Thông qua Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về "Hỗ trợ thực hiện các mô hình mới về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong năm 2016”, tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng đối với 2 mô hình kinh tế hiệu quả là mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB và mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới tại huyện Văn Chấn.
Khu chuồng nuôi 40 con bò lai F1 BBB của ông Hoàng Đình Huy, thôn Suối Quẻ, xã Phù Nham.
Để đảm bảo chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng đúng mục đích nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Các xã đã giao cho từng thôn, bản tổ chức họp dân, thông tin tuyên truyền, thông báo công khai các chính sách hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, lựa chọn các hộ có điều kiện để đầu tư áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất…
Đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB của ông Hoàng Đình Huy, thôn Suối Quẻ, xã Phù Nham, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước 2 ha cỏ voi bao quanh gần 1000 m2 trang trại 40 con bò lai của ông. Theo ông Huy, vào tháng 4/2016, khi biết có chính sách hỗ trợ kinh phí (HTKP) phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đồng thời, qua những chuyến đi tham quan tới các trang trại bò ở huyện Ba Vì, Hà Nội do huyện tổ chức và tự bản thân tìm hiểu qua sách, báo, internet, nhận thấy chăn nuôi bò lai F1 BBB rất có tiềm năng kinh tế, ông đã làm đơn đề nghị tham gia mô hình.
Ông Huy chia sẻ: "Gia đình có lợi thế đất canh tác, nên nguồn thức ăn chăn nuôi không lo bị thiếu. Nhận thấy giá trị kinh tế cao từ nuôi giống bò này, tôi đã mạnh dạn vay mượn họ hàng và tích góp vốn để chăn nuôi. Được hỗ trợ với mức 10 triệu đồng/con, kinh phí lên tới 400 triệu đồng cho 40 con bò, với giá trị thực là 20 triệu đồng/con, nên gia đình tôi chỉ phải bỏ vốn 1 nửa so với thực tế. Đến nay, 40 con bò phát triển rất khỏe mạnh, nặng khoảng 5 tạ/con và không mắc dịch bệnh”.
Giống bò này lớn rất nhanh. Lúc mới bắt về là 80 kg/con, đến nay, mỗi con đã nặng 5 tạ (trung bình mỗi tháng tăng 30 kg/con). So với giống bò thường, bò lai F1 BBB mất nhiều công chăm sóc hơn, vì nuôi nhốt chứ không chăn thả tự nhiên. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi bò cũng như che chắn chuồng trại cẩn thận, tạo điều kiện ở tốt nhất cho vật nuôi.
Ông Huy cho biết thêm, cuối năm nay ông sẽ xuất chuồng và dự định đưa sản phẩm đến các siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh. Với chất lượng thịt chắc, đạm gấp 2 đến 3 lần so với bò thường, là cơ sở rất tốt để đem tới hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ông Huy cũng mong muốn tỉnh, huyện tạo điều kiện HTKP cho gia đình mở rộng thêm quy mô nuôi 200 con bò sang năm sau.
Được sự giới thiệu của anh Hoàng Hữu Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới của chị Đỗ Thị Minh Hiền ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
Nhận thấy thị trường rau, quả chưa đảm bảo đang là vấn đề bức xúc; đồng thời, thấy điều kiện thuận lợi của địa phương phù hợp trồng những giống như: dưa chuột, bí, cà chua, dưa lưới… chị Hiền đề xuất, đăng ký với huyện tham gia mô hình trồng rau sạch và được hỗ trợ 200 triệu đồng. Bắt đầu triển khai mô hình từ tháng 5/2016, với diện tích là 1 ha, chị Hiền đã xây dựng lên 3.000 m2 nhà lưới trồng dưa chuột baby, dưa lưới, cà chua, 7.000 m2 ngoài trời thì trồng bí ngồi. Toàn bộ cây trồng của chị Hiền đều tuân thủ quy trình VietGAP và đây cũng là thương hiệu để sắp tới chị quảng bá ra thị trường.
Chị Hiền cho biết: "Được sự ủng hộ của các cấp chính quyền, nên tôi khá thuận lợi khi thực hiện mô hình này. Ban đầu, tôi cũng khá lo lắng vì bỏ ra một số vốn hàng tỷ đồng, nhưng nay tôi thấy quyết định của mình là đúng đắn và xác định đi đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng vì nhu cầu của người dân cũng như của chính bản thân mình, tôi không hề ngại”.
Theo chị Hiền, trồng rau, quả trong nhà lưới giúp chủ động nước tưới, ít công chăm sóc, ít phụ thuộc thời tiết bên ngoài, giảm sâu bệnh gây hại nên giảm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, mà hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Các loại cây phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng nhưng cho năng suất cao hơn.
Mỗi năm, sản lượng rau, quả sản xuất trong nhà lưới có thể tăng gấp đôi so với sản xuất ngoài trời. Đặc biệt, các giống cây được chị Hiền lấy từ những vùng đất đã trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao như Đà Lạt, An Giang… Tuy mới bắt đầu triển khai, song toàn bộ diện tích cây trồng của chị Hiền có những tín hiệu rất khả quan. Hầu hết các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh, giống dưa chuột baby đã bắt đầu cho thu hoạch và chất lượng rất thơm, ngọt, giòn. Cũng như ông Hoàng Đình Huy, dự định đầu ra sản phẩm của chị Hiền là hướng tới các siêu thị rau quả sạch, trung tâm thương mại…trong và ngoài tỉnh.
Anh Hoàng Hữu Dũng cho biết: "Hai mô hình kinh tế mới tại huyện Văn Chấn là nuôi bò lai F1BBB và trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Điều này, không những đã và đang khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp người dân phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, định hướng tư duy sản xuất tới người dân, cung ứng sản phẩm sạch ra thị trường để tăng sức cạnh tranh và an toàn cho người tiêu dùng.
Thông qua 2 mô hình, huyện sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều mô hình mới nữa, nhằm tạo cơ hội cho người dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương”.
747 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thông qua Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về "Hỗ trợ thực hiện các mô hình mới về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong năm 2016”, tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng đối với 2 mô hình kinh tế hiệu quả là mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB và mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới tại huyện Văn Chấn.Để đảm bảo chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng đúng mục đích nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhất là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Các xã đã giao cho từng thôn, bản tổ chức họp dân, thông tin tuyên truyền, thông báo công khai các chính sách hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, lựa chọn các hộ có điều kiện để đầu tư áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất…
Đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB của ông Hoàng Đình Huy, thôn Suối Quẻ, xã Phù Nham, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước 2 ha cỏ voi bao quanh gần 1000 m2 trang trại 40 con bò lai của ông. Theo ông Huy, vào tháng 4/2016, khi biết có chính sách hỗ trợ kinh phí (HTKP) phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đồng thời, qua những chuyến đi tham quan tới các trang trại bò ở huyện Ba Vì, Hà Nội do huyện tổ chức và tự bản thân tìm hiểu qua sách, báo, internet, nhận thấy chăn nuôi bò lai F1 BBB rất có tiềm năng kinh tế, ông đã làm đơn đề nghị tham gia mô hình.
Ông Huy chia sẻ: "Gia đình có lợi thế đất canh tác, nên nguồn thức ăn chăn nuôi không lo bị thiếu. Nhận thấy giá trị kinh tế cao từ nuôi giống bò này, tôi đã mạnh dạn vay mượn họ hàng và tích góp vốn để chăn nuôi. Được hỗ trợ với mức 10 triệu đồng/con, kinh phí lên tới 400 triệu đồng cho 40 con bò, với giá trị thực là 20 triệu đồng/con, nên gia đình tôi chỉ phải bỏ vốn 1 nửa so với thực tế. Đến nay, 40 con bò phát triển rất khỏe mạnh, nặng khoảng 5 tạ/con và không mắc dịch bệnh”.
Giống bò này lớn rất nhanh. Lúc mới bắt về là 80 kg/con, đến nay, mỗi con đã nặng 5 tạ (trung bình mỗi tháng tăng 30 kg/con). So với giống bò thường, bò lai F1 BBB mất nhiều công chăm sóc hơn, vì nuôi nhốt chứ không chăn thả tự nhiên. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi bò cũng như che chắn chuồng trại cẩn thận, tạo điều kiện ở tốt nhất cho vật nuôi.
Ông Huy cho biết thêm, cuối năm nay ông sẽ xuất chuồng và dự định đưa sản phẩm đến các siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh. Với chất lượng thịt chắc, đạm gấp 2 đến 3 lần so với bò thường, là cơ sở rất tốt để đem tới hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, ông Huy cũng mong muốn tỉnh, huyện tạo điều kiện HTKP cho gia đình mở rộng thêm quy mô nuôi 200 con bò sang năm sau.
Được sự giới thiệu của anh Hoàng Hữu Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới của chị Đỗ Thị Minh Hiền ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
Nhận thấy thị trường rau, quả chưa đảm bảo đang là vấn đề bức xúc; đồng thời, thấy điều kiện thuận lợi của địa phương phù hợp trồng những giống như: dưa chuột, bí, cà chua, dưa lưới… chị Hiền đề xuất, đăng ký với huyện tham gia mô hình trồng rau sạch và được hỗ trợ 200 triệu đồng. Bắt đầu triển khai mô hình từ tháng 5/2016, với diện tích là 1 ha, chị Hiền đã xây dựng lên 3.000 m2 nhà lưới trồng dưa chuột baby, dưa lưới, cà chua, 7.000 m2 ngoài trời thì trồng bí ngồi. Toàn bộ cây trồng của chị Hiền đều tuân thủ quy trình VietGAP và đây cũng là thương hiệu để sắp tới chị quảng bá ra thị trường.
Chị Hiền cho biết: "Được sự ủng hộ của các cấp chính quyền, nên tôi khá thuận lợi khi thực hiện mô hình này. Ban đầu, tôi cũng khá lo lắng vì bỏ ra một số vốn hàng tỷ đồng, nhưng nay tôi thấy quyết định của mình là đúng đắn và xác định đi đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng vì nhu cầu của người dân cũng như của chính bản thân mình, tôi không hề ngại”.
Theo chị Hiền, trồng rau, quả trong nhà lưới giúp chủ động nước tưới, ít công chăm sóc, ít phụ thuộc thời tiết bên ngoài, giảm sâu bệnh gây hại nên giảm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, mà hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Các loại cây phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng nhưng cho năng suất cao hơn.
Mỗi năm, sản lượng rau, quả sản xuất trong nhà lưới có thể tăng gấp đôi so với sản xuất ngoài trời. Đặc biệt, các giống cây được chị Hiền lấy từ những vùng đất đã trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao như Đà Lạt, An Giang… Tuy mới bắt đầu triển khai, song toàn bộ diện tích cây trồng của chị Hiền có những tín hiệu rất khả quan. Hầu hết các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh, giống dưa chuột baby đã bắt đầu cho thu hoạch và chất lượng rất thơm, ngọt, giòn. Cũng như ông Hoàng Đình Huy, dự định đầu ra sản phẩm của chị Hiền là hướng tới các siêu thị rau quả sạch, trung tâm thương mại…trong và ngoài tỉnh.
Anh Hoàng Hữu Dũng cho biết: "Hai mô hình kinh tế mới tại huyện Văn Chấn là nuôi bò lai F1BBB và trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Điều này, không những đã và đang khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp người dân phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, định hướng tư duy sản xuất tới người dân, cung ứng sản phẩm sạch ra thị trường để tăng sức cạnh tranh và an toàn cho người tiêu dùng.
Thông qua 2 mô hình, huyện sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều mô hình mới nữa, nhằm tạo cơ hội cho người dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương”.