Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 5610/BKHĐT-TH gửi các Bộ ngành Trung ương và địa phương khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
Ảnh minh họa
Theo đó, dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cụ thể là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,4 - 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 9,0 - 10,0% so với năm 2017; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3,0%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33,5 - 35% GDP…
Dự kiến một số cân đối lớn của nền kinh tế năm 2018: Về lao động và việc làm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên dự kiến khoảng 56,8 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong nền kinh tế quốc dân dự kiến là 55,9 triệu người. Về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng thu cân đối NSNN dự kiến là 1.356,8 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1.551 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến bằng khoảng 194,250 nghìn tỷ đồng (khoảng 3,5% GDP). Xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 218 - 220 tỷ USD, tăng khoảng 9 - 10% so với năm 2017. Nhập khẩu khoảng 224,5 – 226,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5 - 10,5%...
Với các mục tiêu trên, nhiệm vụ định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu trong năm 2018 trong đó tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với tăng chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động; tiếp tục thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Về nội dung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương căn cứ vào Chỉ thị số 29/CT-TTg và Khung hướng dẫn kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong đó lưu ý một số nội dung: Đánh giá và ước tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của ngành, địa phương, bao gồm: Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch; các kết quả đạt được; tồn tại và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, đề xuất các giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 đối với các ngành, các cấp. Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm 2018 - 2020 gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 cấp quốc gia.
Trước ngày 20/9/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội theo quy định. Trong tháng 12/2017, căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.
665 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 5610/BKHĐT-TH gửi các Bộ ngành Trung ương và địa phương khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.Theo đó, dự kiến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cụ thể là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,4 - 6,8%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 9,0 - 10,0% so với năm 2017; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3,0%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33,5 - 35% GDP…
Dự kiến một số cân đối lớn của nền kinh tế năm 2018: Về lao động và việc làm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên dự kiến khoảng 56,8 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong nền kinh tế quốc dân dự kiến là 55,9 triệu người. Về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng thu cân đối NSNN dự kiến là 1.356,8 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1.551 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến bằng khoảng 194,250 nghìn tỷ đồng (khoảng 3,5% GDP). Xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 218 - 220 tỷ USD, tăng khoảng 9 - 10% so với năm 2017. Nhập khẩu khoảng 224,5 – 226,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5 - 10,5%...
Với các mục tiêu trên, nhiệm vụ định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu trong năm 2018 trong đó tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với tăng chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động; tiếp tục thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Về nội dung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương căn cứ vào Chỉ thị số 29/CT-TTg và Khung hướng dẫn kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong đó lưu ý một số nội dung: Đánh giá và ước tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của ngành, địa phương, bao gồm: Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch; các kết quả đạt được; tồn tại và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, đề xuất các giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 đối với các ngành, các cấp. Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm 2018 - 2020 gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 cấp quốc gia.
Trước ngày 20/9/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội theo quy định. Trong tháng 12/2017, căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 cho các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.