CTTĐT - Sáng 9/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các ngành có liên quan về công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Hiện nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái được giao nhiệm vụ quản lý 3 khu công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam là trên 632 ha. Bao gồm khu công nghiệp phía Nam 400 ha, với 29 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng. Khu công nghiệp Minh Quân 112 ha, thu hút 4 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 2.600 tỷ đồng. Hiện mới chỉ có 1 dự án đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Âu Lâu 120 ha, thu hút được 2 nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 1.300 tỷ.
Những năm qua, mặc dù các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động, tuy nhiên, hiện các khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng rất hạn chế. Do đó việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc thu hút, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên việc bố trí kinh phí để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất công nghiệp để cho thuê còn rất khó khăn. Nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao đất tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án nhiều nhà đầu tư đã không sử dụng hết diện tích đất được giao trong khi thời gian để thu hồi phần diện tích đất chưa sử dụng lại kéo dài, do đó gây lãng phí đất nhất là đối với những diện tích đất đã được đền bù giải phóng mặt bằng từ nguồn ngân sách nhà nước….
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp đã đề nghị tỉnh quan tâm bố trí kế hoạch vốn để thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp. Tỉnh cần xem xét bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ 10 -20 ha cho mỗi khu công nghiệp; tỉnh cần có cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng ở khu công nghiệp, thực hiện công tác san gạt mặt bằng và thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Tỉnh cũng cần chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án đã kéo dài nhiều năm nhưng không hoạt động.
Tiếp đó, lãnh đạo Sở Công Thương đã báo cáo tình hình đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Hiện toàn tỉnh có 10 Cụm công nghiệp, tổng diện tích 400 ha. Đã có 44 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2.200 tỷ đồng. Lãnh đạo Sở Công Thương đã nêu một số khó khăn trong việc phát triển, thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp và đề nghị tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng trong Cụm công nghiệp.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã có nhiều có gắng trong quản lý, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn mỏng.
Để công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa, đồng chí đề nghị, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ngành liên quan cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tiến hành ngay việc rà soát, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên nguyên tắc phải tuân thủ các quy hoạch ngành, lĩnh vực của trung ương, địa phương. Và phải bám sát chỉ tiêu phân khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020. Cũng như đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong đó, chú ý đến việc bổ sung thêm 2 cụm công nghiệp của huyện Trấn Yên gần đường cao tốc, đồng thời xác định vị trí di dời cụm công nghiệp Đầm Hồng trong tương lai.
Về đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp: Đề nghị phân tích làm rõ về cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng mà tỉnh đã và đang thực hiện. Đánh giá về thực trạng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tính đến thời điểm hiện nay, trong đó phân tích làm rõ mức độ đầu tư các loại hạ tầng, cơ cấu đầu tư trong giai đoạn vừa qua, quản lý hạ tầng sau đầu tư, xác định nhu cầu đầu tư hạ tầng còn lại để từ đó đề xuất các nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu thêm cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng vào các khu công nghiệp.
Về thu hút đầu tư: Đề nghị làm rõ và đánh giá hiệu quả các hoạt động thu hút đầu tư đã và đang triển khai, đồng thời phân tích rõ thực trạng thu hút đầu tư, tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Về quản lý đất đai: Phân tích làm rõ hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất trong các khu, cụm công nghiệp; giá thuê đất hiện nay; các phương án cho thuê; Bổ sung làm rõ thêm về phương án bồi thường tái định cư, định hướng phân kỳ đầu tư; tính toán tốc độ và dự báo đầu tư vào các khu công nghiệp trong tương lai …
Quản lý về môi trường: Đề nghị làm rõ phương án kiểm tra, kiểm soát về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý các khu công nghiệp và các sở, ngành liên quan phải nghiên cứu, đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện mô hình quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Đồng thời đồng ý về chủ trương chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án đã kéo dài nhiều năm nhưng không hoạt động trên cơ sở có rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư và có cơ sở pháp lý cho việc thu hồi.
1172 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 9/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các ngành có liên quan về công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.Hiện nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái được giao nhiệm vụ quản lý 3 khu công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam là trên 632 ha. Bao gồm khu công nghiệp phía Nam 400 ha, với 29 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 6 nghìn tỷ đồng. Khu công nghiệp Minh Quân 112 ha, thu hút 4 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 2.600 tỷ đồng. Hiện mới chỉ có 1 dự án đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Âu Lâu 120 ha, thu hút được 2 nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 1.300 tỷ.
Những năm qua, mặc dù các khu công nghiệp đã được quan tâm đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động, tuy nhiên, hiện các khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng rất hạn chế. Do đó việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc thu hút, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên việc bố trí kinh phí để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất công nghiệp để cho thuê còn rất khó khăn. Nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao đất tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án nhiều nhà đầu tư đã không sử dụng hết diện tích đất được giao trong khi thời gian để thu hồi phần diện tích đất chưa sử dụng lại kéo dài, do đó gây lãng phí đất nhất là đối với những diện tích đất đã được đền bù giải phóng mặt bằng từ nguồn ngân sách nhà nước….
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp đã đề nghị tỉnh quan tâm bố trí kế hoạch vốn để thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp. Tỉnh cần xem xét bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ 10 -20 ha cho mỗi khu công nghiệp; tỉnh cần có cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng ở khu công nghiệp, thực hiện công tác san gạt mặt bằng và thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Tỉnh cũng cần chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án đã kéo dài nhiều năm nhưng không hoạt động.
Tiếp đó, lãnh đạo Sở Công Thương đã báo cáo tình hình đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Hiện toàn tỉnh có 10 Cụm công nghiệp, tổng diện tích 400 ha. Đã có 44 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2.200 tỷ đồng. Lãnh đạo Sở Công Thương đã nêu một số khó khăn trong việc phát triển, thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp và đề nghị tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng trong Cụm công nghiệp.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã có nhiều có gắng trong quản lý, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên những kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn mỏng.
Để công tác quản lý, khai thác các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa, đồng chí đề nghị, Ban Quản lý các khu công nghiệp, các sở, ngành liên quan cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tiến hành ngay việc rà soát, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên nguyên tắc phải tuân thủ các quy hoạch ngành, lĩnh vực của trung ương, địa phương. Và phải bám sát chỉ tiêu phân khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016 – 2020. Cũng như đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong đó, chú ý đến việc bổ sung thêm 2 cụm công nghiệp của huyện Trấn Yên gần đường cao tốc, đồng thời xác định vị trí di dời cụm công nghiệp Đầm Hồng trong tương lai.
Về đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp: Đề nghị phân tích làm rõ về cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng mà tỉnh đã và đang thực hiện. Đánh giá về thực trạng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tính đến thời điểm hiện nay, trong đó phân tích làm rõ mức độ đầu tư các loại hạ tầng, cơ cấu đầu tư trong giai đoạn vừa qua, quản lý hạ tầng sau đầu tư, xác định nhu cầu đầu tư hạ tầng còn lại để từ đó đề xuất các nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu thêm cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng vào các khu công nghiệp.
Về thu hút đầu tư: Đề nghị làm rõ và đánh giá hiệu quả các hoạt động thu hút đầu tư đã và đang triển khai, đồng thời phân tích rõ thực trạng thu hút đầu tư, tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
Về quản lý đất đai: Phân tích làm rõ hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất trong các khu, cụm công nghiệp; giá thuê đất hiện nay; các phương án cho thuê; Bổ sung làm rõ thêm về phương án bồi thường tái định cư, định hướng phân kỳ đầu tư; tính toán tốc độ và dự báo đầu tư vào các khu công nghiệp trong tương lai …
Quản lý về môi trường: Đề nghị làm rõ phương án kiểm tra, kiểm soát về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban Quản lý các khu công nghiệp và các sở, ngành liên quan phải nghiên cứu, đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện mô hình quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Đồng thời đồng ý về chủ trương chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án đã kéo dài nhiều năm nhưng không hoạt động trên cơ sở có rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư và có cơ sở pháp lý cho việc thu hồi.