Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan phải nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào.
Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, PVN và TKV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra thiếu điện ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đó là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các giải pháp đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025.
Giải quyết nhanh thủ tục để triển khai nhanh các dự án nguồn điện
Thông báo nêu rõ, nhằm đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc xem xét việc áp dụng quy định tại Luật Điện lực để cho phép triển khai các dự án điện cần thiết, cấp bách để đảm bảo cung ứng điện, nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện; danh mục các dự án này sẽ được cập nhật vào quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch ngành điện được lập mới hoặc điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.
Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục để triển khai nhanh 9 dự án nguồn điện của EVN (các dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Quảng Trạch II, Dung Quất I và Dung Quất III (đồng bộ với Dự án khí Cá Voi Xanh), Ô Môn III và Ô Môn IV (đồng bộ với Dự án khí Lô B); các dự án thủy điện nhà máy Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng); kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề vượt thẩm quyền để thúc đẩy tiến độ các dự án.
Thường trực Chính phủ cũng đồng ý về nguyên tắc: Áp dụng cơ chế bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ đối với Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III với tỷ lệ hợp lý, tối đa 30%; xem xét, ban hành cơ chế đặc thù trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng đối với các dự án điện trọng điểm, cấp bách dự kiến đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn tới; xem xét việc mua hết sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện nhỏ và các nhà máy điện mặt trời nếu được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an toàn vận hành và có giá bán điện hợp lý; kiểm soát việc phát triển thủy điện nhỏ đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, quản lý nhu cầu điện theo các chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Không được chậm trễ các dự án điện
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đổi mới phương pháp giám sát thực hiện các dự án điện nhất là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các dự án cần thiết, cấp bách cần triển khai để đảm bảo cung ứng điện và vận hành kinh tế hệ thống điện quốc gia theo đề nghị của EVN; tập trung chỉ đạo, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án thuộc chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện Lô B, nhiệt điện khí Quảng Trị; không được để chậm trễ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung xử lý theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng kéo dài, trì trệ trong khâu chuẩn bị đầu tư các dự án điện của EVN, PVN và TKV; khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vướng mắc liên quan đến triển khai đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I và một số dự án nhiệt điện khác (nếu có).
Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV tập trung nguồn lực, trí lực để chỉ đạo, thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện được giao làm chủ đầu tư, không được để xảy ra tình trạng tiếp tục trì trệ tiến độ đối với các dự án nói chung, đặc biệt là các dự án hiện đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa theo quy định để thúc đẩy triển khai các dự án điện nhất là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho đất nước.
* Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, tinh thần chỉ đạo chung là không được để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trong giai đoạn tới; phát triển ngành năng lượng Việt Nam tự lực, tự cường ít phụ thuộc vào nước ngoài; ngành điện Việt Nam phát triển theo thể chế và cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính cạnh tranh, chống độc quyền, chống tham nhũng và lợi ích nhóm; tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; phát triển đồng bộ nguồn điện và lưới điện truyền tải, chú ý phát triển hợp lý năng lượng tái tạo; EVN tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong ngành điện, đồng thời tiếp tục xã hội hóa đầu tư vào ngành điện.
Giai đoạn qua, EVN, PVN, TKV và các chủ đầu tư khác, các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã có những cố gắng thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đạt được kết quả nhất định nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các dự án nguồn nhiệt điện có quy mô công suất lớn dự kiến đưa vào vận hành đến năm 2023. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung - cầu điện trong giai đoạn đến 2025, xuất hiện nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào các năm 2022, 2023 và khó khăn về cung ứng điện vào các năm 2020, 2021.
1034 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan phải nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào.Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, PVN và TKV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra thiếu điện ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đó là nội dung trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các giải pháp đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025.
Giải quyết nhanh thủ tục để triển khai nhanh các dự án nguồn điện
Thông báo nêu rõ, nhằm đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc xem xét việc áp dụng quy định tại Luật Điện lực để cho phép triển khai các dự án điện cần thiết, cấp bách để đảm bảo cung ứng điện, nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện; danh mục các dự án này sẽ được cập nhật vào quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch ngành điện được lập mới hoặc điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.
Thường trực Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục để triển khai nhanh 9 dự án nguồn điện của EVN (các dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Quảng Trạch II, Dung Quất I và Dung Quất III (đồng bộ với Dự án khí Cá Voi Xanh), Ô Môn III và Ô Môn IV (đồng bộ với Dự án khí Lô B); các dự án thủy điện nhà máy Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng); kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề vượt thẩm quyền để thúc đẩy tiến độ các dự án.
Thường trực Chính phủ cũng đồng ý về nguyên tắc: Áp dụng cơ chế bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ đối với Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III với tỷ lệ hợp lý, tối đa 30%; xem xét, ban hành cơ chế đặc thù trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng đối với các dự án điện trọng điểm, cấp bách dự kiến đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn tới; xem xét việc mua hết sản lượng điện phát của các nhà máy thủy điện nhỏ và các nhà máy điện mặt trời nếu được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an toàn vận hành và có giá bán điện hợp lý; kiểm soát việc phát triển thủy điện nhỏ đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, quản lý nhu cầu điện theo các chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Không được chậm trễ các dự án điện
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đổi mới phương pháp giám sát thực hiện các dự án điện nhất là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các dự án cần thiết, cấp bách cần triển khai để đảm bảo cung ứng điện và vận hành kinh tế hệ thống điện quốc gia theo đề nghị của EVN; tập trung chỉ đạo, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án thuộc chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện Lô B, nhiệt điện khí Quảng Trị; không được để chậm trễ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung xử lý theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng kéo dài, trì trệ trong khâu chuẩn bị đầu tư các dự án điện của EVN, PVN và TKV; khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vướng mắc liên quan đến triển khai đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I và một số dự án nhiệt điện khác (nếu có).
Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV tập trung nguồn lực, trí lực để chỉ đạo, thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện được giao làm chủ đầu tư, không được để xảy ra tình trạng tiếp tục trì trệ tiến độ đối với các dự án nói chung, đặc biệt là các dự án hiện đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa theo quy định để thúc đẩy triển khai các dự án điện nhất là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện cho đất nước.
* Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, tinh thần chỉ đạo chung là không được để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trong giai đoạn tới; phát triển ngành năng lượng Việt Nam tự lực, tự cường ít phụ thuộc vào nước ngoài; ngành điện Việt Nam phát triển theo thể chế và cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tính cạnh tranh, chống độc quyền, chống tham nhũng và lợi ích nhóm; tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; phát triển đồng bộ nguồn điện và lưới điện truyền tải, chú ý phát triển hợp lý năng lượng tái tạo; EVN tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong ngành điện, đồng thời tiếp tục xã hội hóa đầu tư vào ngành điện.
Giai đoạn qua, EVN, PVN, TKV và các chủ đầu tư khác, các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã có những cố gắng thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đạt được kết quả nhất định nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các dự án nguồn nhiệt điện có quy mô công suất lớn dự kiến đưa vào vận hành đến năm 2023. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung - cầu điện trong giai đoạn đến 2025, xuất hiện nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào các năm 2022, 2023 và khó khăn về cung ứng điện vào các năm 2020, 2021.