Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

UBND tỉnh họp bàn về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè

05/05/2017 18:34:45 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT – Chiều 5/5/2017, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TU ngày 10/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc

Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số Sở, ngành, UBND nhân dân huyện, thành phố liên quan, đại diện một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh.

Kết luận 56-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020 đặt mục tiêu đến năm 2020, giữ ổn định diện tích chè khoảng 10 nghìn ha, năng suất bình quân đạt khoảng 10 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 90 nghìn tấn. Trồng mới, trồng thay thế diện tích chè cũ khoảng 1 nghìn ha (trong đó có thực hiện mục tiêu đề án phát triển chè vùng cao). Sản phẩm chè chế biến các loại đạt trên 20 nghìn tấn; đa dạng hóa sản phẩm chè, giảm dần tỷ trọng chè đen và chè xanh bán thành phẩm, phấn đấu nâng tỷ lệ sản phẩm chè xanh lên khoảng 30%, giảm tỷ lệ sản phẩm chè đen còn khoảng 70%. Nâng thu nhập bình quân của người làm chè tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016.

Để đạt được mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể thực hiện: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh chè; Rà soát điều chỉnh quy hoạch các cơ sở chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu; Tập trung phát triển vùng nguyên liệu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm chè; Đẩy mạnh thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiện trồng chè tập trung, không cấp quyết định chủ trương đầu tư các cơ sở chế biến chè sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu; Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, coi trọng cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa; Xây dựng các cơ chế chính sách đồng bộ trong phát triển chè từ trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…

Tại buổi làm việc, đại diện các sở ngành, địa phương đã tập trung làm rõ nguyên nhân diện tích chè trong những năm gần đây liên tục giảm, giải pháp để đạt được diện tích, năng suất chè theo mục tiêu đặt ra; Các vấn đề liên quan đến quy hoạch các cơ sở chế biến, sản xuất chè; làm thế nào để quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu; Giải pháp để gia tăng giá trị trên một đơn vị canh tác; Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm chè, công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong thời gian tới…Đại diện các doanh nghiệp chè cũng đề xuất, hiến kế cho tỉnh để nâng cao năng suất, sản lượng chè như: cần phải xây dựng văn bản pháp quy về việc gắn kết vùng nguyên liệu; nên tăng cường phát triển chè vùng cao; quan tâm trồng chè chất lượng cao; Tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè; tăng cường công tác khuyến nông, đặc biệt là hướng dẫn trồng, chăm sóc và thu hái chè; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

Kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Chè một trong những cây trồng chủ lực, truyền thống của tỉnh, do đó tỉnh có điều kiện, lợi thế để tái cơ cấu, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.

Để triển khai thực hiện tốt Kết luận 56 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cần phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, chi tiết để cụ thể hóa các giải pháp, chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Kết luận 56. Theo đó, trong kế hoạch, cần phải đánh giá cụ thể hiện trạng, tình hình sản xuất, chế biến kinh doanh chè hiện nay, trên cơ sở đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc tái cơ cấu ngành chè; bổ sung các chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới. Về giải pháp thực hiện, cần phải nêu bật được các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra, mục tiêu chính là gia tăng giá trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên một đơn vị canh tác.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh gợi ý triển khai các giải pháp theo hướng sau: Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong sản xuất, chế biến kinh doanh chè; Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển bền vững ngành chè Yên Bái; Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu theo nhóm năng suất, chất lượng khác nhau; Rà soát, sắp xếp, nâng cao năng lực của các cơ sở, sản xuất chế biến chè. Các nhà máy phải gắn với vùng nguyên liệu và đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, kỹ thuật; Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm chè trong đó có giải pháp cụ thể về liên kết các khâu từ trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và nhấn mạnh vai trò của chính quyền trong chuỗi liên kết; Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại; Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách thật sự cụ thể để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè;  Khuyến khích và thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các vùng nguyên liệu lõi; Bổ sung giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là về nguồn nhân lực quản lý của các cấp chính quyền trong việc tạo ra chuỗi liên kết; Đẩy mạnh thông tin tuyên tuyền, vận động thu hút đầu tư vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến chè...

1004 lượt xem
Hiền Trang

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h