Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái là đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có chức năng tổ chức thực hiện việc cai nghiện ma túy, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề lao động… giúp người nghiện từ bỏ ma túy sống hòa nhập cộng đồng. Đây là công việc gian nan, vất vả, thầm lặng của đội ngũ cán bộ nơi đây.
Giờ học chữ của các học viên.
Được thành lập từ năm 1992, sau nhiều lần đổi tên, đến nay, nơi phục hồi chức năng của người nghiện ma túy này lại mang tên mới là Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái, có trụ sở tại thị trấn huyện Yên Bình, huyện Yên Bình. Cơ sở này được chia thành 3 khu gồm: khu hành chính, thực hiện chức năng tiếp nhận, phân loại học viên từ các địa phương chuyển đến; khu A, điều trị cắt cơn và điều trị các bệnh thông thường khác; khu B, tổ chức giáo dục lao động, hướng nghiệp dạy nghề và tư vấn hòa nhập cộng đồng.
Được các đồng chí cán bộ phụ trách cơ sở cai nghiện ma túy ở đây đưa đi thăm một số khu điều trị, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi hệ thống cơ sở vật chất ở đây khá khang trang, rộng rãi, sạch đẹp, phòng ngủ bảo đảm mỗi học viên 1 giường có quạt trần đủ mát khi thời tiết nóng.
Vào thời điểm năm 2012 đến năm 2014, cơ sở này có tới trên 800 học viên, thì nay còn 360 học viên; trong đó, 345 học viên cai nghiện bắt buộc và 15 người cai nghiện tự nguyện. Học viên cai nghiện ma túy những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng không đồng nghĩa với việc số người nghiện ma túy giảm đi mà cho thấy công tác cai nghiện ma túy ở đây đang gặp phải khó khăn.
Vậy đâu là nguyên nhân? Đầu tiên là vướng mắc của quy trình thủ tục lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ và quyết định đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo Nghị định số 221 của Chính phủ, để đưa được một người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc phải có quyết định của tòa án sau khi qua các bước thẩm tra của các đơn vị: công an, tư pháp, LĐ-TB&XH nên mất rất nhiều thời gian.
Trong khi chờ quyết định chính thức từ tòa án, người nghiện có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ được gửi về gia đình quản lý. Những người không rõ nơi cư trú phải đưa đến các cơ sở quản lý. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có nhà lưu giữ nên việc quản lý đối tượng trong quá trình thẩm tra là rất khó khăn. Có những đối tượng sau khi có quyết định của tòa án, đối tượng đã đi khỏi địa bàn.
Cũng tại Điều 5 của Nghị định này: Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng đang cai nghiện tại cộng đồng và đối tượng đang điều trị bằng Methadone. Nhưng trên thực tế, việc điều trị cai nghiện bằng phương pháp cắt cơn và thoát khỏi hẳn ma túy tại các cơ sở điều trị vẫn được coi là hiệu quả nhất hiện nay. Nếu như không thực hiện cai nghiện bắt buộc thì công tác phòng chống tệ nạn ma túy sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ông Lê Công Huấn - Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái cho biết: "Học viên đến với cơ sở cai nghiện có 2 dạng đó là bắt buộc và tự nguyện, thời gian chữa bệnh cũng được chia thành 2 nhóm là 12 tháng và 24 tháng. Hàng ngày, tất cả các học viên đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy. Những năm gần đây, học viên vào đây đa phần là trẻ hóa với độ tuổi dưới 30 chiếm 40%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 45%, còn lại là trên 40 tuổi và học viên nhiều tuổi nhất ở đây là 58 tuổi. Trong đó, chiếm đến 30% là người Mông thuộc các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn…
Các học viên cai nghiện chiếm tới 40% là có tiền án, tiền sự, thời gian đầu không tự giác khai báo và thiếu hợp tác với bộ phận chức năng trong công tác thực hiện vận động, tư vấn, điều trị cai nghiện. Nhưng chúng tôi đã thực hiện phương châm "Chân thành - lắng nghe - đồng cảm - thấu hiểu - chia sẻ” nên nhiều học viên sớm sống hòa nhập cộng đồng, từ bỏ ma túy”.
Những năm ở đây, việc điều trị nghiện ma túy bằng dạng chất thay thế Methadone đã đạt được kết quả tích cực, bởi sự tiện lợi cũng như giá trị kinh tế hợp lý. Người nghiện trong quá trình điều trị vẫn có thể đi làm, lao động bình thường. Bác sỹ Lê Hồng Thủy - phụ trách lĩnh vực y tế của cơ sở chữa bệnh cho biết: "Những năm trước, đối tượng nghiện chủ yếu là thuốc phiện và hêrôin song hiện nay, đối tượng nghiện ma túy tổng hợp tăng lên đáng kể, điều này gây không ít khó khăn cho việc điều trị cai nghiện dứt điểm kể cả về tâm lý cũng như sức khỏe của người nghiện.
Nhiều gia đình lại lựa chọn biện pháp cai nghiện tại cộng đồng song hình thức cai nghiện này hiệu quả không cao do một phần chưa có điểm cai nghiện tập trung tại địa phương, hầu hết là nhờ vào trạm y tế xã, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phác đồ điều trị không phù hợp, không cách ly hẳn đối tượng trong khi cai nghiện, dẫn tới sau khi hết thời gian điều trị, đối tượng hòa nhập cộng đồng không tìm được việc làm dẫn đến chán nản và tái nghiện trở lại.
Đối với cơ sở cai nghiện, ngoài việc điều trị cắt cơn, giải độc và điều trị các bệnh phát sinh thông thường và 6 tháng khám sàng lọc HIV/AIDS, đối tượng sử dụng ma túy đá còn phải điều trị cả bằng tâm lý với một số loại thuốc điều trị chống ma túy đá theo phác đồ của Bộ Y tế, chống loạn thần của ma túy đá gây ra”.
Hiện nay, các học viên ở đây ngoài việc lao động hàng ngày, còn được thực hiện giáo dục chuyên đề, tổ chức các lớp học văn hóa theo chương trình tiểu học cho những người không biết chữ, học các lớp dạy nghề về xây dựng, nghề mộc. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Cơ sở còn đầu tư các loại hình vui chơi giải trí như: văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền… Bữa ăn hàng ngày của học viên với khẩu phần 34.600 đồng/người/ngày, luôn bảo đảm 3 bữa ăn trong ngày đều có rau, thịt, cá…
Công tác quản lý, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học viên luôn được bảo đảm nhằm xây dựng môi trường cai nghiện thân thiện với phương châm "Xem đơn vị như nhà, xem người nghiện như người thân với tinh thần tình thương, trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện cai nghiện bền vững”.
Vào điều trị và học tập ở cơ sở từ tháng 6 năm 2017, học viên Nguyễn Minh Bách trú tại thôn Trung Tâm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên tâm sự: "Do không có việc làm ổn định, em bị bạn bè lôi kéo sử dụng ma túy. Từ khi vào cơ sở chữa bệnh, em được các cán bộ ở đây nhiệt tình giúp đỡ. Em hối hận lắm! Em sẽ quyết tâm cai nghiện để sớm trở về phụ giúp gia đình ổn định cuộc sống và bản thân quyết tâm từ bỏ ma túy…”.
Học viên Hoàng Văn Thường trú tại tổ 3, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên chia sẻ: "Từ nhỏ, em đã biết làm nghề mộc nhưng năm 1991, phong trào tìm đá đỏ rộ lên, em theo bạn bè đi đào đá và đua đòi với nhóm thanh niên trong xã nên nghiện ma túy. Đây là lần thứ 3 em vào cơ sở cai nghiện ma túy. Trước đây, bản thân không nghĩ gì đến gia đình và người thân, sống buông thả. Bây giờ, nhiều đêm nằm nghĩ lại, em thấy ân hận lắm! Lần này, em quyết tâm cai nghiện bằng được và sau khi hết thời gian cai nghiện, em về sẽ tiếp tục làm nghề mộc, kiếm tiền phụ giúp vợ con giảm bớt khó khăn”.
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh đến nay đã có 26 năm hình thành và phát triển với biết bao khó khăn vất vả song đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây luôn đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ học viên bằng cả cái tâm của mình. Ngoài phần thưởng của các cấp, các ngành, niềm vui lớn nhất của cán bộ, nhân viên Cơ sở là các học viên cai nghiện thành công, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
959 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái là đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có chức năng tổ chức thực hiện việc cai nghiện ma túy, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, dạy nghề lao động… giúp người nghiện từ bỏ ma túy sống hòa nhập cộng đồng. Đây là công việc gian nan, vất vả, thầm lặng của đội ngũ cán bộ nơi đây. Được thành lập từ năm 1992, sau nhiều lần đổi tên, đến nay, nơi phục hồi chức năng của người nghiện ma túy này lại mang tên mới là Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái, có trụ sở tại thị trấn huyện Yên Bình, huyện Yên Bình. Cơ sở này được chia thành 3 khu gồm: khu hành chính, thực hiện chức năng tiếp nhận, phân loại học viên từ các địa phương chuyển đến; khu A, điều trị cắt cơn và điều trị các bệnh thông thường khác; khu B, tổ chức giáo dục lao động, hướng nghiệp dạy nghề và tư vấn hòa nhập cộng đồng.
Được các đồng chí cán bộ phụ trách cơ sở cai nghiện ma túy ở đây đưa đi thăm một số khu điều trị, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi hệ thống cơ sở vật chất ở đây khá khang trang, rộng rãi, sạch đẹp, phòng ngủ bảo đảm mỗi học viên 1 giường có quạt trần đủ mát khi thời tiết nóng.
Vào thời điểm năm 2012 đến năm 2014, cơ sở này có tới trên 800 học viên, thì nay còn 360 học viên; trong đó, 345 học viên cai nghiện bắt buộc và 15 người cai nghiện tự nguyện. Học viên cai nghiện ma túy những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng không đồng nghĩa với việc số người nghiện ma túy giảm đi mà cho thấy công tác cai nghiện ma túy ở đây đang gặp phải khó khăn.
Vậy đâu là nguyên nhân? Đầu tiên là vướng mắc của quy trình thủ tục lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ và quyết định đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo Nghị định số 221 của Chính phủ, để đưa được một người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc phải có quyết định của tòa án sau khi qua các bước thẩm tra của các đơn vị: công an, tư pháp, LĐ-TB&XH nên mất rất nhiều thời gian.
Trong khi chờ quyết định chính thức từ tòa án, người nghiện có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ được gửi về gia đình quản lý. Những người không rõ nơi cư trú phải đưa đến các cơ sở quản lý. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có nhà lưu giữ nên việc quản lý đối tượng trong quá trình thẩm tra là rất khó khăn. Có những đối tượng sau khi có quyết định của tòa án, đối tượng đã đi khỏi địa bàn.
Cũng tại Điều 5 của Nghị định này: Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng đang cai nghiện tại cộng đồng và đối tượng đang điều trị bằng Methadone. Nhưng trên thực tế, việc điều trị cai nghiện bằng phương pháp cắt cơn và thoát khỏi hẳn ma túy tại các cơ sở điều trị vẫn được coi là hiệu quả nhất hiện nay. Nếu như không thực hiện cai nghiện bắt buộc thì công tác phòng chống tệ nạn ma túy sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ông Lê Công Huấn - Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái cho biết: "Học viên đến với cơ sở cai nghiện có 2 dạng đó là bắt buộc và tự nguyện, thời gian chữa bệnh cũng được chia thành 2 nhóm là 12 tháng và 24 tháng. Hàng ngày, tất cả các học viên đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy. Những năm gần đây, học viên vào đây đa phần là trẻ hóa với độ tuổi dưới 30 chiếm 40%, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 45%, còn lại là trên 40 tuổi và học viên nhiều tuổi nhất ở đây là 58 tuổi. Trong đó, chiếm đến 30% là người Mông thuộc các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn…
Các học viên cai nghiện chiếm tới 40% là có tiền án, tiền sự, thời gian đầu không tự giác khai báo và thiếu hợp tác với bộ phận chức năng trong công tác thực hiện vận động, tư vấn, điều trị cai nghiện. Nhưng chúng tôi đã thực hiện phương châm "Chân thành - lắng nghe - đồng cảm - thấu hiểu - chia sẻ” nên nhiều học viên sớm sống hòa nhập cộng đồng, từ bỏ ma túy”.
Những năm ở đây, việc điều trị nghiện ma túy bằng dạng chất thay thế Methadone đã đạt được kết quả tích cực, bởi sự tiện lợi cũng như giá trị kinh tế hợp lý. Người nghiện trong quá trình điều trị vẫn có thể đi làm, lao động bình thường. Bác sỹ Lê Hồng Thủy - phụ trách lĩnh vực y tế của cơ sở chữa bệnh cho biết: "Những năm trước, đối tượng nghiện chủ yếu là thuốc phiện và hêrôin song hiện nay, đối tượng nghiện ma túy tổng hợp tăng lên đáng kể, điều này gây không ít khó khăn cho việc điều trị cai nghiện dứt điểm kể cả về tâm lý cũng như sức khỏe của người nghiện.
Nhiều gia đình lại lựa chọn biện pháp cai nghiện tại cộng đồng song hình thức cai nghiện này hiệu quả không cao do một phần chưa có điểm cai nghiện tập trung tại địa phương, hầu hết là nhờ vào trạm y tế xã, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phác đồ điều trị không phù hợp, không cách ly hẳn đối tượng trong khi cai nghiện, dẫn tới sau khi hết thời gian điều trị, đối tượng hòa nhập cộng đồng không tìm được việc làm dẫn đến chán nản và tái nghiện trở lại.
Đối với cơ sở cai nghiện, ngoài việc điều trị cắt cơn, giải độc và điều trị các bệnh phát sinh thông thường và 6 tháng khám sàng lọc HIV/AIDS, đối tượng sử dụng ma túy đá còn phải điều trị cả bằng tâm lý với một số loại thuốc điều trị chống ma túy đá theo phác đồ của Bộ Y tế, chống loạn thần của ma túy đá gây ra”.
Hiện nay, các học viên ở đây ngoài việc lao động hàng ngày, còn được thực hiện giáo dục chuyên đề, tổ chức các lớp học văn hóa theo chương trình tiểu học cho những người không biết chữ, học các lớp dạy nghề về xây dựng, nghề mộc. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Cơ sở còn đầu tư các loại hình vui chơi giải trí như: văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền… Bữa ăn hàng ngày của học viên với khẩu phần 34.600 đồng/người/ngày, luôn bảo đảm 3 bữa ăn trong ngày đều có rau, thịt, cá…
Công tác quản lý, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học viên luôn được bảo đảm nhằm xây dựng môi trường cai nghiện thân thiện với phương châm "Xem đơn vị như nhà, xem người nghiện như người thân với tinh thần tình thương, trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện cai nghiện bền vững”.
Vào điều trị và học tập ở cơ sở từ tháng 6 năm 2017, học viên Nguyễn Minh Bách trú tại thôn Trung Tâm, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên tâm sự: "Do không có việc làm ổn định, em bị bạn bè lôi kéo sử dụng ma túy. Từ khi vào cơ sở chữa bệnh, em được các cán bộ ở đây nhiệt tình giúp đỡ. Em hối hận lắm! Em sẽ quyết tâm cai nghiện để sớm trở về phụ giúp gia đình ổn định cuộc sống và bản thân quyết tâm từ bỏ ma túy…”.
Học viên Hoàng Văn Thường trú tại tổ 3, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên chia sẻ: "Từ nhỏ, em đã biết làm nghề mộc nhưng năm 1991, phong trào tìm đá đỏ rộ lên, em theo bạn bè đi đào đá và đua đòi với nhóm thanh niên trong xã nên nghiện ma túy. Đây là lần thứ 3 em vào cơ sở cai nghiện ma túy. Trước đây, bản thân không nghĩ gì đến gia đình và người thân, sống buông thả. Bây giờ, nhiều đêm nằm nghĩ lại, em thấy ân hận lắm! Lần này, em quyết tâm cai nghiện bằng được và sau khi hết thời gian cai nghiện, em về sẽ tiếp tục làm nghề mộc, kiếm tiền phụ giúp vợ con giảm bớt khó khăn”.
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh đến nay đã có 26 năm hình thành và phát triển với biết bao khó khăn vất vả song đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây luôn đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ học viên bằng cả cái tâm của mình. Ngoài phần thưởng của các cấp, các ngành, niềm vui lớn nhất của cán bộ, nhân viên Cơ sở là các học viên cai nghiện thành công, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.