CTTĐT - Chiều 16/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, Ủy ban ATGT quốc gia, Ủy ban ATGT quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT quý I, phương hướng nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.
Điểm cầu Yên Bái
Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có lãnh đạo các ngành thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; trưởng các phòng vận tải, quản lý phương tiện và người lái, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh; Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Trong quý I năm 2017, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các ngành, các cấp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thong trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được duy trì ổn định; tai nạn giao thông được kiềm chế. Tính từ ngày 16/12/2016 đến 15/02/2017, toàn quốc xảy ra 3.465 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 1.570 người, bị thương 2.660 người. So với 2 tháng đầu năm 2016, TNGT giảm 153 vụ, giảm 20 người chết và giảm 707 người bị thương. Cả nước có 34 địa phương có số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 12 địa phương giảm trên 30% số người chết là Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh. Đặc biệt, Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn giảm trên 50% số người chết do TNGT. Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 10 tỉnh tăng trên 40% là Đăk Nông, Bắc Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, Bạc Liêu, Thái Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái, trong đó có 3 địa phương có số người chết tăng trên 100% là Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái.
Tình hình vận tải trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu được đảm bảo tốt, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ được nâng cao, không để xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện đi lại, các phản ánh về tình trạng nhồi nhét khách, chở quá tải, thu giá vé cao giảm, tình hình an ninh trật tự tại các bến, nhà ga, cảng hàng không trên các tuyến vận tải, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì ổn định. Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và một số địa phương đã ra quân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lập lại trật tự giao thông đô thị.
Đối với tỉnh Yên Bái, tình hình trật tự an toàn giao thông trong quý I năm 2017 tăng ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể, toàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ TNGT làm 13 người chết và 63 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 3 vụ, tăng 7 người chết, tăng 10 người bị thương. Yên Bái là một trong 3 địa phương có số người chết tăng trên 100%. Mặc dù, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đã được tỉnh chú trọng, tuy nhiên do trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém dẫn đến TNGT đã tăng ở cả 3 tiêu chí. Hạ tầng giao thông một số tuyến đường trên địa bàn bị xuống cấp chưa có điều kiện đầu tư sửa chữa đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và an toàn giao thông. Tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT, lấn chiếm vỉa hè ở thành phố, thị xã, thị trấn còn diễn ra phổ biến. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và kích thước giới hạn thùng chở hàng của các phương tiện vận tải đường bộ chưa được kiên quyết, tình trạng vi phạm về tải trọng, kích thước giới hạn thùng chở hàng có chiều hướng gia tăng.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ghi nhận và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí, Ban ATGT các địa phương đã nỗ lực thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong quý I năm 2017 và 12 địa phương có số người chết vì TNGT giảm trên 30% là Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh.
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong quý II năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT, các quy định về tổ chức bộ máy quản lý về an toàn giao thông; Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền; Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở cơ sở; Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, nâng cao năng lực, chất lượng các tuyến xe bus trong đô thị, khuyến khích hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng; Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, tăng cường sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm; Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và tập huấn người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Siết chặt kiểm soát chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT tới mọi đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho thanh, thiếu niên, tập trung hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, có văn hóa; Tăng cường lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, chống ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
1487 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 16/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, Ủy ban ATGT quốc gia, Ủy ban ATGT quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT quý I, phương hướng nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.Tại điểm cầu Yên Bái, dự Hội nghị có lãnh đạo các ngành thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; trưởng các phòng vận tải, quản lý phương tiện và người lái, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh; Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.
Trong quý I năm 2017, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các ngành, các cấp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thong trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn và trên các quốc lộ trọng điểm tiếp tục được duy trì ổn định; tai nạn giao thông được kiềm chế. Tính từ ngày 16/12/2016 đến 15/02/2017, toàn quốc xảy ra 3.465 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 1.570 người, bị thương 2.660 người. So với 2 tháng đầu năm 2016, TNGT giảm 153 vụ, giảm 20 người chết và giảm 707 người bị thương. Cả nước có 34 địa phương có số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 12 địa phương giảm trên 30% số người chết là Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh. Đặc biệt, Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn giảm trên 50% số người chết do TNGT. Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 10 tỉnh tăng trên 40% là Đăk Nông, Bắc Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, Bạc Liêu, Thái Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái, trong đó có 3 địa phương có số người chết tăng trên 100% là Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái.
Tình hình vận tải trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu được đảm bảo tốt, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ được nâng cao, không để xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện đi lại, các phản ánh về tình trạng nhồi nhét khách, chở quá tải, thu giá vé cao giảm, tình hình an ninh trật tự tại các bến, nhà ga, cảng hàng không trên các tuyến vận tải, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì ổn định. Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và một số địa phương đã ra quân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lập lại trật tự giao thông đô thị.
Đối với tỉnh Yên Bái, tình hình trật tự an toàn giao thông trong quý I năm 2017 tăng ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể, toàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ TNGT làm 13 người chết và 63 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 3 vụ, tăng 7 người chết, tăng 10 người bị thương. Yên Bái là một trong 3 địa phương có số người chết tăng trên 100%. Mặc dù, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đã được tỉnh chú trọng, tuy nhiên do trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào dân tộc còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém dẫn đến TNGT đã tăng ở cả 3 tiêu chí. Hạ tầng giao thông một số tuyến đường trên địa bàn bị xuống cấp chưa có điều kiện đầu tư sửa chữa đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và an toàn giao thông. Tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT, lấn chiếm vỉa hè ở thành phố, thị xã, thị trấn còn diễn ra phổ biến. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và kích thước giới hạn thùng chở hàng của các phương tiện vận tải đường bộ chưa được kiên quyết, tình trạng vi phạm về tải trọng, kích thước giới hạn thùng chở hàng có chiều hướng gia tăng.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ghi nhận và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí, Ban ATGT các địa phương đã nỗ lực thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong quý I năm 2017 và 12 địa phương có số người chết vì TNGT giảm trên 30% là Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh.
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT trong quý II năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT, các quy định về tổ chức bộ máy quản lý về an toàn giao thông; Đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền; Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở cơ sở; Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, nâng cao năng lực, chất lượng các tuyến xe bus trong đô thị, khuyến khích hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng; Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, tăng cường sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm; Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và tập huấn người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Siết chặt kiểm soát chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT tới mọi đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho thanh, thiếu niên, tập trung hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, có văn hóa; Tăng cường lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, chống ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.