Xây dựng và triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; xây dựng và thực hiện đề án hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng.
Ảnh minh họa
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.
Theo đó, nhằm mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông từ 5-10%; giảm số vụ ùn tắc giao thông, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông; hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khoá trong trường phổ thông.
Đẩy mạnh truyền thông về văn hoá giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và những môi trường thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của giới trẻ; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức tôn giáo, hiệp hội nghề nghiệp đồng thời xây dựng các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật dân tộc để tuyên truyền về văn hoá giao thông.
Bên cạnh đó, khẩn trương nghiên cứu, lập và triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, sớm trình xin chủ trương để lập và đầu tư Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; Biên Hoà - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh... gắn với điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội nhằm nâng cao năng lực kết nối quốc gia và vùng, tạo sức hấp dẫn đầu tư, gia tăng cơ hội việc làm cho các đô thị trung bình (loại 1, loại 2) nhằm làm giảm mức độ di dân cơ học về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, giảm áp lực về giao thông, môi trường và an sinh xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải trong đó chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá thành vận tải hành khách bằng đường hàng không; nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải hàng hoá của các phương thức vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, đường sắt; tăng cường phát triển dịch vụ logistics và kết nối đa phương thức nhằm thu hút nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách, giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ, giúp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và vận tải công cộng khối lượng lớn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại và dân cư lớn; đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xe buýt trong các đô thị; tổ chức các tuyến xe khách liên tỉnh hoạt động theo mô hình xe buýt với lộ trình, tần suất ổn định để thu hút hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng, giảm mức độ sử dụng phương tiện cá nhân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh, khẩn trương nghiên cứu, lập dự án đầu tư trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh với năng lực giám sát, điều hành trực tuyến hoạt động giao thông, vận tải công cộng, hướng dẫn người dân đi lại đồng thời có khả năng giám sát và hỗ trợ xử lý vi phạm tại các thành phố trực thuộc trung ương, sau đó nghiên cứu áp dụng đối với các địa phương khác.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ
Trong quý II năm 2017, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và địa phương để khắc phục các điểm đen, vị trí mất an toàn giao thông. Ưu tiên sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ để bố trí gờ giảm tốc và biển cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các đường ngang không có người gác, không có cần chắn tự động, các lối đi dân sinh có đông phương tiện cơ giới hoạt động.
Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, bổ sung chương trình đào tạo và nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành đối với lái xe ô tô kinh doanh vận tải; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; siết chặt việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô; tổng điều tra phương tiện thuỷ nội địa trong cả nước.
Tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động, mô hình tổ tuần tra phối hợp cảnh sát giao thông với các lực lượng cảnh sát khác; gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu từng đơn vị theo địa bàn được phân công phụ trách; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tới mọi đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho thanh, thiếu niên.
Xây dựng và triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; xây dựng và thực hiện đề án hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng; tổ chức tháng cao điểm toàn quốc về tuyên truyền vận động và giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
2476 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Xây dựng và triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; xây dựng và thực hiện đề án hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng.Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.
Theo đó, nhằm mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông từ 5-10%; giảm số vụ ùn tắc giao thông, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông; hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khoá trong trường phổ thông.
Đẩy mạnh truyền thông về văn hoá giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và những môi trường thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của giới trẻ; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức tôn giáo, hiệp hội nghề nghiệp đồng thời xây dựng các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật dân tộc để tuyên truyền về văn hoá giao thông.
Bên cạnh đó, khẩn trương nghiên cứu, lập và triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, sớm trình xin chủ trương để lập và đầu tư Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; Biên Hoà - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh... gắn với điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội nhằm nâng cao năng lực kết nối quốc gia và vùng, tạo sức hấp dẫn đầu tư, gia tăng cơ hội việc làm cho các đô thị trung bình (loại 1, loại 2) nhằm làm giảm mức độ di dân cơ học về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, giảm áp lực về giao thông, môi trường và an sinh xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải trong đó chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá thành vận tải hành khách bằng đường hàng không; nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải hàng hoá của các phương thức vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, đường sắt; tăng cường phát triển dịch vụ logistics và kết nối đa phương thức nhằm thu hút nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách, giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ, giúp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và vận tải công cộng khối lượng lớn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại và dân cư lớn; đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xe buýt trong các đô thị; tổ chức các tuyến xe khách liên tỉnh hoạt động theo mô hình xe buýt với lộ trình, tần suất ổn định để thu hút hành khách đi lại bằng dịch vụ công cộng, giảm mức độ sử dụng phương tiện cá nhân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh, khẩn trương nghiên cứu, lập dự án đầu tư trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh với năng lực giám sát, điều hành trực tuyến hoạt động giao thông, vận tải công cộng, hướng dẫn người dân đi lại đồng thời có khả năng giám sát và hỗ trợ xử lý vi phạm tại các thành phố trực thuộc trung ương, sau đó nghiên cứu áp dụng đối với các địa phương khác.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ
Trong quý II năm 2017, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương và địa phương để khắc phục các điểm đen, vị trí mất an toàn giao thông. Ưu tiên sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ để bố trí gờ giảm tốc và biển cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các đường ngang không có người gác, không có cần chắn tự động, các lối đi dân sinh có đông phương tiện cơ giới hoạt động.
Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, bổ sung chương trình đào tạo và nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành đối với lái xe ô tô kinh doanh vận tải; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; siết chặt việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô; tổng điều tra phương tiện thuỷ nội địa trong cả nước.
Tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động, mô hình tổ tuần tra phối hợp cảnh sát giao thông với các lực lượng cảnh sát khác; gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu từng đơn vị theo địa bàn được phân công phụ trách; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tới mọi đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng văn hóa giao thông cho thanh, thiếu niên.
Xây dựng và triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; xây dựng và thực hiện đề án hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng; tổ chức tháng cao điểm toàn quốc về tuyên truyền vận động và giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.