CTTĐT - Chiều ngày 4/7, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý II và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2017. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì hội nghị.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng và các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái, có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh và các đồng chí thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2017 toàn quốc xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người. So với 6 tháng đầu năm 2016 tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 636 vụ, số người chết giảm 229 người, số người bị thương giảm 1.004 người. Theo phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu do không đi đúng phần đường, làn đường; vi phạm tốc độ quy định, vượt xe sai quy định; Do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua đường dân sinh không chú ý quan sát, không chấp hành báo hiệu giao thông đường sắt khi có tàu qua…
Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ, trong đó có 16 địa phương giảm trên 20%. Tuy nhiên vẫn còn 22 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó có 10 tỉnh tăng trên 15%; có 04 tỉnh có số người chết tăng trên 30% là An Giang, Quảng Trị, Cần Thơ, Lai Châu.
Tại tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2017 đã ra 85 vụ tai nạn giao thông, giảm 07 vụ so với cùng kỳ năm 2016. Số người chết 27 người, tăng 05 người; số người bị thương 99, giảm 07 người. Các huyện có số người tử vong do TNGT giảm là huyện Trấn Yên và Lục Yên; Các địa phương có người tử vong do TNGT tăng là huyện Văn Chấn, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ. Huyện Trạm Tấu không có tai nạn giao thông trên địa bàn.
Theo đánh giá, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đã được chú trọng, tuy nhiên chưa được đổi mới về nội dung và hình thức nên hiệu quả chưa cao. Việc lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm TTATGT thông qua công tác tuyên truyền còn hạn chế; Ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tuy đã kiềm chế được số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao.
Tại Hội nghị, đại diện Ban An toàn giao thông một số tỉnh, thành phố đã phát biểu làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian qua, đồng thời báo cáo về tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; kết quả thực hiện Chỉ thị số 32 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông tại địa phương; Kinh nghiệm triển khai các biện pháp kéo giảm TNGT trong 6 tháng đầu năm 2017…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và các địa phương trong thời gian qua, đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT do vậy tình hình trật tự ATGT trên cả nước đã có chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những hạn chế tồn tại đó là: Tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, vẫn còn để xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng; số địa phương có số người chết vì TNGT tăng còn cao; tình trạng xe ô tô chở quá tải còn tái diễn ở một số địa phương; ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn còn phức tạp, chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, để thực hiện kéo giảm TNGT cần sự phối hợp và thực hiện quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương cần nghiên cứu triển khai theo Kế hoạch số 08 của Ủy ban ATGT Quốc gia.
Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng quy chế hoạt động của Ủy ban, quy chế báo cáo trong công tác bảo đảm TTATGT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2017 - 2021; tổng hợp những bất cập về quy định pháp luật, chính sách trong bảo đảm TTATGT trên cơ sở đó trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình làm việc để sửa đổi bổ sung trong thời gian sớm nhất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
Tăng cường quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 994 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đến năm 2020; tập trung xử lý các điểm đen, rà soát và bố trí các biển báo; Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Công an trong công tác tuần tra xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ; Tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt trật tự an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 29 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.
Bô Công an tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch phục vụ các hoạt động của Năm APEC 2017; Chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về TTATGT có dấu hiệu tội phạm; Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu các giải pháp theo dõi, quản lý giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng và giải quyết những bất cập, sơ hở trong công tác cấp, quản lý giấy phép lái xe; Tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự; Xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng giấy tờ giả, biển số giả phương tiện quân sự hoạt động trái phép.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau; tập trung tuyên truyền biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy ở khu vực nông thôn, biện pháp ngăn chặn tai nạn xe khách, tai nạn đường đèo dốc, tai nạn đắm đò…
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Ban An toàn giao thông, các sở, ngành triển khai thực hiện Kế hoạch năm ATGT 2017 tại các địa phương; Chỉ đạo ngành giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý về trật tự an toàn giao thông; Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban ATGT cấp tỉnh và cấp huyện.
1479 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 4/7, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý II và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2017. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì hội nghị.Tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái, có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh và các đồng chí thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh.
Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2017 toàn quốc xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người. So với 6 tháng đầu năm 2016 tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 636 vụ, số người chết giảm 229 người, số người bị thương giảm 1.004 người. Theo phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu do không đi đúng phần đường, làn đường; vi phạm tốc độ quy định, vượt xe sai quy định; Do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua đường dân sinh không chú ý quan sát, không chấp hành báo hiệu giao thông đường sắt khi có tàu qua…
Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì TNGT giảm so với cùng kỳ, trong đó có 16 địa phương giảm trên 20%. Tuy nhiên vẫn còn 22 địa phương có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó có 10 tỉnh tăng trên 15%; có 04 tỉnh có số người chết tăng trên 30% là An Giang, Quảng Trị, Cần Thơ, Lai Châu.
Tại tỉnh Yên Bái, trong 6 tháng đầu năm 2017 đã ra 85 vụ tai nạn giao thông, giảm 07 vụ so với cùng kỳ năm 2016. Số người chết 27 người, tăng 05 người; số người bị thương 99, giảm 07 người. Các huyện có số người tử vong do TNGT giảm là huyện Trấn Yên và Lục Yên; Các địa phương có người tử vong do TNGT tăng là huyện Văn Chấn, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ. Huyện Trạm Tấu không có tai nạn giao thông trên địa bàn.
Theo đánh giá, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đã được chú trọng, tuy nhiên chưa được đổi mới về nội dung và hình thức nên hiệu quả chưa cao. Việc lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm TTATGT thông qua công tác tuyên truyền còn hạn chế; Ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tuy đã kiềm chế được số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao.
Tại Hội nghị, đại diện Ban An toàn giao thông một số tỉnh, thành phố đã phát biểu làm rõ những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian qua, đồng thời báo cáo về tiến độ, hiệu quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; kết quả thực hiện Chỉ thị số 32 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông tại địa phương; Kinh nghiệm triển khai các biện pháp kéo giảm TNGT trong 6 tháng đầu năm 2017…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và các địa phương trong thời gian qua, đã triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT do vậy tình hình trật tự ATGT trên cả nước đã có chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn những hạn chế tồn tại đó là: Tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, vẫn còn để xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng; số địa phương có số người chết vì TNGT tăng còn cao; tình trạng xe ô tô chở quá tải còn tái diễn ở một số địa phương; ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn còn phức tạp, chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, để thực hiện kéo giảm TNGT cần sự phối hợp và thực hiện quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương cần nghiên cứu triển khai theo Kế hoạch số 08 của Ủy ban ATGT Quốc gia.
Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng quy chế hoạt động của Ủy ban, quy chế báo cáo trong công tác bảo đảm TTATGT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2017 - 2021; tổng hợp những bất cập về quy định pháp luật, chính sách trong bảo đảm TTATGT trên cơ sở đó trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình làm việc để sửa đổi bổ sung trong thời gian sớm nhất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
Tăng cường quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 994 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đến năm 2020; tập trung xử lý các điểm đen, rà soát và bố trí các biển báo; Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Công an trong công tác tuần tra xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ; Tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt trật tự an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 29 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.
Bô Công an tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch phục vụ các hoạt động của Năm APEC 2017; Chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về TTATGT có dấu hiệu tội phạm; Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu các giải pháp theo dõi, quản lý giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng và giải quyết những bất cập, sơ hở trong công tác cấp, quản lý giấy phép lái xe; Tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự; Xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng giấy tờ giả, biển số giả phương tiện quân sự hoạt động trái phép.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau; tập trung tuyên truyền biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy ở khu vực nông thôn, biện pháp ngăn chặn tai nạn xe khách, tai nạn đường đèo dốc, tai nạn đắm đò…
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Ban An toàn giao thông, các sở, ngành triển khai thực hiện Kế hoạch năm ATGT 2017 tại các địa phương; Chỉ đạo ngành giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý về trật tự an toàn giao thông; Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban ATGT cấp tỉnh và cấp huyện.