Giá thịt lợn hơi giảm sâu và kéo dài đã khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đang bên bờ vực phá sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái (Agribank Yên Bái) đã cùng với các cấp chính quyền đưa ra những giải pháp để hỗ trợ người chăn nuôi vượt khó.
Giá lợn hơi giảm sâu và kéo dài khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái thua lỗ nặng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 1/4/2017, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 527.832 con, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm đạt 20.193 tấn, tăng 0,22% so với cùng kỳ.
Thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương, đến tháng 5/2017, lợn đủ trọng lượng xuất chuồng từ 100 kg - 150 kg còn tồn đọng 8,4 ngàn tấn. Trong khi đó, giá lợn chỉ dao động từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi đầu lợn, người chăn nuôi chịu lỗ từ 1,0 triệu đồng - 1,5 triệu đồng.
Gia đình ông Phạm Văn Nở là một trong những hộ chăn nuôi quy mô lớn ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.
Ông Nở cho biết, gia đình ông đã huy động vốn từ những người thân và vay ngân hàng 300 triệu đồng để xây dựng trang trại nuôi 25 con lợn nái và 200 con lợn thịt. Sau 5 tháng, giá lợn hơi đầu năm 2017 chỉ được 30.000 đồng/kg và đến nay, chỉ bán được 22.000 - 24.000 đồng/kg và tính ra mỗi con lỗ 1,3 triệu đồng. Hiện, gia đình ông nợ ngân hàng 300 triệu đồng cùng với nợ tiền cám 200 triệu đồng của các đại lý thức ăn gia súc.
Ông Nở cho biết: “Tôi mong muốn ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ cho các hộ chăn nuôi và cho gia đình tôi để có điều kiện phục hồi sản xuất”.
Không chỉ các hộ chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn cũng điêu đứng vì giá lợn sụt giảm quá mạnh. Công ty TNHH Đầm Mỏ xây dựng trang trại tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái với quy mô nuôi 1.500 - 2.500 con lợn thịt, 400 - 600 con lợn nái. Sản phẩm của Công ty cung cấp ra thị trường 2.600 con/tháng, trong đó có 300 lợn thịt, 2.300 lợn hậu bị.
Công ty đã đầu tư 30 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh từ năm 2015 và được cấp giấy chứng nhận VietGAP, điều kiện vệ sinh thú y, UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đây là trang trại lợn siêu nạc, đáp ứng các yêu cầu sản xuất lợn sạch. Tuy nhiên, do giá lợn xuống thấp, Công ty bị thua lỗ nặng nề. Ông Nguyễn Hồng Thanh - Giám đốc Công ty cho biết: “Để tồn tại, chúng tôi phải giảm bớt đàn nhưng vẫn lỗ nặng. Tháng vừa rồi, Công ty lỗ 800 triệu đồng, dự báo tháng này tiếp tục lỗ 700 triệu đồng”.
Trước những khó khăn người chăn nuôi đang gặp phải, thực hiện Công văn số 3091/NHNN-TD ngày 28/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi lợn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh rà soát, phân loại khách hàng để có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
Trong đó, bao gồm có cơ cấu lại nợ, hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ, giãn nợ, thực hiện cho vay mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
Căn cứ vào quy định hiện hành và căn cứ vào khả năng tài chính của mình, các ngân hàng thương mại phải xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác như: ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau và có thể miễn, giảm lãi một phần tiền vay cho khách hàng chăn nuôi lợn. Ngoài ra, các ngân hàng còn căn cứ vào quy định hiện hành và khả năng tài chính để có biện pháp hỗ trợ khác, nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Agribank Yên Bái là một trong những đơn vị tiên phong cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tham gia “giải cứu” đàn lợn. Theo báo cáo của Agribank Yên Bái, tính đến ngày 31/5/2017, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi là 81,2 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 29,6 tỷ đồng, trung, dài hạn là 51,5 tỷ đồng; có 2 doanh nghiệp vay với dư nợ 10 tỷ 779 triệu đồng; đối tượng hộ gia đình có 13 khách hàng với dư nợ 880 triệu đồng; vay cá nhân để chăn nuôi lợn có 1.015 khách hàng, với dư nợ 69,5 tỷ đồng.
Tại Hội nghị “Bàn giải pháp chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức mới đây, bà Trần Thị Kim Thoa - Phó Giám đốc Agribank Yên Bái cho biết: “Ngân hàng chúng tôi sẽ tháo gỡ khó khăn cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân bằng việc chấp thuận cơ cấu lại nợ, cho vay mới để duy trì sản xuất và các chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như về vốn và nếu thực sự khó khăn có thể miễn, giảm lãi suất một phần”.
940 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Giá thịt lợn hơi giảm sâu và kéo dài đã khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ lớn. Nhiều hộ chăn nuôi đang bên bờ vực phá sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái (Agribank Yên Bái) đã cùng với các cấp chính quyền đưa ra những giải pháp để hỗ trợ người chăn nuôi vượt khó.Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 1/4/2017, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 527.832 con, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm đạt 20.193 tấn, tăng 0,22% so với cùng kỳ.
Thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương, đến tháng 5/2017, lợn đủ trọng lượng xuất chuồng từ 100 kg - 150 kg còn tồn đọng 8,4 ngàn tấn. Trong khi đó, giá lợn chỉ dao động từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi đầu lợn, người chăn nuôi chịu lỗ từ 1,0 triệu đồng - 1,5 triệu đồng.
Gia đình ông Phạm Văn Nở là một trong những hộ chăn nuôi quy mô lớn ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.
Ông Nở cho biết, gia đình ông đã huy động vốn từ những người thân và vay ngân hàng 300 triệu đồng để xây dựng trang trại nuôi 25 con lợn nái và 200 con lợn thịt. Sau 5 tháng, giá lợn hơi đầu năm 2017 chỉ được 30.000 đồng/kg và đến nay, chỉ bán được 22.000 - 24.000 đồng/kg và tính ra mỗi con lỗ 1,3 triệu đồng. Hiện, gia đình ông nợ ngân hàng 300 triệu đồng cùng với nợ tiền cám 200 triệu đồng của các đại lý thức ăn gia súc.
Ông Nở cho biết: “Tôi mong muốn ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ cho các hộ chăn nuôi và cho gia đình tôi để có điều kiện phục hồi sản xuất”.
Không chỉ các hộ chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn cũng điêu đứng vì giá lợn sụt giảm quá mạnh. Công ty TNHH Đầm Mỏ xây dựng trang trại tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái với quy mô nuôi 1.500 - 2.500 con lợn thịt, 400 - 600 con lợn nái. Sản phẩm của Công ty cung cấp ra thị trường 2.600 con/tháng, trong đó có 300 lợn thịt, 2.300 lợn hậu bị.
Công ty đã đầu tư 30 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh từ năm 2015 và được cấp giấy chứng nhận VietGAP, điều kiện vệ sinh thú y, UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đây là trang trại lợn siêu nạc, đáp ứng các yêu cầu sản xuất lợn sạch. Tuy nhiên, do giá lợn xuống thấp, Công ty bị thua lỗ nặng nề. Ông Nguyễn Hồng Thanh - Giám đốc Công ty cho biết: “Để tồn tại, chúng tôi phải giảm bớt đàn nhưng vẫn lỗ nặng. Tháng vừa rồi, Công ty lỗ 800 triệu đồng, dự báo tháng này tiếp tục lỗ 700 triệu đồng”.
Trước những khó khăn người chăn nuôi đang gặp phải, thực hiện Công văn số 3091/NHNN-TD ngày 28/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi lợn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh rà soát, phân loại khách hàng để có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
Trong đó, bao gồm có cơ cấu lại nợ, hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ, giãn nợ, thực hiện cho vay mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
Căn cứ vào quy định hiện hành và căn cứ vào khả năng tài chính của mình, các ngân hàng thương mại phải xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác như: ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau và có thể miễn, giảm lãi một phần tiền vay cho khách hàng chăn nuôi lợn. Ngoài ra, các ngân hàng còn căn cứ vào quy định hiện hành và khả năng tài chính để có biện pháp hỗ trợ khác, nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Agribank Yên Bái là một trong những đơn vị tiên phong cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tham gia “giải cứu” đàn lợn. Theo báo cáo của Agribank Yên Bái, tính đến ngày 31/5/2017, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi là 81,2 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 29,6 tỷ đồng, trung, dài hạn là 51,5 tỷ đồng; có 2 doanh nghiệp vay với dư nợ 10 tỷ 779 triệu đồng; đối tượng hộ gia đình có 13 khách hàng với dư nợ 880 triệu đồng; vay cá nhân để chăn nuôi lợn có 1.015 khách hàng, với dư nợ 69,5 tỷ đồng.
Tại Hội nghị “Bàn giải pháp chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết chuỗi” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức mới đây, bà Trần Thị Kim Thoa - Phó Giám đốc Agribank Yên Bái cho biết: “Ngân hàng chúng tôi sẽ tháo gỡ khó khăn cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân bằng việc chấp thuận cơ cấu lại nợ, cho vay mới để duy trì sản xuất và các chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như về vốn và nếu thực sự khó khăn có thể miễn, giảm lãi suất một phần”.