CTTĐT - Đây là chủ đề của cuộc Tọa đàm trực tuyến giữa lãnh đạo ngành Y tế với nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh được tổ chức sáng 18/4/2017.
Tọa đàm trực tuyến giữa lãnh đạo ngành Y tế với nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Tại cuộc Tọa đàm lãnh đạo Sở Y tế đã giới thiệu những thay đổi của ngành Y tế trong thời gian qua về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy; đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn, y đức nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi vượt bậc, mạng lưới y tế phát triển về mọi mặt, đã đáp ứng tốt được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục được củng cố và kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, từ 43 đơn vị đầu mối đến nay còn 22 đơn vị đầu mối. Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng được bổ sung, chất lượng được nâng lên. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh. Đặc biệt đã kắc phục được tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học trong thời gian qua. Đến nay, đạt tỷ lệ 8,35 bác sỹ/1 vạn dân; 1,12 dược sỹ đại học/1 vạn dân. Công tác đào tạo nâng cao được quan tâm chú trọng, tỷ lệ bác sỹ có trình độ sau đại học chiếm 37,4%, chất lượng cán bộ được nâng lên. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Làm tốt công tác vận động thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Triển khai các dự án đầu tư cho ngành Y tế. Qua đó góp phần triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch, bệnh. Bên cạnh đó, ngành thực hiện thường xuyên, liên tục việc cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước và khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2016, ngành Y tế đã hoàn thành và vượt kế hoạch 23/24 chỉ tiêu, trong đó có 6/6 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giao.
Tại cuộc Tọa đàm đại diện lãnh đạo và bác sỹ các bệnh viên trong tỉnh đã trao đổi, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề liên quan đến khó khăn trong việc khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 500 đi vào hoạt động với đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong tỉnh và khu vực, giảm được chi phí khám chữa bệnh đặc biệt đối với những bệnh nhân nghèo, mắc bệnh mãn tính điều trị lâu dài với chi phí lớn. Đây cũng là môi trường tốt để nhân viên y tế phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Cán bộ được đào tạo chuyên sâu và nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trung ương, từng bước xây dựng thương hiệu và uy tín của bệnh viện, thu hút người bệnh sử dụng dịch vụ, từ đó góp phần ổn định đời sống và thu nhập của cán bộ, viên chức bệnh viện, để họ yên tâm công tác, cống hiến. Vừa qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái vinh dự được 4 Bệnh viện hạt nhân chọn làm vệ tinh đó là Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Mặc dù công trình được đầu tư bài bản với nguồn kinh phí lớn; nhiều các trang thiết bị y tế được đầu tư mua mới. Tuy nhiên, cũng còn nhiều trang thiết bị y tế không đồng bộ, chưa đồng bộ; hiện nay Bệnh viện có 30 khoa, phòng với tổng số hơn 400 cán bộ, viên chức, chỉ đáp ứng được gần 70%...
Để khai thác có hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch để đào tạo cán bộ hàng năm trình Sở Y tế phê duyệt và triển khai thực hiện trên cơ sở phối hợp tốt các nguồn lực, tránh chồng chéo, lãng phí bằng nhiều hình thức đào tạo như: Đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc, gửi đi đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện trung ương và nước ngoài, lựa chọn ưu tiên trước mắt những chuyên ngành mũi nhọn như hồi sức cấp cứu, nội soi, thần kinh, mắt, tai mũi họng..., những lĩnh vực có tầm chiến lược như can thiệp mạch, ung bướu... Ngoài ra, Bệnh viện đã được hưởng lợi từ các dự án như: Dự án hỗ trợ Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc bộ (WB); Dự án Telemidicin (Ngân hàng Tái thiết Đức), Dự án Nâng cao năng lực Khám chữa bệnh tại các tỉnh vùng Tây Bắc (JICA Nhật Bản)… các hoạt động đào tạo của dự án quốc tế thường rất hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Bệnh viện Sản - Nhi được thành lập trên cơ sở tổ chức lại từ Khoa Sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đến thời điểm này, Bệnh viện đang bước đầu đi vào hoạt động ổn định, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân. Để Bệnh viện đáp ứng tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần được sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất các khoa phòng trong toàn bệnh viện, đầu tư trang thiết bị máy móc mới đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực Sản, Nhi để bệnh viện phát triển các kỹ thuật cao (phẫu thuật nội soi nâng cao, điều trị vô sinh, sơ sinh non yếu…), bổ sung biên chế hoặc có cơ chế cho đơn vị được ký hợp đồng với một số vị trí công việc đặc thù.
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái là đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh, xếp hạng III, là tuyến khám chữa bệnh cao nhất của tỉnh về khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, hiện tại bệnh viện với quy mô 120 giường bệnh, Bệnh viện đang trong lộ trình phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng II với quy mô 150 giường, đạt chuẩn khá theo tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế. Trong nhiều năm qua bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp cơ bản về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Để Bệnh viện hoạt động ổn định, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, luôn là địa chỉ tin cậy cho người dân, Bệnh viện tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám, chữa bệnh; quy hoạch, cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt đào tạo các chuyên khoa sâu, chuyên khoa lẻ; cải tiến chất lượng bệnh viện, tập trung cải tiến những tiêu chí còn ở mức thấp nhằm đáp ứng cao nhất sự hài lòng của người bệnh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT tiến tới tin học hóa toàn bộ quy trình khám, chữa bệnh để giảm thiểu thời gian chờ đợi của người bệnh; Triển khai áp dụng thêm các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại trong công tác chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh. Tích cực sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý của các ông lang, bà mế tại địa phương đưa vào áp dụng tại bệnh viện, kết hợp chặt chẽ hai nền y học hiện đại và cổ truyền để không làm mất đi bản chất và tinh hoa của y học cổ truyền cũng như y học hiện đại; Tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, viên chức không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao y đức, đạo đức nghề nghiêp, đổi mới phong cách thái độ phục vụ gắn việc thực hiện y đức, quy tắc ứng xử với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện hơn nữa đạo đức, tác phong của người cán bộ y tế xứng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.
Xem chi tiết tại đây!
1483 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đây là chủ đề của cuộc Tọa đàm trực tuyến giữa lãnh đạo ngành Y tế với nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh được tổ chức sáng 18/4/2017.Tại cuộc Tọa đàm lãnh đạo Sở Y tế đã giới thiệu những thay đổi của ngành Y tế trong thời gian qua về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy; đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn, y đức nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi vượt bậc, mạng lưới y tế phát triển về mọi mặt, đã đáp ứng tốt được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục được củng cố và kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, từ 43 đơn vị đầu mối đến nay còn 22 đơn vị đầu mối. Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng được bổ sung, chất lượng được nâng lên. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh. Đặc biệt đã kắc phục được tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học trong thời gian qua. Đến nay, đạt tỷ lệ 8,35 bác sỹ/1 vạn dân; 1,12 dược sỹ đại học/1 vạn dân. Công tác đào tạo nâng cao được quan tâm chú trọng, tỷ lệ bác sỹ có trình độ sau đại học chiếm 37,4%, chất lượng cán bộ được nâng lên. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Làm tốt công tác vận động thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Triển khai các dự án đầu tư cho ngành Y tế. Qua đó góp phần triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch, bệnh. Bên cạnh đó, ngành thực hiện thường xuyên, liên tục việc cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước và khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2016, ngành Y tế đã hoàn thành và vượt kế hoạch 23/24 chỉ tiêu, trong đó có 6/6 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giao.
Tại cuộc Tọa đàm đại diện lãnh đạo và bác sỹ các bệnh viên trong tỉnh đã trao đổi, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề liên quan đến khó khăn trong việc khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 500 đi vào hoạt động với đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong tỉnh và khu vực, giảm được chi phí khám chữa bệnh đặc biệt đối với những bệnh nhân nghèo, mắc bệnh mãn tính điều trị lâu dài với chi phí lớn. Đây cũng là môi trường tốt để nhân viên y tế phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Cán bộ được đào tạo chuyên sâu và nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trung ương, từng bước xây dựng thương hiệu và uy tín của bệnh viện, thu hút người bệnh sử dụng dịch vụ, từ đó góp phần ổn định đời sống và thu nhập của cán bộ, viên chức bệnh viện, để họ yên tâm công tác, cống hiến. Vừa qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái vinh dự được 4 Bệnh viện hạt nhân chọn làm vệ tinh đó là Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Mặc dù công trình được đầu tư bài bản với nguồn kinh phí lớn; nhiều các trang thiết bị y tế được đầu tư mua mới. Tuy nhiên, cũng còn nhiều trang thiết bị y tế không đồng bộ, chưa đồng bộ; hiện nay Bệnh viện có 30 khoa, phòng với tổng số hơn 400 cán bộ, viên chức, chỉ đáp ứng được gần 70%...
Để khai thác có hiệu quả phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch để đào tạo cán bộ hàng năm trình Sở Y tế phê duyệt và triển khai thực hiện trên cơ sở phối hợp tốt các nguồn lực, tránh chồng chéo, lãng phí bằng nhiều hình thức đào tạo như: Đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc, gửi đi đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện trung ương và nước ngoài, lựa chọn ưu tiên trước mắt những chuyên ngành mũi nhọn như hồi sức cấp cứu, nội soi, thần kinh, mắt, tai mũi họng..., những lĩnh vực có tầm chiến lược như can thiệp mạch, ung bướu... Ngoài ra, Bệnh viện đã được hưởng lợi từ các dự án như: Dự án hỗ trợ Y tế các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc bộ (WB); Dự án Telemidicin (Ngân hàng Tái thiết Đức), Dự án Nâng cao năng lực Khám chữa bệnh tại các tỉnh vùng Tây Bắc (JICA Nhật Bản)… các hoạt động đào tạo của dự án quốc tế thường rất hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Bệnh viện Sản - Nhi được thành lập trên cơ sở tổ chức lại từ Khoa Sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đến thời điểm này, Bệnh viện đang bước đầu đi vào hoạt động ổn định, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân. Để Bệnh viện đáp ứng tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần được sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất các khoa phòng trong toàn bệnh viện, đầu tư trang thiết bị máy móc mới đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực Sản, Nhi để bệnh viện phát triển các kỹ thuật cao (phẫu thuật nội soi nâng cao, điều trị vô sinh, sơ sinh non yếu…), bổ sung biên chế hoặc có cơ chế cho đơn vị được ký hợp đồng với một số vị trí công việc đặc thù.
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái là đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh, xếp hạng III, là tuyến khám chữa bệnh cao nhất của tỉnh về khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, hiện tại bệnh viện với quy mô 120 giường bệnh, Bệnh viện đang trong lộ trình phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng II với quy mô 150 giường, đạt chuẩn khá theo tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế. Trong nhiều năm qua bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp cơ bản về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Để Bệnh viện hoạt động ổn định, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, luôn là địa chỉ tin cậy cho người dân, Bệnh viện tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám, chữa bệnh; quy hoạch, cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt đào tạo các chuyên khoa sâu, chuyên khoa lẻ; cải tiến chất lượng bệnh viện, tập trung cải tiến những tiêu chí còn ở mức thấp nhằm đáp ứng cao nhất sự hài lòng của người bệnh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT tiến tới tin học hóa toàn bộ quy trình khám, chữa bệnh để giảm thiểu thời gian chờ đợi của người bệnh; Triển khai áp dụng thêm các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại trong công tác chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh. Tích cực sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý của các ông lang, bà mế tại địa phương đưa vào áp dụng tại bệnh viện, kết hợp chặt chẽ hai nền y học hiện đại và cổ truyền để không làm mất đi bản chất và tinh hoa của y học cổ truyền cũng như y học hiện đại; Tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, viên chức không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao y đức, đạo đức nghề nghiêp, đổi mới phong cách thái độ phục vụ gắn việc thực hiện y đức, quy tắc ứng xử với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện hơn nữa đạo đức, tác phong của người cán bộ y tế xứng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.
Xem chi tiết tại đây!