Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, ở khắp các bản làng của dân tộc Thái, Tày, Mường...trên địa bàn tỉnh Yên Báo lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội “Xuống đồng” (lồng là xuống, tồng là đồng).
Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường… ở các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Lễ hội nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc, bước mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…
Trước ngày hội lễ hội Lồng Tồng, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, trang trí đẹp đẽ trong đình, dựng nhà thờ Thần nông, trồng cây nêu, làm quả còn, làm yến, làm bàn cờ, quân cờ, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo.v.v. Khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản để sáng ngày mở hội nước này được rước ra nơi hành lễ.
Giống như bất kỳ một lễ hội nào mở đầu cho mọi sinh hoạt trong năm, lễ hội “Lồng Tồng” của các dân tộc tỉnh Yên Bái cũng chia 2 phần rõ rệt: Phần lễ gồm các nghi thức cầu cúng Thần Nông, Thành Hoàng mong cho cả năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người người no ấm.
Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, trong bản đều tham gia làm lễ. Nhà nào tham dự hội đều mang theo những lễ vật để bầy thành mẫm cỗ thịnh soạn, đẹp mắt cúng Thần Nông, Thần Đất, Thần Núi, Thần Suối, Thần Gió, Thần Mưa và Thành Hoàng Làng. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như “khẩu sli”, “khẩu slec”, bánh khảo, bánh dày, chè lam, bánh tẻ, bánh trà, bánh nổ.... Mỗi sản vật được dâng lên cúng Trời đất, Thần Nông đều mang một ý nghĩa thể hiện được sự giao hoà của trời đất, là thành quả lao động của những bàn tay cần cù, chịu khó, chắt chiu làm lụng. Thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần luôn phù hộ, che chở cho nhân dân được thuận lợi và bội thu trong sản xuất, an khang trong đời sống.
Dù được tổ chức ở bất cứ nơi nào, quy mô lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng theo trình tự, mở đầu bằng lễ cầu mùa, thầy cúng đọc các bài khấn và thực hiện các nghi thức tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, Thần Núi, thần Suối và Thành Hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng. Sau nghi thức dâng hương kính cáo các vị thần, chủ lễ mắc ách vào con trâu mộng vạch một đường cày đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống nông trang, cày bừa, cấy, hái.
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi gắn với các trò chơi dân gian, mang tính cộng đồng cao luôn được mọi người đón đợi. Hàng nghìn người dân và khách thập phương đã cùng tham gia vào các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới.
Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Lễ hội Lồng tồng ngoài tín ngưỡng tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, làng bản yên bình còn có tính nhân văn sâu sắc với cả phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc người, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau lễ hội người dân sẽ bước vào một mùa gieo hạt mới với niềm tin cây trồng sẽ tươi tốt, mùa màng bội thu đời sống người dân no ấm, hạnh phúc.
4852 lượt xem
Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, ở khắp các bản làng của dân tộc Thái, Tày, Mường...trên địa bàn tỉnh Yên Báo lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội “Xuống đồng” (lồng là xuống, tồng là đồng).
Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường… ở các tỉnh phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Lễ hội nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà được no ấm, hạnh phúc, bước mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…
Trước ngày hội lễ hội Lồng Tồng, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, trang trí đẹp đẽ trong đình, dựng nhà thờ Thần nông, trồng cây nêu, làm quả còn, làm yến, làm bàn cờ, quân cờ, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo.v.v. Khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng thầy mo làm lễ rước nước từ đầu nguồn về bản để sáng ngày mở hội nước này được rước ra nơi hành lễ.
Giống như bất kỳ một lễ hội nào mở đầu cho mọi sinh hoạt trong năm, lễ hội “Lồng Tồng” của các dân tộc tỉnh Yên Bái cũng chia 2 phần rõ rệt: Phần lễ gồm các nghi thức cầu cúng Thần Nông, Thành Hoàng mong cho cả năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, người người no ấm.
Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, trong bản đều tham gia làm lễ. Nhà nào tham dự hội đều mang theo những lễ vật để bầy thành mẫm cỗ thịnh soạn, đẹp mắt cúng Thần Nông, Thần Đất, Thần Núi, Thần Suối, Thần Gió, Thần Mưa và Thành Hoàng Làng. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như “khẩu sli”, “khẩu slec”, bánh khảo, bánh dày, chè lam, bánh tẻ, bánh trà, bánh nổ.... Mỗi sản vật được dâng lên cúng Trời đất, Thần Nông đều mang một ý nghĩa thể hiện được sự giao hoà của trời đất, là thành quả lao động của những bàn tay cần cù, chịu khó, chắt chiu làm lụng. Thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần luôn phù hộ, che chở cho nhân dân được thuận lợi và bội thu trong sản xuất, an khang trong đời sống.
Dù được tổ chức ở bất cứ nơi nào, quy mô lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức cúng theo trình tự, mở đầu bằng lễ cầu mùa, thầy cúng đọc các bài khấn và thực hiện các nghi thức tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, Thần Núi, thần Suối và Thành Hoàng, những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng. Sau nghi thức dâng hương kính cáo các vị thần, chủ lễ mắc ách vào con trâu mộng vạch một đường cày đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống nông trang, cày bừa, cấy, hái.
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi gắn với các trò chơi dân gian, mang tính cộng đồng cao luôn được mọi người đón đợi. Hàng nghìn người dân và khách thập phương đã cùng tham gia vào các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới.
Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Lễ hội Lồng tồng ngoài tín ngưỡng tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, làng bản yên bình còn có tính nhân văn sâu sắc với cả phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc người, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau lễ hội người dân sẽ bước vào một mùa gieo hạt mới với niềm tin cây trồng sẽ tươi tốt, mùa màng bội thu đời sống người dân no ấm, hạnh phúc.
Các bài khác
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Hội Xòe Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ Vu Lan - Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò (15/08/2016)
- Lễ hội cầu mưa của người Thái Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »