Bộ Nội vụ đang dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Ảnh minh họa
Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung, hình thức thi tuyển công chức.
Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng.
Vòng 1, thi trắc nghiệm: Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần.
Phần 1: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, quản lý hành chính nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; công chức, công vụ, chức trách, trách nhiệm, nhiệm vụ của ngạch dự thi. Thời gian thi 60 phút.
Phần 2: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Phần 3: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định tổ chức thi tuyển trên máy vi tính thì bài thi trắc nghiệm chỉ gồm phần kiến thức chung và ngoại ngữ.
Dự thảo cũng nêu rõ, miễn thi phần ngoại ngữ đối với các trường hợp: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; có bằng đại học tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận trong trường hợp dự tuyển vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, miễn thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho tổng phần thi quy định nêu trên, nếu trả lời đúng quá bán (trên 50%) số câu hỏi cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Nội dung thi: Đánh giá hiểu biết, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Hình thức và thang điểm thi: Thi viết hoặc thi phỏng vấn theo thang điểm 100.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
862 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Nội vụ đang dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung, hình thức thi tuyển công chức.
Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng.
Vòng 1, thi trắc nghiệm: Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần.
Phần 1: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, quản lý hành chính nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; công chức, công vụ, chức trách, trách nhiệm, nhiệm vụ của ngạch dự thi. Thời gian thi 60 phút.
Phần 2: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút.
Phần 3: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định tổ chức thi tuyển trên máy vi tính thì bài thi trắc nghiệm chỉ gồm phần kiến thức chung và ngoại ngữ.
Dự thảo cũng nêu rõ, miễn thi phần ngoại ngữ đối với các trường hợp: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; có bằng đại học tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận trong trường hợp dự tuyển vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, miễn thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho tổng phần thi quy định nêu trên, nếu trả lời đúng quá bán (trên 50%) số câu hỏi cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Nội dung thi: Đánh giá hiểu biết, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Hình thức và thang điểm thi: Thi viết hoặc thi phỏng vấn theo thang điểm 100.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.