Trung bình mỗi năm, toàn huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế 310 tấn; gỗ quế đạt 50.000 m3.
Công nhân Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát đóng gói sản phẩm.
Nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây quế nên vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao. Cây quế giờ đã thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân Văn Yên.
Đặc biệt, từ khi được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế, huyện Văn Yên đã tích cực mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm từ cây quế.
Được sự giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn huyện, tháng 7/2017, Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát đã quyết định đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào sản xuất thực phẩm chức năng chiết xuất từ vỏ quế và tinh dầu quế.
Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát cho biết: "Với nguyên liệu vỏ quế, sau khi tách thành phần nóng, nồng của quế, còn lại phần tinh chất kết hợp với các loại cỏ ngọt, chúng tôi đã sản xuất ra sản phẩm trà túi lọc Quế Phát. Sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế chứng nhận đảm bảo phù hợp cho sức khỏe con người. Dù mới có mặt tại Yên Bái và Hà Nội nhưng trung bình mỗi tháng Công ty cũng sản xuất và tiêu thụ được 10 nghìn hộp sản phẩm”.
Hợp tác xã Quế Sơn, thôn Cửa Ngòi, xã An Thịnh là một trong những đơn vị đi đầu trong chế biến vỏ quế khô. Đơn vị này đã được huyện Văn Yên tạo điều kiện thuê hơn 5.500 m2 đất để có mặt bằng sản xuất, hỗ trợ trên 60 triệu đồng từ chương trình khuyến công để phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho vay vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, hơn chục năm nay, Hợp tác xã Quế Sơn không chỉ là đơn vị kinh doanh hiệu quả trong chế biến các sản phẩm từ quế mà còn góp phần đáng kể vào tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tám - Giám đốc HTX Quế Sơn cho biết: "Với công suất 600 tấn/năm, bình quân mỗi năm chúng tôi đạt doanh thu gần 23 tỷ đồng và hàng tháng tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện, chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư thêm máy móc để sản xuất chế biến sâu, đưa các sản phẩm quế xuất khẩu sang thị trường châu Âu”.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luôn xác định quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Vì vậy, ngoài việc chỉ đạo các ngành chức năng, các xã có biện pháp duy trì diện tích, sản lượng quế; khai thác phù hợp; bảo tồn nguồn gen quý của giống quế bản địa... Huyện còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở thu mua quế vỏ, chế biến tinh dầu quế hoạt động. Hàng năm, huyện trồng mới từ 1.500 - 1.600 ha quế.
Nhờ đó, cây quế đã có mặt ở cả 27 xã, thị trấn với diện tích trên 40.000 ha và trở thành vùng chuyên canh quế hàng hóa lớn nhất cả nước. Trung bình mỗi năm, toàn huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế 310 tấn; gỗ quế đạt 50.000 m3, doanh thu mỗi năm đạt trên 500 tỷ đồng.
Với giá trị như vậy, cùng các chính sách xây dựng để hỗ trợ khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ rừng trồng sản xuất; tổ chức tập huấn cho người dân cách trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật; thành lập hiệp hội chế biến quế, huyện Văn Yên còn tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế.
Đến nay, huyện có 14 doanh nghiệp hợp tác tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm quế; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ, 45 hộ tư nhân có đăng ký kinh doanh chế biến quế và hơn 300 hộ gia công sơ chế các sản phẩm quế. Sản phẩm quế Văn Yên không chỉ tiêu thụ trên thị trường trong nước, mà còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài như: Mỹ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu.
Với những ưu thế vượt trội, cây quế tiếp tục được huyện Văn Yên xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng thị trường trong, ngoài nước, gắn sản xuất quế, phát triển du lịch với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây quế.
Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh cho các hoạt động đầu tư, thương mại vào chế biến sản phẩm quế nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thương hiệu quế Văn Yên trên thị trường trong nước và quốc tế.
1705 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trung bình mỗi năm, toàn huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế 310 tấn; gỗ quế đạt 50.000 m3.Nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây quế nên vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời và gắn liền với cuộc sống của người Dao. Cây quế giờ đã thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân Văn Yên.
Đặc biệt, từ khi được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế, huyện Văn Yên đã tích cực mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm từ cây quế.
Được sự giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn huyện, tháng 7/2017, Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát đã quyết định đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào sản xuất thực phẩm chức năng chiết xuất từ vỏ quế và tinh dầu quế.
Chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát cho biết: "Với nguyên liệu vỏ quế, sau khi tách thành phần nóng, nồng của quế, còn lại phần tinh chất kết hợp với các loại cỏ ngọt, chúng tôi đã sản xuất ra sản phẩm trà túi lọc Quế Phát. Sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế chứng nhận đảm bảo phù hợp cho sức khỏe con người. Dù mới có mặt tại Yên Bái và Hà Nội nhưng trung bình mỗi tháng Công ty cũng sản xuất và tiêu thụ được 10 nghìn hộp sản phẩm”.
Hợp tác xã Quế Sơn, thôn Cửa Ngòi, xã An Thịnh là một trong những đơn vị đi đầu trong chế biến vỏ quế khô. Đơn vị này đã được huyện Văn Yên tạo điều kiện thuê hơn 5.500 m2 đất để có mặt bằng sản xuất, hỗ trợ trên 60 triệu đồng từ chương trình khuyến công để phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng ngân hàng trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho vay vốn để duy trì sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, hơn chục năm nay, Hợp tác xã Quế Sơn không chỉ là đơn vị kinh doanh hiệu quả trong chế biến các sản phẩm từ quế mà còn góp phần đáng kể vào tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tám - Giám đốc HTX Quế Sơn cho biết: "Với công suất 600 tấn/năm, bình quân mỗi năm chúng tôi đạt doanh thu gần 23 tỷ đồng và hàng tháng tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện, chúng tôi đang có kế hoạch đầu tư thêm máy móc để sản xuất chế biến sâu, đưa các sản phẩm quế xuất khẩu sang thị trường châu Âu”.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luôn xác định quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Vì vậy, ngoài việc chỉ đạo các ngành chức năng, các xã có biện pháp duy trì diện tích, sản lượng quế; khai thác phù hợp; bảo tồn nguồn gen quý của giống quế bản địa... Huyện còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở thu mua quế vỏ, chế biến tinh dầu quế hoạt động. Hàng năm, huyện trồng mới từ 1.500 - 1.600 ha quế.
Nhờ đó, cây quế đã có mặt ở cả 27 xã, thị trấn với diện tích trên 40.000 ha và trở thành vùng chuyên canh quế hàng hóa lớn nhất cả nước. Trung bình mỗi năm, toàn huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế 310 tấn; gỗ quế đạt 50.000 m3, doanh thu mỗi năm đạt trên 500 tỷ đồng.
Với giá trị như vậy, cùng các chính sách xây dựng để hỗ trợ khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ rừng trồng sản xuất; tổ chức tập huấn cho người dân cách trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật; thành lập hiệp hội chế biến quế, huyện Văn Yên còn tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế.
Đến nay, huyện có 14 doanh nghiệp hợp tác tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm quế; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ, 45 hộ tư nhân có đăng ký kinh doanh chế biến quế và hơn 300 hộ gia công sơ chế các sản phẩm quế. Sản phẩm quế Văn Yên không chỉ tiêu thụ trên thị trường trong nước, mà còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài như: Mỹ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu.
Với những ưu thế vượt trội, cây quế tiếp tục được huyện Văn Yên xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đáp ứng thị trường trong, ngoài nước, gắn sản xuất quế, phát triển du lịch với công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây quế.
Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh cho các hoạt động đầu tư, thương mại vào chế biến sản phẩm quế nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thương hiệu quế Văn Yên trên thị trường trong nước và quốc tế.