Với chủ trương phát triển du lịch trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế, huyện Mù Cang Chải đã khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, gắn phát triển du lịch với bảo tồn cảnh quan, danh thắng theo hướng bền vững.
Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.
P.V: Thưa đồng chí, Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang đã mang đến cho Mù Cang Chải những lợi thế đặc biệt để khai thác và phát huy thế mạnh du lịch của địa phương. Những năm qua, huyện đã khai thác tiềm năng này như thế nào?
Đồng chí Lương Thị Xuyến: Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, cảnh quan và hệ sinh thái, người Mông Mù Cang Chải với sự cần cù, chịu khó và sáng tạo, qua bao đời, đã tạo nên Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, một mảnh ghép vừa vặn để tạo nên một Mù Cang Chải hấp dẫn du khách không chỉ trong nước mà còn thu hút rất nhiều khách quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm qua, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương phát triển du lịch trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện nhằm tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo và phát triển huyện Mù Cang Chải một cách bền vững.
Cụ thể, huyện đã chỉ đạo ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; xây dựng và ban hành Đề án "Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và di tích lịch sử nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2014 -2015 và định hướng đến năm 2020”; đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở chủ trương, định hướng của huyện, những năm gần đây, huyện đã tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, cụ thể: tổ chức các hoạt động du lịch theo mùa: mùa nước đổ (tháng 4 tháng 5); Tuần Văn hóa, Du lịch, khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang (mùa lúa chín tháng 9 tháng 10); các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ngắm ruộng bậc thang.
Huyện chủ trương mời gọi các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng các dịch vụ du lịch. Hiện đã có Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đầu tư Dự án Không gian văn hóa - Bản sắc đồi thông tại tổ 8, trung tâm thị trấn Mù Cang Chải; Công ty Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt với 2 dự án: Xây dựng khu nghỉ dưỡng Resort Mù Cang Chải tại xã Chế Cu Nha và hang động Pú Cang, xã Nậm Khắt.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng, tập trung tại các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải. Huyện chú trọng quy hoạch các sản phẩm du lịch như du lịch chinh phục, khám phá với các hoạt động: du lịch leo núi thể thao chinh phục đỉnh Púng Luông; du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh Chế Tạo; du lịch mạo hiểm bay dù lượn đèo Khau Phạ.
Sản phẩm du lịch tâm linh có quần thể Di tích lịch sử đèo Khau Phạ; khôi phục và tái hiện các lễ hội truyền thống của người dân tộc phục vụ nhu cầu du lịch khám phá văn hóa của du khách như: lễ hội múa khèn Mông, đám cưới Mông...
Sản phẩm du lịch theo mùa và du lịch nông nghiệp – làng nghề tập trung phát triển các sản vật nổi tiếng của địa phương như thổ cẩm, rượu thóc La Pán Tẩn, gạo Séng cù, nếp Tan Cao Phạ, sơn tra, ép tinh dầu cải, mật ong..., đưa các sản phẩm này trở thành các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Mù Cang Chải.
Theo đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ lưu trú, quản lý giá cả được huyện tập trung tối đa nguồn lực, kết hợp tốt việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch.
Hiện, đã có một số doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại địa phương. Đặc biệt, để du lịch Mù Cang Chải trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và đa dạng của du khách, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường quản lý giá cả, thực hiện niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Mù Cang Chải trên các kênh thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương, tuyên truyền bằng các cụm panô, áp phích, tờ rơi.
Xây dựng, nâng cấp Trang Thông tin điện tử huyện, dành riêng 1 chuyên mục giới thiệu, quảng bá về du lịch của huyện. Ngoài ra, huyện Mù Cang Chải còn đẩy mạnh các chương trình hợp tác, quảng bá và xúc tiến du lịch với các địa phương khác nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện trong phát triển du lịch. Huyện đề cao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, ứng xử văn minh với khách du lịch.
Yêu cầu các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch, các hành vi không văn minh như: người ăn xin lang thang ở điểm du lịch; tăng cường quản lý vỉa hè, lòng đường, bảo đảm thông thoáng, vệ sinh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây mất vệ sinh, trật tự. Phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch.
P.V: Được biết thời gian này, huyện Mù Cang Chải đang tập trung cho "Triển lãm nghệ thuật cảnh quan mây pha lê La Pán Tẩn năm 2018” và Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Mù Cang Chải đặt kỳ vọng gì cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương sau sự kiện này và làm thế nào để vừa khai thác, phát triển du lịch lại vừa bảo tồn được cảnh quan, giá trị của danh thắng, thưa đồng chí?
Đồng chí Lương Thị Xuyến: Thời gian này, huyện đang tập trung tổ chức các hoạt động du lịch mùa nước đổ với nhiều hoạt động hấp dẫn và thú vị, như: trải nghiệm các giá trị truyền thống, trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm địa phương, Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”, nhất là Triển lãm nghệ thuật cảnh quan mây pha lê La Pán Tẩn năm 2018 - đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Chính vì vậy, huyện kỳ vọng hoạt động này sẽ là một điểm nhấn đặc biệt gắn với Danh thắng Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải trong năm 2018, nhằm làm mới hình ảnh ruộng bậc thang trong mắt du khách bốn phương.
Huyện cũng mong muốn rằng, các hoạt động du lịch gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang trước hết là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa, tôn vinh tinh thần lao động, sáng tạo của đồng bào Mông trong huyện và tôn vinh vẻ đẹp của ruộng bậc thang.
Qua đó, nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch; là dịp củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện để tăng cường giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm kết hợp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn để thu hút du khách và các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động vào phát triển du lịch bền vững.
Du lịch phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, huyện định hướng làm du lịch cho người dân địa phương theo quan điểm du lịch là văn hóa, văn minh và cộng đồng.
Để vừa khai thác, phát triển du lịch của địa phương lại vừa bảo tồn cảnh quan, giá trị của Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, huyện đã thực hiện các giải pháp như tăng cường công tác quản lý khu Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng, xâm hại đến danh thắng.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, cắm biển báo khu danh thắng để cho nhân dân và du khách biết và bảo vệ. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch qua các kênh thông tin đại chúng. Mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư để hỗ trợ phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải có hiệu quả và phát triển bền vững.
Việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở bảo tồn cảnh quan, giá trị của danh thắng, huyện xác định bảo tồn di sản là để phát triển du lịch, phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn di sản; đồng thời, phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn giá trị tài nguyên theo qui định của Luật Di sản văn hóa.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
2409 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với chủ trương phát triển du lịch trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế, huyện Mù Cang Chải đã khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, gắn phát triển du lịch với bảo tồn cảnh quan, danh thắng theo hướng bền vững.Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải.
P.V: Thưa đồng chí, Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang đã mang đến cho Mù Cang Chải những lợi thế đặc biệt để khai thác và phát huy thế mạnh du lịch của địa phương. Những năm qua, huyện đã khai thác tiềm năng này như thế nào?
Đồng chí Lương Thị Xuyến: Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, cảnh quan và hệ sinh thái, người Mông Mù Cang Chải với sự cần cù, chịu khó và sáng tạo, qua bao đời, đã tạo nên Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, một mảnh ghép vừa vặn để tạo nên một Mù Cang Chải hấp dẫn du khách không chỉ trong nước mà còn thu hút rất nhiều khách quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn.
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm qua, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương phát triển du lịch trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện nhằm tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo và phát triển huyện Mù Cang Chải một cách bền vững.
Cụ thể, huyện đã chỉ đạo ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; xây dựng và ban hành Đề án "Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và di tích lịch sử nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2014 -2015 và định hướng đến năm 2020”; đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở chủ trương, định hướng của huyện, những năm gần đây, huyện đã tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, cụ thể: tổ chức các hoạt động du lịch theo mùa: mùa nước đổ (tháng 4 tháng 5); Tuần Văn hóa, Du lịch, khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang (mùa lúa chín tháng 9 tháng 10); các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ngắm ruộng bậc thang.
Huyện chủ trương mời gọi các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng các dịch vụ du lịch. Hiện đã có Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đầu tư Dự án Không gian văn hóa - Bản sắc đồi thông tại tổ 8, trung tâm thị trấn Mù Cang Chải; Công ty Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt với 2 dự án: Xây dựng khu nghỉ dưỡng Resort Mù Cang Chải tại xã Chế Cu Nha và hang động Pú Cang, xã Nậm Khắt.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng, tập trung tại các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Chế Cu Nha, thị trấn Mù Cang Chải. Huyện chú trọng quy hoạch các sản phẩm du lịch như du lịch chinh phục, khám phá với các hoạt động: du lịch leo núi thể thao chinh phục đỉnh Púng Luông; du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh Chế Tạo; du lịch mạo hiểm bay dù lượn đèo Khau Phạ.
Sản phẩm du lịch tâm linh có quần thể Di tích lịch sử đèo Khau Phạ; khôi phục và tái hiện các lễ hội truyền thống của người dân tộc phục vụ nhu cầu du lịch khám phá văn hóa của du khách như: lễ hội múa khèn Mông, đám cưới Mông...
Sản phẩm du lịch theo mùa và du lịch nông nghiệp – làng nghề tập trung phát triển các sản vật nổi tiếng của địa phương như thổ cẩm, rượu thóc La Pán Tẩn, gạo Séng cù, nếp Tan Cao Phạ, sơn tra, ép tinh dầu cải, mật ong..., đưa các sản phẩm này trở thành các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Mù Cang Chải.
Theo đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ lưu trú, quản lý giá cả được huyện tập trung tối đa nguồn lực, kết hợp tốt việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch.
Hiện, đã có một số doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại địa phương. Đặc biệt, để du lịch Mù Cang Chải trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và đa dạng của du khách, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường quản lý giá cả, thực hiện niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Mù Cang Chải trên các kênh thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương, tuyên truyền bằng các cụm panô, áp phích, tờ rơi.
Xây dựng, nâng cấp Trang Thông tin điện tử huyện, dành riêng 1 chuyên mục giới thiệu, quảng bá về du lịch của huyện. Ngoài ra, huyện Mù Cang Chải còn đẩy mạnh các chương trình hợp tác, quảng bá và xúc tiến du lịch với các địa phương khác nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện trong phát triển du lịch. Huyện đề cao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, ứng xử văn minh với khách du lịch.
Yêu cầu các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng đeo bám, gây phiền hà cho khách du lịch, các hành vi không văn minh như: người ăn xin lang thang ở điểm du lịch; tăng cường quản lý vỉa hè, lòng đường, bảo đảm thông thoáng, vệ sinh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây mất vệ sinh, trật tự. Phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch.
P.V: Được biết thời gian này, huyện Mù Cang Chải đang tập trung cho "Triển lãm nghệ thuật cảnh quan mây pha lê La Pán Tẩn năm 2018” và Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Mù Cang Chải đặt kỳ vọng gì cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương sau sự kiện này và làm thế nào để vừa khai thác, phát triển du lịch lại vừa bảo tồn được cảnh quan, giá trị của danh thắng, thưa đồng chí?
Đồng chí Lương Thị Xuyến: Thời gian này, huyện đang tập trung tổ chức các hoạt động du lịch mùa nước đổ với nhiều hoạt động hấp dẫn và thú vị, như: trải nghiệm các giá trị truyền thống, trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm địa phương, Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ”, nhất là Triển lãm nghệ thuật cảnh quan mây pha lê La Pán Tẩn năm 2018 - đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Chính vì vậy, huyện kỳ vọng hoạt động này sẽ là một điểm nhấn đặc biệt gắn với Danh thắng Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải trong năm 2018, nhằm làm mới hình ảnh ruộng bậc thang trong mắt du khách bốn phương.
Huyện cũng mong muốn rằng, các hoạt động du lịch gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang trước hết là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa, tôn vinh tinh thần lao động, sáng tạo của đồng bào Mông trong huyện và tôn vinh vẻ đẹp của ruộng bậc thang.
Qua đó, nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch; là dịp củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện để tăng cường giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm kết hợp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn để thu hút du khách và các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động vào phát triển du lịch bền vững.
Du lịch phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, huyện định hướng làm du lịch cho người dân địa phương theo quan điểm du lịch là văn hóa, văn minh và cộng đồng.
Để vừa khai thác, phát triển du lịch của địa phương lại vừa bảo tồn cảnh quan, giá trị của Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, huyện đã thực hiện các giải pháp như tăng cường công tác quản lý khu Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng, xâm hại đến danh thắng.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, cắm biển báo khu danh thắng để cho nhân dân và du khách biết và bảo vệ. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch qua các kênh thông tin đại chúng. Mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư để hỗ trợ phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải có hiệu quả và phát triển bền vững.
Việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở bảo tồn cảnh quan, giá trị của danh thắng, huyện xác định bảo tồn di sản là để phát triển du lịch, phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn di sản; đồng thời, phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn giá trị tài nguyên theo qui định của Luật Di sản văn hóa.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!