần mềm một cửa điện tử của huyện. Anh Lê Chí Công - cán bộ trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả bộ phận một cửa của huyện cho biết: "Việc đầu tư cơ sở vật chất, nhất là việc ứng dụng CNTT đã giúp việc giải quyết công cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, thuận lợi.
Hơn thế, từ áp dụng công nghệ, giúp kiểm soát được hồ sơ, hồ sơ được công khai minh bạch, không qua khâu trung gian, hạn chế nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp”. Đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng CQĐT, anh Nguyễn Hoàng Long - người dân xã Hoàng Thắng cho biết: "Việc xây dựng CQĐT là hết sức tốt. Chúng tôi gửi hồ sơ và nhận kết quả một lần rất thuận tiện, giảm chi phí về thời gian, tiền bạc cho người dân”.
Hiệu quả của thực hiện CQĐT ở huyện Văn Yên là hết sức rõ ràng, là minh chứng tiêu biểu CCHC tại địa phương. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là có CQĐT rồi cần có đối tượng sử dụng để phát huy hiệu quả. Trên thực tế, vì nhiều lý do mà nhiều người dân, doanh nghiệp chưa sử dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến qua mạng để tiết kiệm chi phí và thời gian mà vẫn sử dụng hình thức giao dịch thông thường. Do đó, để nâng cao hiệu quả, cũng như khai thác triệt để những ích lợi từ xây dựng CQĐT mang lại, cùng tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm đã được triển khai như: quản lý điều hành tác nghiệp, quản lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo thực hiện chữ ký số và liên thông văn bản đi, đến từ UBND huyện tới các xã, thị trấn, từ huyện lên tỉnh để từng bước giảm tải việc phát hành văn bản giấy (trừ những văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước); tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của phần mềm quản lý bảo hiểm y tế để đưa vào triển khai thực hiện; giải quyết có hiệu quả các TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông qua phần mềm "Một cửa điện tử" của UBND huyện, làm cơ sở vững chắc để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với một số TTHC; tiếp tục quan tâm đầu tư về con người và cơ sở vật chất trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn theo lộ trình Đề án đã được phê duyệt... Văn Yên cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp từng bước làm quen với việc thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên mạng; đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến. Chỉ khi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết công việc thì việc xây dựng CQĐT mới thực sự đạt mục đích đề ra trong cải cách TTHC.