Yên Bái đặt ra mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai.
Hiện tượng băng tuyết xảy ra tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đầu năm 2016 đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, các hiện tượng cực đoan khí hậu liên quan đến nhiệt độ, lượng mưa đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh như: nắng nóng, mưa tuyết, băng kết, mưa đá, mưa lớn trái mùa… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất, ảnh hưởng tới lịch thời vụ gieo trồng, gây chậm thời vụ, năng suất, chất lượng cây trồng giảm, hệ thống canh tác thay đổi; sâu bệnh hại cây trồng có chiều hướng gia tăng, nhiệt độ cao, độ ẩm giảm thấp trong mùa khô làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, BĐKH ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến nông lâm sản, đến các khu khai thác tài nguyên. BĐKH còn làm ảnh hưởng đến hệ thống đường giao thông và các cơ sở hạ tầng khác làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, BĐKH còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống con người và làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh. Chủ động ứng phó với BĐKH, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trường với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng và địa bàn dân cư.
UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Định hướng tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KHCN) về chủ động ứng phó với BĐKH, tập trung vào một số đề tài, dự án nhằm tạo ra những cơ hội việc làm mới do BĐKH.
Tiêu biểu là các đề tài nghiên cứu và bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm và mang tính đặc hữu của địa phương như: bảo tồn và phát triển nguồn gen giống gà đen quý hiếm tại huyện Mù Cang Chải; xây dựng mô hình thâm canh và phát triển giống hồng Lục Yên; mô hình canh tác trên đất nương rẫy của đồng bào Mông, huyện Trạm Tấu theo hướng bền vững kết hợp nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc…
Cùng với đó, tỉnh cũng quan tâm các đề tài nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất dốc; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các đề tài ứng phó với lũ quét, sạt lở đất; tình trạng xói, lở bờ sông Hồng.
Việc xây dựng các mô hình hỗ trợ sinh kế ứng phó với BĐKH bước đầu được quan tâm như: mô hình làng nông nghiệp thông minh ứng phó với BĐKH tại thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình; mô hình canh tác lúa theo phương thức SRI giảm phát thải khí nhà kính tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn.
Ngoài ra, Yên Bái còn là đối tác thụ hưởng Dự án: “Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với BĐKH” tại 2 xã Nậm Khắt và Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải; dự án hành động trong lĩnh vực nước của Việt Nam - chia sẻ và nâng cao năng lực (AVEC)…
Theo xu thế chung, với sự gia tăng đô thị hóa, sự gia tăng phương tiện giao thông thì vấn đề ô nhiễm môi trường và BĐKH ngày càng diễn biến bất thường, tác động ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.
Yên Bái đặt ra mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai; có những chuyển biến tích cực trong khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát BĐKH của các cơ quan chuyên môn; hình thành ý thức chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên trên địa bàn; kiên quyết không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 95% tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom; 100% chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung thêm nguồn kinh phí để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ triển khai các mô hình phát triển sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH để hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
560 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Yên Bái đặt ra mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, các hiện tượng cực đoan khí hậu liên quan đến nhiệt độ, lượng mưa đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh như: nắng nóng, mưa tuyết, băng kết, mưa đá, mưa lớn trái mùa… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất, ảnh hưởng tới lịch thời vụ gieo trồng, gây chậm thời vụ, năng suất, chất lượng cây trồng giảm, hệ thống canh tác thay đổi; sâu bệnh hại cây trồng có chiều hướng gia tăng, nhiệt độ cao, độ ẩm giảm thấp trong mùa khô làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, BĐKH ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến nông lâm sản, đến các khu khai thác tài nguyên. BĐKH còn làm ảnh hưởng đến hệ thống đường giao thông và các cơ sở hạ tầng khác làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, BĐKH còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống con người và làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh. Chủ động ứng phó với BĐKH, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trường với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng và địa bàn dân cư.
UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Định hướng tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KHCN) về chủ động ứng phó với BĐKH, tập trung vào một số đề tài, dự án nhằm tạo ra những cơ hội việc làm mới do BĐKH.
Tiêu biểu là các đề tài nghiên cứu và bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm và mang tính đặc hữu của địa phương như: bảo tồn và phát triển nguồn gen giống gà đen quý hiếm tại huyện Mù Cang Chải; xây dựng mô hình thâm canh và phát triển giống hồng Lục Yên; mô hình canh tác trên đất nương rẫy của đồng bào Mông, huyện Trạm Tấu theo hướng bền vững kết hợp nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc…
Cùng với đó, tỉnh cũng quan tâm các đề tài nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất dốc; giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các đề tài ứng phó với lũ quét, sạt lở đất; tình trạng xói, lở bờ sông Hồng.
Việc xây dựng các mô hình hỗ trợ sinh kế ứng phó với BĐKH bước đầu được quan tâm như: mô hình làng nông nghiệp thông minh ứng phó với BĐKH tại thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình; mô hình canh tác lúa theo phương thức SRI giảm phát thải khí nhà kính tại các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn.
Ngoài ra, Yên Bái còn là đối tác thụ hưởng Dự án: “Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với BĐKH” tại 2 xã Nậm Khắt và Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải; dự án hành động trong lĩnh vực nước của Việt Nam - chia sẻ và nâng cao năng lực (AVEC)…
Theo xu thế chung, với sự gia tăng đô thị hóa, sự gia tăng phương tiện giao thông thì vấn đề ô nhiễm môi trường và BĐKH ngày càng diễn biến bất thường, tác động ngày càng gia tăng và khó kiểm soát.
Yên Bái đặt ra mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai; có những chuyển biến tích cực trong khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát BĐKH của các cơ quan chuyên môn; hình thành ý thức chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên trên địa bàn; kiên quyết không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 95% tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom; 100% chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung thêm nguồn kinh phí để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ triển khai các mô hình phát triển sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH để hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.