CTTĐT - Để chủ động trong công tác Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) năm 2017, Ban chỉ huy PCTT- TKCN thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch với các phương án cụ thể; đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, tổ chức luyện tập các phương án sẵn sàng ứng phó với sạt lở ta luy trong mùa mưa bão.
Khu vực mái ta luy có nguy cơ sạt lở tại tổ 36A phường Yên Thịnh
Mới vào đầu mưa bão mà gia đình ông Nguyễn Văn Sơn - Thôn Thanh Sơn, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái không khỏi lo ngại trước việc sạt lở ta luy sau nhà. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng, đặc biệt là cơn mưa từ chiều và đêm ngày 11, sáng 12/7 vừa qua đã làm ta luy phía sau gia đình ông và hai hộ liền kề sạt xuống. Ông Sơn cho biết: Thấy hiện tượng mưa to, nước dồn về nhiều, gia đình đã chủ động sơ tán người già, trẻ nhỏ và tài sản đến nơi an toàn. Trước đó, gia đình cũng đã bạt bớt mái ta luy nên khi ta luy sạt cũng không bị thiệt hại gì nhiều.
Theo người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái thì đã hơn hai chục năm nay, trên địa bàn ít xảy ra hiện tượng sạt lở ta luy mà chủ yếu là bị ngập úng do xã nằm dọc sông Hồng. Nhưng năm nay mới vào đầu mưa bão mà đã có 10 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy. Riêng tại thôn Long Thành có gia đình chị ĐàoThị Phương Mai bị sạt lở ta luy làm sập bếp, hư hỏng một số vật dụng gia đình và làm cả hai anh, chị bị thương. Trước hiện tượng sạt lở ta luy năm nay ở thôn Thanh Sơn và thôn Long Thành cũng như nguy cơ sạt lở ta luy ở một số thôn khác, Ban chỉ huy PCTT xã Tuy Lộc đã chủ động các phương án ứng phó, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc, để chủ động phòng chống sạt lở ta luy trong mùa mưa bão, xã Tuy Lộc chú trọng theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết để tuyên truyền đến bà con nhân dân nắm chắc diễn biến để chủ động đối phó. Tiếp tục rà soát những hộ trong vùng có nguy cơ sạt lở ta luy để hướng dẫn nhân dân di chuyển và có biện pháp phòng tránh.
Thực tế cho thấy, mới vào đầu mừa mưa bão, thời tiết đã diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong cơn mưa từ chiều ngày 11, sáng ngày 12/7 do ảnh hưởng của rãnh thấp nhiệt đới cũng đã gây ra 14 điểm ngập cục bộ, 11 điểm sạt lở taluy tại một số khu vực của thành phố Yên Bái làm 1 người bị thương, sập hoàn toàn bếp và công trình phụ của 4 hộ gia đình. Do ảnh hưởng của bão số 2 nên tối ngày 17, rạng sáng ngày 18/7/2017 mực nước Sông Hồng tại khu vực thành phố Yên Bái trên báo động 3. Trên địa bàn phường Hợp Minh, mưa lớn khiến ta luy sạt lở vùi lấp một phần kho chứa hàng của một hộ gia đình, 3 hộ dân có nguy cơ cao về sạt lở đất cũng phải di dời. Ngay tại khu vực tổ 36A, phường Yên Thịnh từ năm 2016 đã xảy ra tình trạng sạt lở ta luy gây sập đổ 5 ngôi nhà xây của 5 hộ gia đình. Và trong tháng 7 này lại tiếp tục sạt lở do mưa to. Ngoài 5 hộ đã di dời từ năm 2016, khi bước vào đầu mùa mưa bão 2017, UBND phường đã tiến hành niêm phong nhà ở của 3 hộ dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy. Về những biện pháp phòng chống sạt lở ta luy trên địa bàn, ông Lê Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Thịnh khẳng định: UBND phường đã xây dựng các kế hoạch thực hiện PCTT- TKCN với phương châm 4 tại chỗ triển khai đến các khu dân cư, ban bảo vệ dân phố và lực lượng dân quân. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường về nguy cơ sạt lở ta luy, nhất là các hộ trong vùng có nguy cơ sạt lở cao di chuyển đến nơi an toàn khi mùa mưa bão đến.
Theo nhận định, tình hình thời tiết năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp dẫn đến nguy cơ ngập úng, sạt lở taluy cũng như sạt lở bờ sông Hồng. Mặt khác, thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh và thành phố đang được triển khai thi công. Kéo theo đó là nhu cầu đánh, đổ đất, san tạo mặt bằng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Trong khi đó, phương tiện cứu hộ, cứu nạn chưa được trang bị đầy đủ. Trên địa bàn còn nhiều điểm có mái ta luy dốc có nguy cơ sạt lở khi mùa mưa bão đến… đã phần nào gây khó khăn trong công tác PCTT, trong đó có việc phòng, chống sạt lở ta luy.
Trước thực tế trên, Ban chỉ huy PCTT- TKCN thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch PCTT- TKCN trên địa bàn năm 2017 với phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, chỉ đạo diễn tập, luyện tập các phương án PCTT-TKCN. Có văn bản đề nghị tỉnh tiến hành các biện pháp xử lý đối việc sạt lở bờ sông Hồng ở khu vực thôn Lưỡng Sơn, xã Văn Tiến; sạt lở ta luy ở khu vực tổ 36A, phường Yên Thịnh và vết nứt ta luy ở tổ 57, phường Đồng Tâm. Thường xuyên tuyên truyền, thông báo, dự báo và theo dõi về tình hình thời tiết để nhân dân chủ động phòng chống. Tiến hành kiểm tra, khơi thông dòng chảy; quản lý các tuyến đường giao thông, các công trình xây dựng cơ bản. Tổ chức phối hợp với lực lượng, hiệp đồng với các đơn vị trên địa bàn triển khai đối phó ở những vùng trọng điểm cần tập trung lực lượng và phương tiện và các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc khắc phục do mưa lũ gây ra. UBND các xã, phường đã và đang tiếp tục chỉ đạo những hộ dân sinh sống ven sông Hồng, các khu vực có mái ta luy chủ động phòng tránh và di dời trước khi bão lũ xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa bão gây ra.
2415 lượt xem
CTV: Minh Chín - Đức Minh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động trong công tác Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) năm 2017, Ban chỉ huy PCTT- TKCN thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch với các phương án cụ thể; đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương theo phương châm 4 tại chỗ. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, tổ chức luyện tập các phương án sẵn sàng ứng phó với sạt lở ta luy trong mùa mưa bão.
Mới vào đầu mưa bão mà gia đình ông Nguyễn Văn Sơn - Thôn Thanh Sơn, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái không khỏi lo ngại trước việc sạt lở ta luy sau nhà. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng, đặc biệt là cơn mưa từ chiều và đêm ngày 11, sáng 12/7 vừa qua đã làm ta luy phía sau gia đình ông và hai hộ liền kề sạt xuống. Ông Sơn cho biết: Thấy hiện tượng mưa to, nước dồn về nhiều, gia đình đã chủ động sơ tán người già, trẻ nhỏ và tài sản đến nơi an toàn. Trước đó, gia đình cũng đã bạt bớt mái ta luy nên khi ta luy sạt cũng không bị thiệt hại gì nhiều.
Theo người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái thì đã hơn hai chục năm nay, trên địa bàn ít xảy ra hiện tượng sạt lở ta luy mà chủ yếu là bị ngập úng do xã nằm dọc sông Hồng. Nhưng năm nay mới vào đầu mưa bão mà đã có 10 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy. Riêng tại thôn Long Thành có gia đình chị ĐàoThị Phương Mai bị sạt lở ta luy làm sập bếp, hư hỏng một số vật dụng gia đình và làm cả hai anh, chị bị thương. Trước hiện tượng sạt lở ta luy năm nay ở thôn Thanh Sơn và thôn Long Thành cũng như nguy cơ sạt lở ta luy ở một số thôn khác, Ban chỉ huy PCTT xã Tuy Lộc đã chủ động các phương án ứng phó, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc, để chủ động phòng chống sạt lở ta luy trong mùa mưa bão, xã Tuy Lộc chú trọng theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết để tuyên truyền đến bà con nhân dân nắm chắc diễn biến để chủ động đối phó. Tiếp tục rà soát những hộ trong vùng có nguy cơ sạt lở ta luy để hướng dẫn nhân dân di chuyển và có biện pháp phòng tránh.
Thực tế cho thấy, mới vào đầu mừa mưa bão, thời tiết đã diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong cơn mưa từ chiều ngày 11, sáng ngày 12/7 do ảnh hưởng của rãnh thấp nhiệt đới cũng đã gây ra 14 điểm ngập cục bộ, 11 điểm sạt lở taluy tại một số khu vực của thành phố Yên Bái làm 1 người bị thương, sập hoàn toàn bếp và công trình phụ của 4 hộ gia đình. Do ảnh hưởng của bão số 2 nên tối ngày 17, rạng sáng ngày 18/7/2017 mực nước Sông Hồng tại khu vực thành phố Yên Bái trên báo động 3. Trên địa bàn phường Hợp Minh, mưa lớn khiến ta luy sạt lở vùi lấp một phần kho chứa hàng của một hộ gia đình, 3 hộ dân có nguy cơ cao về sạt lở đất cũng phải di dời. Ngay tại khu vực tổ 36A, phường Yên Thịnh từ năm 2016 đã xảy ra tình trạng sạt lở ta luy gây sập đổ 5 ngôi nhà xây của 5 hộ gia đình. Và trong tháng 7 này lại tiếp tục sạt lở do mưa to. Ngoài 5 hộ đã di dời từ năm 2016, khi bước vào đầu mùa mưa bão 2017, UBND phường đã tiến hành niêm phong nhà ở của 3 hộ dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy. Về những biện pháp phòng chống sạt lở ta luy trên địa bàn, ông Lê Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Thịnh khẳng định: UBND phường đã xây dựng các kế hoạch thực hiện PCTT- TKCN với phương châm 4 tại chỗ triển khai đến các khu dân cư, ban bảo vệ dân phố và lực lượng dân quân. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường về nguy cơ sạt lở ta luy, nhất là các hộ trong vùng có nguy cơ sạt lở cao di chuyển đến nơi an toàn khi mùa mưa bão đến.
Theo nhận định, tình hình thời tiết năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp dẫn đến nguy cơ ngập úng, sạt lở taluy cũng như sạt lở bờ sông Hồng. Mặt khác, thành phố đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh và thành phố đang được triển khai thi công. Kéo theo đó là nhu cầu đánh, đổ đất, san tạo mặt bằng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Trong khi đó, phương tiện cứu hộ, cứu nạn chưa được trang bị đầy đủ. Trên địa bàn còn nhiều điểm có mái ta luy dốc có nguy cơ sạt lở khi mùa mưa bão đến… đã phần nào gây khó khăn trong công tác PCTT, trong đó có việc phòng, chống sạt lở ta luy.
Trước thực tế trên, Ban chỉ huy PCTT- TKCN thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch PCTT- TKCN trên địa bàn năm 2017 với phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, chỉ đạo diễn tập, luyện tập các phương án PCTT-TKCN. Có văn bản đề nghị tỉnh tiến hành các biện pháp xử lý đối việc sạt lở bờ sông Hồng ở khu vực thôn Lưỡng Sơn, xã Văn Tiến; sạt lở ta luy ở khu vực tổ 36A, phường Yên Thịnh và vết nứt ta luy ở tổ 57, phường Đồng Tâm. Thường xuyên tuyên truyền, thông báo, dự báo và theo dõi về tình hình thời tiết để nhân dân chủ động phòng chống. Tiến hành kiểm tra, khơi thông dòng chảy; quản lý các tuyến đường giao thông, các công trình xây dựng cơ bản. Tổ chức phối hợp với lực lượng, hiệp đồng với các đơn vị trên địa bàn triển khai đối phó ở những vùng trọng điểm cần tập trung lực lượng và phương tiện và các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc khắc phục do mưa lũ gây ra. UBND các xã, phường đã và đang tiếp tục chỉ đạo những hộ dân sinh sống ven sông Hồng, các khu vực có mái ta luy chủ động phòng tránh và di dời trước khi bão lũ xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa bão gây ra.