Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình vừa yêu cầu gắn camera giám sát các hoạt động công vụ của hải quan, thuế tại nơi làm việc và cả camera di động khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.
Yêu cầu của Phó Thủ tướng nhằm thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Đối với ngành hải quan, Phó Thủ tướng giao Tổng cục Hải quan đẩy mạnh việc giám sát hoạt động công vụ của công chức hải quan bằng camera và các biện pháp kỹ thuật khác.
Đồng thời cần nghiên cứu, trang bị camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.
Ngoài vấn đề về camera giám sát, Phó Thủ tướng yêu cầu hải quan phải củng cố, hoàn thiện phần mềm quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng hóa là quà biếu, quà tặng.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, lực lượng hải quan vẫn phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với hoạt động của ngành thuế, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Thuế trang bị camera tại trụ sở hoặc camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.
"Ngành thuế phải tăng cường công tác hướng dẫn pháp luật về thuế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế, có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả tình trạng chuyển giá, khai báo gian dối về giá, chi phí để trốn thuế", Văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu rõ.
Trên thực tế, hiện các hoạt động nghiệp vụ của hải quan tại các chi cục, cục đều thông qua hệ thống một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu đều thực hiện kê khai hồ sơ qua hệ thống này, chính vì thế giảm thời gian cho doanh nghiệp phải làm việc trực tiếp với hải quan.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vẫn vướng mắc do thủ tục hải quan điện tử chậm trễ, nguy cơ cán bộ hải quan "làm luật" doanh nghiệp khiến cá nhân, doanh nghiệp phải làm cả hai việc vừa kê khai điện tử vừa phải kê khai giấy tờ, gặp trực tiếp cán bộ hải quan. Điều này phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu của ngành hải quan.
932 lượt xem
Theo Dân trí
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình vừa yêu cầu gắn camera giám sát các hoạt động công vụ của hải quan, thuế tại nơi làm việc và cả camera di động khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.Yêu cầu của Phó Thủ tướng nhằm thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Đối với ngành hải quan, Phó Thủ tướng giao Tổng cục Hải quan đẩy mạnh việc giám sát hoạt động công vụ của công chức hải quan bằng camera và các biện pháp kỹ thuật khác.
Đồng thời cần nghiên cứu, trang bị camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.
Ngoài vấn đề về camera giám sát, Phó Thủ tướng yêu cầu hải quan phải củng cố, hoàn thiện phần mềm quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng hóa là quà biếu, quà tặng.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, lực lượng hải quan vẫn phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với hoạt động của ngành thuế, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Thuế trang bị camera tại trụ sở hoặc camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở.
"Ngành thuế phải tăng cường công tác hướng dẫn pháp luật về thuế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế, có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả tình trạng chuyển giá, khai báo gian dối về giá, chi phí để trốn thuế", Văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng nêu rõ.
Trên thực tế, hiện các hoạt động nghiệp vụ của hải quan tại các chi cục, cục đều thông qua hệ thống một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu đều thực hiện kê khai hồ sơ qua hệ thống này, chính vì thế giảm thời gian cho doanh nghiệp phải làm việc trực tiếp với hải quan.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vẫn vướng mắc do thủ tục hải quan điện tử chậm trễ, nguy cơ cán bộ hải quan "làm luật" doanh nghiệp khiến cá nhân, doanh nghiệp phải làm cả hai việc vừa kê khai điện tử vừa phải kê khai giấy tờ, gặp trực tiếp cán bộ hải quan. Điều này phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu của ngành hải quan.