Chi cục Thủy sản Yên Bái sẽ triển khai hiệu quả việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dịch bệnh thủy sản lây lan; phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động nhân dân sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ và nuôi cá ruộng.
Cho cá ăn trên hồ Vân Hội, huyện Trấn Yên.
Năm 2018, Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng về công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi thâm canh; tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người nuôi trồng, chuyển giao kỹ thuật tới hộ dân, nâng cao nhận thức của người nuôi trồng về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời gian qua, công tác nuôi trồng và phát triển thủy sản ở tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn do quy mô nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên việc tổ chức nuôi trồng thành hàng hóa theo hướng tập trung còn gặp nhiều khó khăn.
Ở tỉnh chưa có doanh nghiệp, đơn vị đầu tư thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Cùng đó là sự bấp bênh của giá vật tư đầu vào cho sản xuất, giá sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh và tái đầu tư cho sản xuất của các hộ dân.
Theo ông Phùng Đức Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong năm qua, Chi cục Thủy sản đã chủ động xây dựng các kế hoạch và công văn hướng dẫn về lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản, về phòng chống khắc phục hậu quả mưa lũ, đối phó với nắng nóng, giá rét để nuôi trồng thủy sản, tăng cường bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Chi cục đã tích cực bám sát cơ sở, nắm chắc phong trào nuôi thủy sản ở từng địa phương và kiểm soát tình hình dịch bệnh.
"Trong năm 2017 và từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra đối với chăn nuôi thủy sản. Một số nơi có hiện tượng bệnh ở Yên Bình, Lục Yên, cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kịp thời hướng dẫn xử lý, không để xảy ra diện rộng” - ông Chiến cho biết.
Cùng với chỉ đạo, định hướng cho phong trào nuôi các giống loài thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao, có giá trị kinh tế để tạo hàng hóa như rô phi Đường nghiệp, cá chép lai, cá lăng, cá chiên, Chi cục đã phối hợp với các địa phương động viên nhân dân khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế về mặt nước và các nguồn lực để nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hướng dẫn đa dạng các hình thức nuôi thả...
Qua đó, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập bền vững cho người dân. Năm qua, Chi cục Thủy sản đã tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về chiến lược nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh với diện tích đưa vào nuôi trồng khai thác khoảng 22.250 ha, trong đó diện tích nuôi trồng đạt gần 2.600 ha. Sản lượng thủy sản trồng và khai thác trong quý I/2018 đạt khoảng 2.125 tấn, đạt trên 22% kế hoạch năm.
Đối với hoạt động nuôi cá lồng, đến nay Chi cục tiếp tục hướng dẫn người dân duy trì nuôi 1.086 lồng; nhiều nhất là huyện Yên Bình với 917 lồng, Trấn Yên 72 lồng, Lục Yên 48 lồng, Mù Cang Chải 22 lồng...
Đồng thời, Chi cục cũng đã triển khai công tác quản lý giống của các trại giống thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh về sản xuất cá bột, cá hương, cá giống và dịch vụ giống cho phong trào nuôi cá của nhân dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chi cục đã cùng với các huyện, thị xã, thành phố tiến hành hỗ trợ cho việc đóng mới 133 lồng cá, hỗ trợ cải tạo ruộng kém hiệu quả và đào ao thả cá được tổng diện tích gần 4,8ha, hỗ trợ nuôi cá eo ngách được 20 đơn vị; thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà trị giá gần 500 triệu đồng.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn được chú trọng, trong đó tập trung vào việc tuần tra, kiểm soát trên hồ Thác Bà, kịp thời ngăn chặn các đối tượng khai thác thủy sản trái phép.
Năm 2017, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với chính quyền địa phương và công an các huyện Yên Bình, Lục Yên thực hiện 18 chuyến tuần tra, kiểm soát trên hồ; tháo gỡ và tiêu hủy tại chỗ 211 khung vó, 27 vó lưới mắt nhỏ, đồng thời xử lý đối tượng và thu giữ một số phương tiện đánh kích điện. Riêng 3 tháng đầu năm nay, Chi cục đã phối hợp thực hiện 4 chuyến tuần tra, kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản trái phép.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phùng Đức Chiến, để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm 2018, Chi cục sẽ triển khai hiệu quả việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dịch bệnh thủy sản lây lan; phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động nhân dân sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ và nuôi cá ruộng bằng hình thức phù hợp, chú trọng nuôi thâm canh, bán thâm canh và các đối tượng nuôi thủy sản đặc sản.
Cùng với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống thủy sản; kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện tốt trong thời gian tới đây.
2068 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chi cục Thủy sản Yên Bái sẽ triển khai hiệu quả việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dịch bệnh thủy sản lây lan; phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động nhân dân sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ và nuôi cá ruộng.Năm 2018, Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng về công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi thâm canh; tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người nuôi trồng, chuyển giao kỹ thuật tới hộ dân, nâng cao nhận thức của người nuôi trồng về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời gian qua, công tác nuôi trồng và phát triển thủy sản ở tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn do quy mô nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật của người dân còn hạn chế nên việc tổ chức nuôi trồng thành hàng hóa theo hướng tập trung còn gặp nhiều khó khăn.
Ở tỉnh chưa có doanh nghiệp, đơn vị đầu tư thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Cùng đó là sự bấp bênh của giá vật tư đầu vào cho sản xuất, giá sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh và tái đầu tư cho sản xuất của các hộ dân.
Theo ông Phùng Đức Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong năm qua, Chi cục Thủy sản đã chủ động xây dựng các kế hoạch và công văn hướng dẫn về lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản, về phòng chống khắc phục hậu quả mưa lũ, đối phó với nắng nóng, giá rét để nuôi trồng thủy sản, tăng cường bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Chi cục đã tích cực bám sát cơ sở, nắm chắc phong trào nuôi thủy sản ở từng địa phương và kiểm soát tình hình dịch bệnh.
"Trong năm 2017 và từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra đối với chăn nuôi thủy sản. Một số nơi có hiện tượng bệnh ở Yên Bình, Lục Yên, cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kịp thời hướng dẫn xử lý, không để xảy ra diện rộng” - ông Chiến cho biết.
Cùng với chỉ đạo, định hướng cho phong trào nuôi các giống loài thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao, có giá trị kinh tế để tạo hàng hóa như rô phi Đường nghiệp, cá chép lai, cá lăng, cá chiên, Chi cục đã phối hợp với các địa phương động viên nhân dân khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế về mặt nước và các nguồn lực để nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hướng dẫn đa dạng các hình thức nuôi thả...
Qua đó, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập bền vững cho người dân. Năm qua, Chi cục Thủy sản đã tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về chiến lược nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh với diện tích đưa vào nuôi trồng khai thác khoảng 22.250 ha, trong đó diện tích nuôi trồng đạt gần 2.600 ha. Sản lượng thủy sản trồng và khai thác trong quý I/2018 đạt khoảng 2.125 tấn, đạt trên 22% kế hoạch năm.
Đối với hoạt động nuôi cá lồng, đến nay Chi cục tiếp tục hướng dẫn người dân duy trì nuôi 1.086 lồng; nhiều nhất là huyện Yên Bình với 917 lồng, Trấn Yên 72 lồng, Lục Yên 48 lồng, Mù Cang Chải 22 lồng...
Đồng thời, Chi cục cũng đã triển khai công tác quản lý giống của các trại giống thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh về sản xuất cá bột, cá hương, cá giống và dịch vụ giống cho phong trào nuôi cá của nhân dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chi cục đã cùng với các huyện, thị xã, thành phố tiến hành hỗ trợ cho việc đóng mới 133 lồng cá, hỗ trợ cải tạo ruộng kém hiệu quả và đào ao thả cá được tổng diện tích gần 4,8ha, hỗ trợ nuôi cá eo ngách được 20 đơn vị; thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà trị giá gần 500 triệu đồng.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn được chú trọng, trong đó tập trung vào việc tuần tra, kiểm soát trên hồ Thác Bà, kịp thời ngăn chặn các đối tượng khai thác thủy sản trái phép.
Năm 2017, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với chính quyền địa phương và công an các huyện Yên Bình, Lục Yên thực hiện 18 chuyến tuần tra, kiểm soát trên hồ; tháo gỡ và tiêu hủy tại chỗ 211 khung vó, 27 vó lưới mắt nhỏ, đồng thời xử lý đối tượng và thu giữ một số phương tiện đánh kích điện. Riêng 3 tháng đầu năm nay, Chi cục đã phối hợp thực hiện 4 chuyến tuần tra, kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản trái phép.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phùng Đức Chiến, để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm 2018, Chi cục sẽ triển khai hiệu quả việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dịch bệnh thủy sản lây lan; phối hợp với các địa phương tiếp tục vận động nhân dân sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ và nuôi cá ruộng bằng hình thức phù hợp, chú trọng nuôi thâm canh, bán thâm canh và các đối tượng nuôi thủy sản đặc sản.
Cùng với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống thủy sản; kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện tốt trong thời gian tới đây.