CTTĐT – UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành chỉ thị về nâng cao chất lượng công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trong tình hình mới.
Kiểm sát thi hành án hình sự tại Trại giam Hồng Ca
Nội dung chỉ thị như sau:
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi hành án hình sự, trong những năm qua, công tác quản lý, giám sát, giáo dục và thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý giáo dục đối với những người chấp hành các án phạt khác (ngoài án phạt tù) đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên qua kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan chức năng, công tác thi hành án hình sự tại các xã, phường, thị trấn vẫn còn một số tồn tại thiếu sót, nhiều UBND cấp xã chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác này như: chưa có kế hoạch tổ chức quản lý, giám sát người chấp hành án theo đúng quy định của pháp luật; vẫn còn tình trạng UBND cấp xã khoán trắng công tác này cho lực lượng Công an cấp xã; việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án ở một số đơn vị cũng chưa đảm bảo đúng quy định; việc bố trí thời gian để theo dõi, giáo dục, giúp đỡ các bị án còn ít, không thường xuyên; còn biểu hiện hợp thức hóa hồ sơ thi hành án, dẫn đến tình trạng người chấp hành án coi thường pháp luật, không chấp hành nghĩa vụ thi hành án, cá biệt còn có tình trạng một số người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn vi phạm pháp luật nhưng chưa được xử lý triệt để; việc theo dõi, đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan Công an và chính quyền cơ sở ở nhiều địa phương trong việc theo dõi, quản lý các đối tượng tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn thiếu chặt chẽ, kịp thời dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng để trốn thi hành án hình sự.
Tình trạng trên có nguyên nhân khách quan do số lượng người được cơ quan Tòa án xét xử và tuyên phạt chấp hành án tại xã, phường, thị trấn còn nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí chưa được đầu tư, hoặc đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ. Về chủ quan, lãnh đạo các đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thi hành các án phạt khác, như: án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, giáo dục tại xã, phường, thị trấn,… các loại án phạt này tuy đã được giao cho chính quyền địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người bị kết án cư trú và làm việc tổ chức thực hiện, nhưng nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu sót; một số cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; công tác phối hợp chưa được chú trọng dẫn đến việc quản lý người chấp hành án hình sự còn lỏng lẻo, sơ hở. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn còn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ còn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng có liên quan phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chủ chốt để chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện tốt công tác này.
Hàng năm, có phương án, kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng, Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn như án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, cấm cư trú, trục xuất, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các đối tượng có án phạt tù ngoài xã hội theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các quy định pháp luật khác.
Tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá kiểm điểm và đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án, các giải pháp về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội gắn với công tác quản lý các đối tượng thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
Tổ chức lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, xã hội với chương trình chung tay góp sức cùng cộng đồng, tích cực tham gia công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, xã hội hóa công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn một cách tích cực, hiệu quả.
Cân đối ngân sách, bố trí một phần kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, trong đó chú trọng quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng làm công tác thi hành án phạt tại xã, phường, thị trấn, đặc biệt là những người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án để động viên, khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật của những người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn; kịp thời chấn chỉnh và yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Kịp thời biểu dương, động viên và xem xét, đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn chấp hành án cho những người chấp hành án có tiến bộ, lao động học tập tốt, lập công để khuyến khích họ tích cực phấn đấu, cải tạo thành người có ích cho xã hội.
2. Cơ quan Công an tỉnh:
Tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án hình sự các cấp; bố trí cán bộ, ưu tiên phương tiện, kinh phí để duy trì hoạt động theo đúng quy định; chú trọng việc bố trí cán bộ chuyên trách về công tác thi hành án hình sự đối với người chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn.
Thực hiện tốt các hoạt động tập huấn nghiệp vụ, pháp luật về thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ trực tiếp làm công tác này trong lực lượng Công an các cấp và UBND cấp xã. Tổ chức rà soát, thống kê, lên danh sách, lập hồ sơ quản lý toàn bộ số người chấp hành án hình sự ngoài xã hội.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan, đặc biệt là cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền các cấp để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh việc thi hành các bản án, quyết định thi hành án hình sự. Tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận các bản án, quyết định thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và các tài liệu có liên quan từ cơ quan Tòa án; rà soát, thống kê toàn bộ những người bị kết án tù ngoài xã hội để theo dõi, quản lý và tổ chức áp giải, truy bắt khi có quyết định hoặc yêu cầu của cơ quan Toà án.
Phối hợp làm tốt công tác xét giảm án phạt tại xã, phường, thị trấn đối với những bị án đã đủ điều kiện theo quy định.
3. Đề nghị cơ quan Toà án nhân dân các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp tiến hành chỉ đạo việc rà soát, kiểm kê những người bị kết án là đối tượng chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn trước đây mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa lập hồ sơ quản lý hoặc đã có hồ sơ nhưng bị thất lạc, mất mát, hư hỏng… kịp thời bổ sung đầy đủ theo quy định, chuyển giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thẩm quyền để lập hồ sơ đưa vào diện quản lý.
Tiến hành rà soát các đối tượng bị kết án phạt tù đang tại ngoại, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quyết định thi hành án nhưng trốn tránh việc thi hành án để đề nghị cơ quan Công an tổ chức truy bắt, áp giải thi hành án. Tổ chức tốt việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn cho người chấp hành án có đủ điều kiện theo quy định.
4. Đề nghị cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn theo thẩm quyền.
Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an trong chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
5. Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn; thẩm định, đề nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu việc ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hợp lý để khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, xã hội nghề nghiệp tích cực tham gia công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
7. Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan y tế phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh để cung cấp hồ sơ bệnh án, các thủ tục y tế cần thiết trong các trường hợp đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét quyết định việc tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, tổ chức và nhân dân trong công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
9. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp kinh phí, đảm bảo phục vụ triển khai tốt công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Chủ trì, phối hợp thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đồng thời kết hợp lồng ghép công tác vận động quần chúng tích cực tham gia quản lý, giáo dục người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Công an tỉnh giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Chỉ thị này.
3270 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành chỉ thị về nâng cao chất lượng công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trong tình hình mới.Nội dung chỉ thị như sau:
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi hành án hình sự, trong những năm qua, công tác quản lý, giám sát, giáo dục và thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý giáo dục đối với những người chấp hành các án phạt khác (ngoài án phạt tù) đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên qua kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan chức năng, công tác thi hành án hình sự tại các xã, phường, thị trấn vẫn còn một số tồn tại thiếu sót, nhiều UBND cấp xã chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác này như: chưa có kế hoạch tổ chức quản lý, giám sát người chấp hành án theo đúng quy định của pháp luật; vẫn còn tình trạng UBND cấp xã khoán trắng công tác này cho lực lượng Công an cấp xã; việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án ở một số đơn vị cũng chưa đảm bảo đúng quy định; việc bố trí thời gian để theo dõi, giáo dục, giúp đỡ các bị án còn ít, không thường xuyên; còn biểu hiện hợp thức hóa hồ sơ thi hành án, dẫn đến tình trạng người chấp hành án coi thường pháp luật, không chấp hành nghĩa vụ thi hành án, cá biệt còn có tình trạng một số người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn vi phạm pháp luật nhưng chưa được xử lý triệt để; việc theo dõi, đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan Công an và chính quyền cơ sở ở nhiều địa phương trong việc theo dõi, quản lý các đối tượng tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn thiếu chặt chẽ, kịp thời dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng để trốn thi hành án hình sự.
Tình trạng trên có nguyên nhân khách quan do số lượng người được cơ quan Tòa án xét xử và tuyên phạt chấp hành án tại xã, phường, thị trấn còn nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí chưa được đầu tư, hoặc đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ. Về chủ quan, lãnh đạo các đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thi hành các án phạt khác, như: án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, giáo dục tại xã, phường, thị trấn,… các loại án phạt này tuy đã được giao cho chính quyền địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người bị kết án cư trú và làm việc tổ chức thực hiện, nhưng nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu sót; một số cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; công tác phối hợp chưa được chú trọng dẫn đến việc quản lý người chấp hành án hình sự còn lỏng lẻo, sơ hở. Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn còn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ còn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng có liên quan phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chủ chốt để chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện tốt công tác này.
Hàng năm, có phương án, kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng, Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn như án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, cấm cư trú, trục xuất, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các đối tượng có án phạt tù ngoài xã hội theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các quy định pháp luật khác.
Tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá kiểm điểm và đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án, các giải pháp về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội gắn với công tác quản lý các đối tượng thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
Tổ chức lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, xã hội với chương trình chung tay góp sức cùng cộng đồng, tích cực tham gia công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, xã hội hóa công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn một cách tích cực, hiệu quả.
Cân đối ngân sách, bố trí một phần kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, trong đó chú trọng quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng làm công tác thi hành án phạt tại xã, phường, thị trấn, đặc biệt là những người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án để động viên, khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật của những người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn; kịp thời chấn chỉnh và yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Kịp thời biểu dương, động viên và xem xét, đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn chấp hành án cho những người chấp hành án có tiến bộ, lao động học tập tốt, lập công để khuyến khích họ tích cực phấn đấu, cải tạo thành người có ích cho xã hội.
2. Cơ quan Công an tỉnh:
Tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan Thi hành án hình sự các cấp; bố trí cán bộ, ưu tiên phương tiện, kinh phí để duy trì hoạt động theo đúng quy định; chú trọng việc bố trí cán bộ chuyên trách về công tác thi hành án hình sự đối với người chấp hành án phạt tại xã, phường, thị trấn.
Thực hiện tốt các hoạt động tập huấn nghiệp vụ, pháp luật về thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ trực tiếp làm công tác này trong lực lượng Công an các cấp và UBND cấp xã. Tổ chức rà soát, thống kê, lên danh sách, lập hồ sơ quản lý toàn bộ số người chấp hành án hình sự ngoài xã hội.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tổ chức có liên quan, đặc biệt là cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền các cấp để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh việc thi hành các bản án, quyết định thi hành án hình sự. Tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận các bản án, quyết định thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và các tài liệu có liên quan từ cơ quan Tòa án; rà soát, thống kê toàn bộ những người bị kết án tù ngoài xã hội để theo dõi, quản lý và tổ chức áp giải, truy bắt khi có quyết định hoặc yêu cầu của cơ quan Toà án.
Phối hợp làm tốt công tác xét giảm án phạt tại xã, phường, thị trấn đối với những bị án đã đủ điều kiện theo quy định.
3. Đề nghị cơ quan Toà án nhân dân các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp tiến hành chỉ đạo việc rà soát, kiểm kê những người bị kết án là đối tượng chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn trước đây mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa lập hồ sơ quản lý hoặc đã có hồ sơ nhưng bị thất lạc, mất mát, hư hỏng… kịp thời bổ sung đầy đủ theo quy định, chuyển giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thẩm quyền để lập hồ sơ đưa vào diện quản lý.
Tiến hành rà soát các đối tượng bị kết án phạt tù đang tại ngoại, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quyết định thi hành án nhưng trốn tránh việc thi hành án để đề nghị cơ quan Công an tổ chức truy bắt, áp giải thi hành án. Tổ chức tốt việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn cho người chấp hành án có đủ điều kiện theo quy định.
4. Đề nghị cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn theo thẩm quyền.
Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an trong chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
5. Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn; thẩm định, đề nghị ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu việc ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hợp lý để khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, xã hội nghề nghiệp tích cực tham gia công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
7. Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan y tế phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh để cung cấp hồ sơ bệnh án, các thủ tục y tế cần thiết trong các trường hợp đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét quyết định việc tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, tổ chức và nhân dân trong công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn.
9. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp kinh phí, đảm bảo phục vụ triển khai tốt công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Chủ trì, phối hợp thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đồng thời kết hợp lồng ghép công tác vận động quần chúng tích cực tham gia quản lý, giáo dục người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị. Công an tỉnh giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Chỉ thị này.