CTTĐT - Đó là mục tiêu mà huyện Mù Cang Chải đã đề ra tại kế hoạch hành động về dinh dưỡng đến năm 2020.
Bác sỹ khám chữa bệnh cho trẻ em tại huyện Mù Cang Chải
Huyện Mù Cang Chải đề ra 5 mục tiêu cụ thể về dinh dưỡng đến năm 2020 bao gồm: cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng; cải thiện tầm vóc người Việt Nam; kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng; củng cố và nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Để thực hiện được các mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung triển khai các giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng các cấp; triển khai kịp thời và hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và chương trình hành động nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề về dinh dưỡng trong cộng đồng; làm tốt công tác phối hợp liên ngành trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; củng cố và hoàn thiện mạng lưới, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở các tuyến; Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động về dinh dưỡng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cho các đối tượng là bà mẹ có thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Về chuyên môn, kỹ thuật sẽ tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Can thiệp dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ cao bằng cách bổ sung viên nang Vitamin A cho trẻ và bà mẹ sau sinh, viên đa vi chất cho trẻ em, điều trị suy sinh dưỡng cấp tính ở trẻ em, tẩy giun theo định kỳ cho trẻ em và phụ nữ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tập trung triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại trường học.
Bên cạnh đó huyện cũng tập trung vào việc xây dựng và phổ biến các hướng dẫn cho người dân và những đối tượng đặc thù về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng, phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm; nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng từ huyện đến cơ sở nhằm theo dõi diễn biến tình trạng dinh dưỡng một cách có hệ thống.
Nội dung hoạt động chủ yếu là xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và tăng cường đầu tư cho hoạt động dinh dưỡng; mạng lưới, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng được kiện toàn; Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; Tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình; Dinh dưỡng hợp lý, phòng chống bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng; Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá.
982 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là mục tiêu mà huyện Mù Cang Chải đã đề ra tại kế hoạch hành động về dinh dưỡng đến năm 2020.Huyện Mù Cang Chải đề ra 5 mục tiêu cụ thể về dinh dưỡng đến năm 2020 bao gồm: cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng; cải thiện tầm vóc người Việt Nam; kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng; củng cố và nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Để thực hiện được các mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung triển khai các giải pháp cụ thể như tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng các cấp; triển khai kịp thời và hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và chương trình hành động nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề về dinh dưỡng trong cộng đồng; làm tốt công tác phối hợp liên ngành trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; củng cố và hoàn thiện mạng lưới, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở các tuyến; Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động về dinh dưỡng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cho các đối tượng là bà mẹ có thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Về chuyên môn, kỹ thuật sẽ tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Can thiệp dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ cao bằng cách bổ sung viên nang Vitamin A cho trẻ và bà mẹ sau sinh, viên đa vi chất cho trẻ em, điều trị suy sinh dưỡng cấp tính ở trẻ em, tẩy giun theo định kỳ cho trẻ em và phụ nữ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tập trung triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại trường học.
Bên cạnh đó huyện cũng tập trung vào việc xây dựng và phổ biến các hướng dẫn cho người dân và những đối tượng đặc thù về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng, phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm; nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng từ huyện đến cơ sở nhằm theo dõi diễn biến tình trạng dinh dưỡng một cách có hệ thống.
Nội dung hoạt động chủ yếu là xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và tăng cường đầu tư cho hoạt động dinh dưỡng; mạng lưới, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng được kiện toàn; Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; Tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình; Dinh dưỡng hợp lý, phòng chống bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng; Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá.