CTTĐT - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất.
Nhiều tuyến phố của thành phố Yên Bái bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 năm 2016.
Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và Đài khí tượng Thủy văn Yên Bái, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc, đêm 26/6 và sáng 27/6 đã có mưa rào và dông trên diện rộng; từ đêm ngày 27/6 đến ngày 29/6 vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa từ đêm 26/6 đến sáng 29/6 ở vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến 200-300mm, trong đó tỉnh Yên Bái có lượng mưa lớn hơn 350mm.
Từ ngày 27-30/6 trên sông Thao sẽ xuất hiện một đợt lũ nhỏ với biên độ lũ lên từ 2-3m, trong đợt lũ này đỉnh lũ vẫn ở mức dưới báo động 1. Lũ quét trên sông suối nhỏ và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các khu vực trong tỉnh Yên Bái, đặc biệt khu vực vùng đồi núi cao, triền dốc lớn của huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên...
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, chủ các phương tiện giao thông đường thủy để chủ động các biện pháp phòng tránh;
2. Tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại các hầm lò khai thác khoáng sản, hồ đập, công trình đang thi công, những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nhất là tại các địa bàn thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và triển khai các biện pháp ứng phó; sẵn sàng phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
3. Bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người qua lại các ngầm, tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước; bến đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhất là tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo và các biện pháp phòng tránh mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân biết, chủ động phòng tránh.
5. Các sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các phương án ứng phó với diễn biến mưa, lũ.
6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (số điện thoại liên lạc 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
539 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất.Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và Đài khí tượng Thủy văn Yên Bái, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp ở khoảng 23-25 độ vĩ Bắc, đêm 26/6 và sáng 27/6 đã có mưa rào và dông trên diện rộng; từ đêm ngày 27/6 đến ngày 29/6 vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa từ đêm 26/6 đến sáng 29/6 ở vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến 200-300mm, trong đó tỉnh Yên Bái có lượng mưa lớn hơn 350mm.
Từ ngày 27-30/6 trên sông Thao sẽ xuất hiện một đợt lũ nhỏ với biên độ lũ lên từ 2-3m, trong đợt lũ này đỉnh lũ vẫn ở mức dưới báo động 1. Lũ quét trên sông suối nhỏ và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các khu vực trong tỉnh Yên Bái, đặc biệt khu vực vùng đồi núi cao, triền dốc lớn của huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên...
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, chủ các phương tiện giao thông đường thủy để chủ động các biện pháp phòng tránh;
2. Tổ chức kiểm tra, rà soát an toàn tại các hầm lò khai thác khoáng sản, hồ đập, công trình đang thi công, những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nhất là tại các địa bàn thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân và triển khai các biện pháp ứng phó; sẵn sàng phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
3. Bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người qua lại các ngầm, tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước; bến đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhất là tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo và các biện pháp phòng tránh mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân biết, chủ động phòng tránh.
5. Các sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các phương án ứng phó với diễn biến mưa, lũ.
6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh (số điện thoại liên lạc 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.