CTTĐT – Tính đến thời điểm này, lũ ống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã gây thiệt hại ban đầu ước khoảng 150 tỷ đồng, trong đó tài sản của nhân dân thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tập trung các lực lượng khắc phục hậu quả do lũ ống, lũ quét gây ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Các lực lượng tập trung khắc phục hậu quả do lũ gây ra
Do mưa lớn cục bộ vào đêm ngày 02/8/2017, tại khu vực trung tâm huyện Mù Cang Chải và các xã lân cận. Đến khoảng 5 giờ 30’sáng ngày 03/8/2017 đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân và các công trình công cộng. Theo thống kê sơ bộ tính đến 13h30’ cùng ngày mưa lũ đã làm cho 02 người chết (1 người ở xã Kim Nọi và 1 người ở xã Lao Chải); 13 người hiện đang mất tích (05 người ở thị trấn Mù Cang Chải; 01 người ở xã Lao Chải; 05 người ở xã Kim Nọi; 02 người ở xã Chế Tạo) và 08 người bị thương (ở các xã Chế Cu Nha, Kim Nọi và Thị trấn Mù Cang Chải).
Về nhà cửa, lũ ống đã cuốn trôi và gây sập hoàn toàn 32 nhà dân, 14 nhà bị sạt lở và 01 nhà bị ngập. Trên địa bàn cũng có 06 công trình bị sạt lở là Trường mầm non Hoa Lan, Trường tiểu học và THCS Thị trấn, Trung tâm Chính trị huyện, trường THPT Mù Cang Chải, sân vận động, phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải và 1 điểm trường của Bản Tà Ghênh ở xã Lao Chải.
Về giao thông, mưa lũ đã gây sạt lở 04 điểm taluy âm và 35 điểm taluy dương trên quốc lộ 32 gây ách tắc 03 đoạn đường. Toàn bộ hệ thống đường giao thông đến các xã bị sụt, sạt nghiêm trọng, gây chia cắt với trung tâm huyện.
Hệ thống thủy lợi bị vùi lấp, sạt lở, hư hỏng hoàn toàn trên địa bàn 04 xã gồm xã Lao Chải, xã Kim Nọi, xã Chế Tạo và xã Khao Mang. Nhiều tài sản, hoa màu, vật nuôi bị cuốn trôi và vùi lấp.
Tổng giá trị thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, trong đó tài sản của nhân dân thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận tin báo của huyện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện khẩn trương thực hiện phương châm 4 tại chỗ, di dời các hộ dân trong vùng bị lũ quét và các hộ dân có nhà bị sập, cuốn trôi ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Huy động các lực lượng tại chỗ gồm quân đội, công an, dân quân, tự vệ và nhân dân địa phương tìm kiếm người bị mất tích; tập trung xử lý, dọn dẹp khắc phục hậu quả. Đồng thời chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng phương án bố trí nơi ở mới cho các hộ dân bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa.
Tỉnh ủy đã thành lập đoàn công tác do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà làm trưởng đoàn, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đến kiểm tra hiện trường, nắm bắt tình hình và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả, kịp thời động viên các gia đình bị thiệt hại về người, nhà và tài sản. Trước mắt, hỗ trợ đối các gia đình có người chết và mất tích 10 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương 2,5 triệu đồng/người; hỗ trợ các gia đình có nhà bị cuốn trôi 25 triệu đồng/nhà (trong đó trích từ nguồn ngân sách tỉnh là 20 triệu đồng/nhà, Ủy ban MTTQ tỉnh là 5 triệu đồng/nhà). Đối với các nhà bị sạt lở, tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/nhà; hỗ trợ các gia đình có nhà bị trôi hoàn toàn 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 6 tháng. Đồng thời chỉ đạo Ủy ban MTTQ tỉnh vận động cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống…
Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ với số lượng trên 900 người để tìm kiếm người bị nạn, khắc phục hậu quả. Thành lập các tổ chỉ đạo xuống cơ sở để trực tiếp ứng phó, khắc phục thiệt hại và tìm kiếm người bị nạn dọc theo suối Nậm Kim từ vị trí xảy ra lũ quét đến khu vực lòng hồ thủy điện Khao Mang Thượng. Tiếp tục chỉ đạo rà soát các hộ ở gần các khe suối, các khu vực có nguy cơ sạt lở di dời người và tài sản đến nơi an toàn; tiếp tục thống kê thiệt hại và thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn toàn tỉnh, sáng ngày 03/8/2017, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tiếp tục có văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và có biện pháp tuyên truyền, cảnh báo nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra. Chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh như quân đội, công an, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp…tăng cường lực lượng, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai và giúp các hộ dân sớm ổn định cuộc sống.
639 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Tính đến thời điểm này, lũ ống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã gây thiệt hại ban đầu ước khoảng 150 tỷ đồng, trong đó tài sản của nhân dân thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tập trung các lực lượng khắc phục hậu quả do lũ ống, lũ quét gây ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.Do mưa lớn cục bộ vào đêm ngày 02/8/2017, tại khu vực trung tâm huyện Mù Cang Chải và các xã lân cận. Đến khoảng 5 giờ 30’sáng ngày 03/8/2017 đã xảy ra lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân và các công trình công cộng. Theo thống kê sơ bộ tính đến 13h30’ cùng ngày mưa lũ đã làm cho 02 người chết (1 người ở xã Kim Nọi và 1 người ở xã Lao Chải); 13 người hiện đang mất tích (05 người ở thị trấn Mù Cang Chải; 01 người ở xã Lao Chải; 05 người ở xã Kim Nọi; 02 người ở xã Chế Tạo) và 08 người bị thương (ở các xã Chế Cu Nha, Kim Nọi và Thị trấn Mù Cang Chải).
Về nhà cửa, lũ ống đã cuốn trôi và gây sập hoàn toàn 32 nhà dân, 14 nhà bị sạt lở và 01 nhà bị ngập. Trên địa bàn cũng có 06 công trình bị sạt lở là Trường mầm non Hoa Lan, Trường tiểu học và THCS Thị trấn, Trung tâm Chính trị huyện, trường THPT Mù Cang Chải, sân vận động, phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải và 1 điểm trường của Bản Tà Ghênh ở xã Lao Chải.
Về giao thông, mưa lũ đã gây sạt lở 04 điểm taluy âm và 35 điểm taluy dương trên quốc lộ 32 gây ách tắc 03 đoạn đường. Toàn bộ hệ thống đường giao thông đến các xã bị sụt, sạt nghiêm trọng, gây chia cắt với trung tâm huyện.
Hệ thống thủy lợi bị vùi lấp, sạt lở, hư hỏng hoàn toàn trên địa bàn 04 xã gồm xã Lao Chải, xã Kim Nọi, xã Chế Tạo và xã Khao Mang. Nhiều tài sản, hoa màu, vật nuôi bị cuốn trôi và vùi lấp.
Tổng giá trị thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, trong đó tài sản của nhân dân thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận tin báo của huyện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo huyện khẩn trương thực hiện phương châm 4 tại chỗ, di dời các hộ dân trong vùng bị lũ quét và các hộ dân có nhà bị sập, cuốn trôi ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Huy động các lực lượng tại chỗ gồm quân đội, công an, dân quân, tự vệ và nhân dân địa phương tìm kiếm người bị mất tích; tập trung xử lý, dọn dẹp khắc phục hậu quả. Đồng thời chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng phương án bố trí nơi ở mới cho các hộ dân bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa.
Tỉnh ủy đã thành lập đoàn công tác do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà làm trưởng đoàn, cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đến kiểm tra hiện trường, nắm bắt tình hình và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả, kịp thời động viên các gia đình bị thiệt hại về người, nhà và tài sản. Trước mắt, hỗ trợ đối các gia đình có người chết và mất tích 10 triệu đồng/người; hỗ trợ người bị thương 2,5 triệu đồng/người; hỗ trợ các gia đình có nhà bị cuốn trôi 25 triệu đồng/nhà (trong đó trích từ nguồn ngân sách tỉnh là 20 triệu đồng/nhà, Ủy ban MTTQ tỉnh là 5 triệu đồng/nhà). Đối với các nhà bị sạt lở, tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/nhà; hỗ trợ các gia đình có nhà bị trôi hoàn toàn 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 6 tháng. Đồng thời chỉ đạo Ủy ban MTTQ tỉnh vận động cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống…
Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ với số lượng trên 900 người để tìm kiếm người bị nạn, khắc phục hậu quả. Thành lập các tổ chỉ đạo xuống cơ sở để trực tiếp ứng phó, khắc phục thiệt hại và tìm kiếm người bị nạn dọc theo suối Nậm Kim từ vị trí xảy ra lũ quét đến khu vực lòng hồ thủy điện Khao Mang Thượng. Tiếp tục chỉ đạo rà soát các hộ ở gần các khe suối, các khu vực có nguy cơ sạt lở di dời người và tài sản đến nơi an toàn; tiếp tục thống kê thiệt hại và thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn toàn tỉnh, sáng ngày 03/8/2017, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tiếp tục có văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và có biện pháp tuyên truyền, cảnh báo nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra. Chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh như quân đội, công an, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp…tăng cường lực lượng, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai và giúp các hộ dân sớm ổn định cuộc sống.