Cùng củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự chuyển biến rõ nét về phương thức, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức nơi có cán bộ luân chuyển đến, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, cũng như hiệu quả hoạt động của chính quyền, luân chuyển cán bộ ở Văn Chấn đã giúp cán bộ ngày càng trưởng thành.
Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái (thứ hai bên phải) cùng lãnh đạo huyện Văn Chấn thăm mô hình trồng cam ở xã Thượng Bằng La.
Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn - ông Hà Biên Cương tâm sự: “Được luân chuyển về cơ sở công tác, qua thực tế, bản thân mình mới biết nhiều vấn đề mà khi mình học ở trường lớp, khi công tác ở cơ quan cấp huyện mình chưa biết, nhưng về cơ sở mới vỡ ra nhiều điều. Từ lăn lộn ở cơ sở, bản thân mình thấy trưởng thành lên nhiều”.
Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, cùng với việc phải nghiên cứu kỹ những vấn đề của địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn phải thường xuyên đến các thôn, bản: Điệp Quang, Noong Phai, Bản Ngoa, Bản Thón, Bản Lạnh, Bản Nụ… để nắm tình hình. “Phải thật sự gần gũi nhân dân mới nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những chủ trương, quyết sách đúng. Điều thuận lợi đối với anh Cương là do anh là người dân tộc Tày, tiếng Tày và Thái tương đồng nên dễ giao tiếp, vì vậy anh Cương tiếp cận rất nhanh với cơ sở.
Còn Phó Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Đảng ủy xã Phù Nham Đặng Duy Hiển tâm sự: “Khi làm việc ở cấp huyện, phần lớn là mệnh lệnh hành chính. Tuy nhiên, về cơ sở lại khác rất nhiều, phải tiếp xúc với dân, giải quyết những việc rất cụ thể. Qua thời gian ngắn ở cơ sở, mình học được nhiều điều về phương pháp vận động quần chúng. Phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân và có sự vận dụng hết sức linh hoạt thì công việc mới thành công”.
Để lấy lại niềm tin của nhân dân, cùng với củng cố bộ máy qua việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ với công việc, Bí thư Hiển đã lặn lội đến từng chi bộ thôn bản để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đảng viên, nhân dân, nhất là những người có uy tín để từ đó đề ra những quyết sách.
Từ nắm chắc tình hình, nắm được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và người dân, dù thời gian ngắn nhưng Bí thư Đảng ủy xã Phù Nham đã đề ra được một số chương trình phát triển kinh tế, xã hội; cụ thể là, việc xây dựng hạ tầng và cải tạo vườn tạp bằng giống cây mới có hiệu quả kinh tế… từ đó được đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Là người được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công nhiệm vụ tham mưu về công tác cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ nói riêng, đồng chí Hà Thị Thanh Uyển - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy rất hiểu mục đích, ý nghĩa cũng như thuận lợi, khó khăn và tâm tư, nguyện vọng của cán bộ luân chuyển.
Bà Uyển cho biết: “Để làm tốt công tác luân chuyển, Huyện ủy đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của các cấp về mục đích, nguyên tắc của công tác luân chuyển đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nên đã nhận được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ. Đặc biệt, huyện đã xây dựng được kế hoạch luân chuyển cán bộ giai đoạn 2013 - 2020, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc và số lượng cán bộ được luân chuyển; xác định rõ địa chỉ và dự kiến chức danh định chuyển đến. Khi xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, Huyện ủy tiến hành đồng bộ cả cách làm và bước đi, kết hợp chặt chẽ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí cán bộ trước và sau thời gian luân chuyển. Ngoài việc bám sát quy hoạch, đã căn cứ vào năng lực, sở trường của cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mới để bố trí công việc phù hợp”.
Tìm hiểu công tác cán bộ ở Đảng bộ Văn Chấn cho thấy, cán bộ diện luận chuyển là cán bộ trẻ, giữ chức vụ quản lý, có quy hoạch vào chức danh cao hơn và có năng lực. Khi luân chuyển, cán bộ được Thường trực Huyện ủy quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt để phát huy năng lực. Do đó, hầu hết các cán bộ được luân chuyển về cơ sở đã khắc phục khó khăn, tích cực phấn đấu, rèn luyện, chủ động tìm tòi tiếp cận với điều kiện và môi trường làm việc mới, giữ gìn được phẩm chất, thể hiện được năng lực, tích lũy được kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong công tác.
Cán bộ luân chuyển đã cùng với tập thể lãnh đạo địa phương nơi luân chuyển đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, được đảng bộ, chính quyền cơ sở và nhân dân tin yêu. Hầu hết, số cán bộ cấp huyện sau khi luân chuyển đã được bố trí, sử dụng vào các vị trí cao hơn hoặc tương đương.
Bà Hà Thị Thanh Uyển cũng cho biết thêm: ngoài việc thực hiện nghiêm túc quy định của trung ương, của Tỉnh ủy về chính sách đối với cán bộ luân chuyển, Huyện ủy Văn Chấn đã có chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm động viên và giúp cán bộ luân chuyển khắc phục một phần khó khăn phát sinh do xáo trộn sinh hoạt khi thực hiện nhiệm vụ ở nơi công tác mới.
Trong đó, các chế độ được vận dụng linh hoạt như: cán bộ luân chuyển được giữ nguyên biên chế, chức danh, lương và các khoản phụ cấp ở cơ quan, đơn vị đang công tác; được hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ hàng tháng theo quy định của tỉnh, của huyện với tỷ lệ tương ứng loại đơn vị hành chính của xã, thị trấn nơi luân chuyển đến. Từ việc áp dụng linh hoạt chính sách này, đã giúp cán bộ luân chuyển yên tâm công tác khi xuống cơ sở.
Lời kết
Từ nhận thức đúng đắn về luân chuyển cán bộ là tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài; làm cho việc luân chuyển cán bộ dần trở thành việc làm bình thường, thành nền nếp thường xuyên, phá bỏ những quan điểm và thói quen lạc hậu trong công tác cán bộ hiện nay, như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, nhất là trong từng địa phương; tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác; công việc trì trệ, kém hiệu quả, cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó thay được người phụ trách bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn...
Đồng thời, kết hợp việc luân chuyển với đào tạo cán bộ đã tạo khâu “đột phá” trong công tác cán bộ ở Văn Chấn, không chỉ giúp cơ sở Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, công tác luân chuyển cán bộ còn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, có kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
685 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cùng củng cố xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự chuyển biến rõ nét về phương thức, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức nơi có cán bộ luân chuyển đến, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, cũng như hiệu quả hoạt động của chính quyền, luân chuyển cán bộ ở Văn Chấn đã giúp cán bộ ngày càng trưởng thành.Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn - ông Hà Biên Cương tâm sự: “Được luân chuyển về cơ sở công tác, qua thực tế, bản thân mình mới biết nhiều vấn đề mà khi mình học ở trường lớp, khi công tác ở cơ quan cấp huyện mình chưa biết, nhưng về cơ sở mới vỡ ra nhiều điều. Từ lăn lộn ở cơ sở, bản thân mình thấy trưởng thành lên nhiều”.
Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, cùng với việc phải nghiên cứu kỹ những vấn đề của địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn phải thường xuyên đến các thôn, bản: Điệp Quang, Noong Phai, Bản Ngoa, Bản Thón, Bản Lạnh, Bản Nụ… để nắm tình hình. “Phải thật sự gần gũi nhân dân mới nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những chủ trương, quyết sách đúng. Điều thuận lợi đối với anh Cương là do anh là người dân tộc Tày, tiếng Tày và Thái tương đồng nên dễ giao tiếp, vì vậy anh Cương tiếp cận rất nhanh với cơ sở.
Còn Phó Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Đảng ủy xã Phù Nham Đặng Duy Hiển tâm sự: “Khi làm việc ở cấp huyện, phần lớn là mệnh lệnh hành chính. Tuy nhiên, về cơ sở lại khác rất nhiều, phải tiếp xúc với dân, giải quyết những việc rất cụ thể. Qua thời gian ngắn ở cơ sở, mình học được nhiều điều về phương pháp vận động quần chúng. Phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân và có sự vận dụng hết sức linh hoạt thì công việc mới thành công”.
Để lấy lại niềm tin của nhân dân, cùng với củng cố bộ máy qua việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ với công việc, Bí thư Hiển đã lặn lội đến từng chi bộ thôn bản để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đảng viên, nhân dân, nhất là những người có uy tín để từ đó đề ra những quyết sách.
Từ nắm chắc tình hình, nắm được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và người dân, dù thời gian ngắn nhưng Bí thư Đảng ủy xã Phù Nham đã đề ra được một số chương trình phát triển kinh tế, xã hội; cụ thể là, việc xây dựng hạ tầng và cải tạo vườn tạp bằng giống cây mới có hiệu quả kinh tế… từ đó được đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Là người được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công nhiệm vụ tham mưu về công tác cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ nói riêng, đồng chí Hà Thị Thanh Uyển - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy rất hiểu mục đích, ý nghĩa cũng như thuận lợi, khó khăn và tâm tư, nguyện vọng của cán bộ luân chuyển.
Bà Uyển cho biết: “Để làm tốt công tác luân chuyển, Huyện ủy đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của các cấp về mục đích, nguyên tắc của công tác luân chuyển đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nên đã nhận được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng bộ. Đặc biệt, huyện đã xây dựng được kế hoạch luân chuyển cán bộ giai đoạn 2013 - 2020, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc và số lượng cán bộ được luân chuyển; xác định rõ địa chỉ và dự kiến chức danh định chuyển đến. Khi xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, Huyện ủy tiến hành đồng bộ cả cách làm và bước đi, kết hợp chặt chẽ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí cán bộ trước và sau thời gian luân chuyển. Ngoài việc bám sát quy hoạch, đã căn cứ vào năng lực, sở trường của cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mới để bố trí công việc phù hợp”.
Tìm hiểu công tác cán bộ ở Đảng bộ Văn Chấn cho thấy, cán bộ diện luận chuyển là cán bộ trẻ, giữ chức vụ quản lý, có quy hoạch vào chức danh cao hơn và có năng lực. Khi luân chuyển, cán bộ được Thường trực Huyện ủy quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt để phát huy năng lực. Do đó, hầu hết các cán bộ được luân chuyển về cơ sở đã khắc phục khó khăn, tích cực phấn đấu, rèn luyện, chủ động tìm tòi tiếp cận với điều kiện và môi trường làm việc mới, giữ gìn được phẩm chất, thể hiện được năng lực, tích lũy được kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong công tác.
Cán bộ luân chuyển đã cùng với tập thể lãnh đạo địa phương nơi luân chuyển đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, được đảng bộ, chính quyền cơ sở và nhân dân tin yêu. Hầu hết, số cán bộ cấp huyện sau khi luân chuyển đã được bố trí, sử dụng vào các vị trí cao hơn hoặc tương đương.
Bà Hà Thị Thanh Uyển cũng cho biết thêm: ngoài việc thực hiện nghiêm túc quy định của trung ương, của Tỉnh ủy về chính sách đối với cán bộ luân chuyển, Huyện ủy Văn Chấn đã có chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm động viên và giúp cán bộ luân chuyển khắc phục một phần khó khăn phát sinh do xáo trộn sinh hoạt khi thực hiện nhiệm vụ ở nơi công tác mới.
Trong đó, các chế độ được vận dụng linh hoạt như: cán bộ luân chuyển được giữ nguyên biên chế, chức danh, lương và các khoản phụ cấp ở cơ quan, đơn vị đang công tác; được hỗ trợ ban đầu và hỗ trợ hàng tháng theo quy định của tỉnh, của huyện với tỷ lệ tương ứng loại đơn vị hành chính của xã, thị trấn nơi luân chuyển đến. Từ việc áp dụng linh hoạt chính sách này, đã giúp cán bộ luân chuyển yên tâm công tác khi xuống cơ sở.
Lời kết
Từ nhận thức đúng đắn về luân chuyển cán bộ là tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh hơn và toàn diện, vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài; làm cho việc luân chuyển cán bộ dần trở thành việc làm bình thường, thành nền nếp thường xuyên, phá bỏ những quan điểm và thói quen lạc hậu trong công tác cán bộ hiện nay, như: khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, nhất là trong từng địa phương; tâm lý thoả mãn, trì trệ của nhiều cán bộ chỉ muốn chọn nơi công tác dễ dàng, muốn ổn định chức vụ hoặc lên chức nhưng không chịu nỗ lực học tập, phấn đấu nâng cao trình độ và hiệu quả công tác; công việc trì trệ, kém hiệu quả, cán bộ uy tín thấp nhưng rất khó thay được người phụ trách bằng những cán bộ có uy tín và khả năng hơn...
Đồng thời, kết hợp việc luân chuyển với đào tạo cán bộ đã tạo khâu “đột phá” trong công tác cán bộ ở Văn Chấn, không chỉ giúp cơ sở Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, công tác luân chuyển cán bộ còn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, có kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.